“Biến chứng tiểu đường lên mắt” cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Vậy thực chất biến chứng này tác động lên vùng mắt ra sao và làm thế nào để giảm thiểu tối đa các biến chứng về mắt trong giai đoạn điều trị bệnh? Mời bạn đọc theo dõi bài viết ngay sau đây của ICondom nhé!
Biến chứng tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý xảy ra do rối loạn quá trình chuyển hóa carbohydrate dẫn đến chỉ số đường huyết trong máu tăng cao. Đồng thời đây cũng chính là căn bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm tác động lên hầu hết hệ cơ quan của cơ thể, khiến nhiều người lo lắng nhất khi mắc phải. Có thể kể đến như: hệ thống thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tim mạch và các bộ phận như thận, gan, răng, trong đó có cả mắt.
Biến chứng tiểu đường lên mắt
Người bệnh tiểu đường khó có thể tránh được các biến chứng tiểu đường lên mắt nếu như không có sự phát hiện và kịp thời chữa trị. Trước hết, người bệnh cần nắm được cơ chế gây ra biến chứng để hiểu rõ hơn về biến chứng này:
- Tất cả các tế bào của cơ thể đều cần glucose để hoạt động vì glucose giúp tạo ra năng lượng. Để quá trình này được thực hiện suôn sẻ, glucose cần có insulin giúp phá vỡ và vận chuyển glucose cho các tế bào.
- Nhưng khi này, cơ thể của người bệnh tiểu đường không biết cách sử dụng insulin hiệu quả hoặc đã không còn khả năng sản xuất đủ insulin.
- Điều này dẫn đến việc glucose sẽ bị tích tụ trong máu và nồng độ glucose trong máu tăng cao, đây là tình trạng tăng đường huyết.
- Lượng đường tăng cao khiến mắt dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc thậm chí mắc bệnh võng mạc do tiểu đường dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Mức độ nghiêm trọng của biến chứng có mức độ tương quan cao với thời gian mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết và mức huyết áp. Khả năng kiểm soát biến chứng tiểu đường lên mắt càng thấp nếu thời gian mắc bệnh càng lâu. Vậy nên, việc hiểu rõ cơ chế gây ra biến chứng là rất cần thiết và người bệnh cũng nên theo dõi các biểu hiện để kịp thời điều trị sớm.
4 giai đoạn tổn hại võng mạc của biến chứng tiểu đường lên mắt
Khi con người mắc bệnh tiểu đường, võng mạc trên mắt sẽ là một trong những bộ phận bị tác động tiêu cực nhất. Tùy vào từng trường hợp bệnh khác nhau sẽ có các mức độ tổn hại võng mạc khác nhau. Nhìn chung, biến chứng tiểu đường lên mắt được phân chia thành 4 giai đoạn tổn hại võng mạc từ nhẹ đến nặng. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 là giai đoạn sớm nhất của biến chứng tiểu đường lên mắt. Lúc này, mắt sẽ có những thay đổi nhỏ nhưng khá rõ rệt. Các mạch máu trên võng mạc bị phồng lên, giống quả bóng li ti. Đây cũng chính là vùng nhạy cảm nhất với ánh sáng của nhãn cầu, chứa rất nhiều dây thần kinh tiếp nhận hình ảnh và truyền tín hiệu lên não. Do vậy, người bệnh cần theo dõi sát sao và báo bác sĩ ngay khi phát hiện ra.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, biến chứng tiếp tục tiến triển khi các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc bị tắc. Đồng thời khiến các chất dịch vốn trong lòng mạch máu bị thoát ra bên ngoài, gây ra tình trạng xuất huyết trên võng mạc dạng chấm và dạng vệt.
Giai đoạn 3
Biến chứng bắt đầu trở nặng hơn ở giai đoạn 3 khi số lượng mạch máu bị tắc nhiều hơn. Điều này dẫn đến vùng võng mạc tương ứng gặp tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng. Chính vì thế, cơ thể sinh ra cơ chế bảo vệ để thúc đẩy việc tăng sinh các nhóm mạch máu mới, nuôi dưỡng tiếp vùng võng mạc.
Giai đoạn 4
Ở giai đoạn này, vì võng mạc đã xuất hiện nhiều mạch mới nên đây được xem là giai đoạn tổn hại nặng nhất. Vì được sinh ra nhờ cơ chế bảo vệ của cơ thể nên chúng không giống với mạch máu bình thường. Ngược lại, tân mạch có cấu trúc rất yếu ớt, dễ vỡ và gây nên tình trạng xuất huyết.
Biến chứng tiểu đường lên mắt có biểu hiện ra sao?
Ở những giai đoạn đầu, người bệnh có thể sẽ không thấy có điều gì bất thường. Tuy nhiên, biến chứng tiểu đường lên mắt dễ dàng tiến triển nhanh hơn khi đã có các biểu hiện sau:
- Mắt bị mờ dần, giảm thị lực một phần hoặc hoàn toàn.
- Bị đỏ mắt thường xuyên.
- Cảm giác đau nhức, nặng mắt.
- Cảm giác có nhiều đốm đen, đốm đỏ hoặc sợi màu đen trước mắt.
- Nhìn ra hai hình hoặc nhìn biến dạng vật thể.
- Nheo mắt nhiều do đọc khó.
- Nhìn mờ, nhìn hai hình, nhìn hình biến dạng hoặc đọc khó.
Trên đây là một số biểu hiện đặc trưng của biến chứng tiểu đường lên mắt. Rất nhiều người bệnh chủ quan và ngó lơ các biểu hiện trên vì cho rằng mắt chỉ đang điều tiết quá sức. Do đó, tự theo dõi biến chứng không phải là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường. Họ cần có người thân bên cạnh để được hỗ trợ theo dõi sát sao nhất ngay khi xuất hiện các biểu hiện đầu tiên của biến chứng tiểu đường lên mắt.
Phương pháp điều trị biến chứng tiểu đường lên mắt
Ngăn chặn biến chứng tiểu đường lên mắt
Để tránh tình trạng bệnh tiểu đường và biến chứng tiến triển nặng hơn, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ để phát hiện sớm các tổn thương ở vùng đáy mắt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh (ít đường, ít tinh bột, bổ sung nhiều rau xanh,…) kết hợp chế độ tập luyện thể dục đều đặn để ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
Ở giai đoạn đầu của biến chứng tiểu đường lên mắt, do không có các triệu chứng rõ rệt nên các bác sĩ sẽ tiến hành tầm soát biến chứng cho bệnh nhân bằng cách:
- Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ngay lúc mới chẩn đoán sẽ được chỉ định khám đáy mắt mỗi năm bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.
- Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ được chỉ định khám đáy mắt 5 năm sau khi chẩn đoán.
- Nếu lượng đường huyết và mức huyết áp ổn định, không có dấu hiệu mỡ máu, bác sĩ có thể chỉ định khám đáy mắt từ sau 2-3 năm.
- Đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì nên khám mắt trong 3 tháng đầu. Đồng thời theo dõi sát sao trong suốt quá trình mang thai và 1 năm sau sinh.
Tuy nhiên, ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng gì ở mắt thì vẫn nên kiểm tra mắt ngay tại thời điểm được chẩn đoán và duy trì khám định kỳ 1 lần/ năm để ngăn chặn kịp thời trước khi tổn thương vùng đáy mắt lan rộng, khó điều trị.
Điều trị biến chứng tiểu đường lên mắt
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ y khoa, bác sĩ và chuyên gia có thể chữa trị hoàn toàn các biến chứng tiểu đường lên mắt. Đối với giai đoạn võng mạc không tăng sinh, người bệnh có thể tái khám định kỳ để theo dõi biến chứng và chỉ khi có xuất hiện tình trạng phù hoàng điểm – tình trạng mắt xuất hiện một vùng gồ lên và mờ đi của các lớp võng mạc, thì mới cần điều trị.
Đặc biệt, để ngăn chặn giai đoạn này tiến triển đến mức tăng sinh mạch máu, người bệnh cần kiểm soát tốt lượng đường huyết, mức huyết áp và mỡ máu trong cơ thể.
Khi biến chứng đã chuyển sang giai đoạn võng mạc tiểu đường tăng sinh, bác sĩ sẽ đề xuất người bệnh thực hiện điều trị laser đáy mắt, phẫu thuật hoặc tiêm thuốc. Đây còn gọi là phương pháp laser quang đông, giúp làm chậm và ngăn chặn tân mạch phát triển trong võng mạc.
Tình trạng thị lực bị mất vĩnh viễn do biến chứng tiểu đường lên mắt sẽ khó có thể đảo ngược. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và kịp thời điều trị có thể giảm đến hơn 90% khả năng mù lòa sau này. Hy vọng với thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về biến chứng tiểu đường lên mắt và hướng ngăn chặn, điều trị thích hợp.
Xem thêm
Be the first to write a comment.