Rate this post

Sự tổn thương niêm mạc bao tử trong thời gian dài là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày nặng. Tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm đến tính mạng. Hãy cùng ICondom tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!  

Hiểu như nào là viêm loét dạ dày nặng?

Viêm loét dạ dày là hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương, hiệu ứng ăn da của axit và pepsin trong lòng dạ dày. Về mặt mô học, viêm loét dạ dày được xác định là hiện tượng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương lớn (vết loét dạ dày lớn hơn hoặc bằng 0,5cm). Nếu để tình trạng này tái phát liên tục và kéo dài, nó sẽ gây ra các tổn thương rất lớn cho dạ dày và làm cho tình trạng viêm loét nặng hơn. Một loạt các yếu tố khác nhau cùng với các điều kiện sức khỏe có khả năng trực tiếp gây ra hoặc góp phần vào sự phát triển của viêm loét dạ dày cấp độ nặng.

Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ tình trạng viêm loét của dạ dày để có thể đưa ra phương pháp điều trị. Ví dụ như, đối với các trường hợp viêm loét dạ dày nhẹ, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh lý của mình bằng cách sử dụng bài thuốc dân gian hay áp dụng cho mình một lối sống lành mạnh. Ngược lại, đối với những người viêm loét dạ dày nặng sẽ khiến việc điều trị tận gốc có thể mất nhiều thời gian và bất khả thi. Thay vào đó, tìm ra cho mình một phương pháp để kiểm soát các triệu chứng là trọng tâm của liệu trình điều trị.

Viêm loét dạ dày nặng có dẫn đến ung thư không?

Nếu được thăm khám và điều trị đúng cách, các trường hợp viêm loét dạ dày ở giai đoạn sớm có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu để bệnh lý tiếp diễn trong thời gian dài, các vết loét sẽ càng lan rộng và sâu dần làm tổn thương tế bào. Các vết loét nghiêm trọng có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày hoặc thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày, đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong. Do biểu hiện của ung thư dạ dày không điển hình, như chướng bụng đầy hơi khó tiêu, đau bụng âm ỉ, chán ăn… nên rất khó phát hiện và đôi khi dễ nhầm lẫn với bệnh lý dạ dày mà người bệnh đang mắc phải.

Bên cạnh có nguy cơ tiến triển sang bệnh ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày nặng còn dẫn đến các biến chứng cực kỳ nguy hiểm khác như:

  • Cơ thể bị mất máu do bệnh, các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng nặng dẫn đến khả năng hoạt động bị suy giảm nếu không kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
  • Bệnh khiến cho dạ dày bị tổn thương không phát huy được vai trò tiêu hóa thức ăn, gặp phải nhiều khó khăn. Từ đó cảnh báo sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến sụt cân và thiếu dinh dưỡng.

Viêm loét dạ dày nặng và nguy cơ biến thể sang ung thư khi nào cần chăm sóc y tế?

Viêm loét dạ dày hay một số nhóm bệnh về dạ dày không phải là một tình trạng cấp cứu y tế và nó có hoàn toàn có thể được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, nếu để tình trạng viêm loét kéo dài trong trường hợp vết loét nặng, dẫn đến một số hệ lụy như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa hoặc tắc nghẽn dạ dày, lúc này người bệnh cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Các dấu hiệu cảnh báo về tình trạng viêm loét dạ dày thể nặng bao gồm:

 – Đau dạ dày dữ dội và đột ngột ở vùng bụng phía trên.

– Nôn ra máu.

– Chảy máu trực tràng nghiêm trọng.

– Nhịp tim loạn.

– Da lạnh và tái nhợt.

– Ngất xỉu.

Do vậy, nếu nhận thấy các triệu chứng như trên, người bệnh cần nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các hệ lụy làm tiền đề cho căn bệnh ung thư dạ dày hết sức nguy hiểm.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày nặng và ung thư dạ dày

Bệnh lý về dạ dày nói chung hay viêm loét dạ dày nặng nói riêng, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với điều trị để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hóa tình trạng dinh dưỡng người bệnh. Vậy người bị viêm loét dạ dày nặng nên ăn gì để tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng của TS BS Phan Nguyễn Thanh Bình – Trưởng khoa dinh dưỡng – Tiết chế bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park: Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B, vitamin D, vitamin K, canxi, sắt, kẽm, magie. Những nhóm chất vitamin có lợi cho sức khỏe này có nhiều trong rau củ màu đỏ và xanh đậm cần được tăng cường trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý viêm loét dạ dày.

Phải kể đến một số loại thực phẩm gần gũi xung quanh chúng ta nhưng lại có tác dụng đáng ngờ trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày nặng. Theo nghiên cứu về dinh dưỡng thì chuối được xếp đầu bảng trong những nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày đặc biệt với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày nặng gặp phải tình trạng dạ dày bị tổn thương bởi khả năng trung hòa được nồng độ axit vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm.

Bên cạnh đó chuối là một trong số các loại trái cây có chứa hàm lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng, hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt dưỡng chất cho cơ thể nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói. Thành phần xơ hòa tan pectin có lợi với người mắc triệu chứng rối loạn về tiêu hóa táo bón hoặc tiêu chảy.

Bánh mì là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân gặp các vấn đề về dạ dày đây là thực phẩm thuộc nhóm đường bột ít béo, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên tránh dùng bơ và mứt cho tới khi các vết loét dạ dày lành và dạ dày khỏe mạnh hơn.

Người bệnh viêm loét dạ dày nặng cần tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng hợp lý bên cạnh đó cần lưu ý cách ăn uống cũng rất quan trọng. Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kĩ, mềm; khi chế biến nên luộc, hấp thay vì chiên, rán. Việc làm này sẽ giúp cho người bệnh viêm loét dạ dày dễ tiêu hóa hơn.

Hãy luôn giữ cho mình thói quen ăn chậm và nhai kỹ, tránh ăn vừa xem phim hay đọc sách báo để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt tiêu hóa dễ dàng hơn. Tiếp theo, người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp cho dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được axit.

Sử dụng thuốc nhằm kiểm soát vấn đề viêm loét dạ dày nặng tránh nguy cơ ung thư dạ dày

Bệnh nhân mắc phải trường hợp viêm loét dạ dày thể nặng cần được dẫn dắt liệu trình điều trị bởi bác sĩ chuyên môn. Dù là phương pháp nào thì mục đích vẫn là nhằm giảm lượng acid trong dạ dày, tăng cường lớp màng bảo vệ trong và ngăn chặn các tổn thương rủi ro liên quan. Thông thường với vết loét nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân kháng sinh để điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh lý, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày nặng như:

– Thuốc kháng sinh: Được dùng để điều trị vi khuẩn H.pylori gây ra các vết viêm loét dạ dày. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định ba hoặc bốn loại thuốc kháng sinh để kết hợp tăng cường hiệu quả ngăn ngừa và điều trị tránh nguy cơ kháng thuốc

– Bismuth: Thuốc được sử dụng để bao phủ các vết loét dạ dày và bảo vệ chúng khỏi acid trong dịch dạ dày. Bên cạnh đó thuốc nhằm tiêu diệt vi khuẩn Hp, thường được kê cùng kết hợp với thuốc kháng sinh để cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm loét dạ dày nặng.

– Thuốc kháng acid: Loại thuốc này hoạt động bằng cách làm dịu các triệu chứng viêm loét dạ dày nặng trong thời gian ngắn, nhưng nhược điểm là thuốc không thể điều trị các vết loét. Ngoài ra, lưu ý khi sử dụng thuốc kháng acid không nên kết hợp cùng thuốc kháng sinh vì khiến thuốc kháng sinh không hoạt động.

Qua bài viết trên, ICondom hy vọng rằng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh viêm loét dạ dày nặng cùng với đó giải đáp thắc mắc “viêm loét dạ dày nặng có dẫn đến ung thư không”. Bên cạnh đó, một số thông tin trên có thể giúp bạn tìm ra cho mình những phương pháp, kế hoạch điều trị phù hợp giúp đẩy lùi tình trạng bệnh viêm loét dạ dày nặng tránh nguy cơ biến thể sang ung thư dạ dày nhé.

Xem thêm