5/5 - (1 bình chọn)

Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?” là thắc mắc được rất nhiều chị em gửi về cho ICondom với mong muốn được hỗ trợ giải đáp. Do đó, để có cái nhìn tổng quan hơn về nguyên nhân chủ yếu và biểu hiện khởi phát của bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bạn đọc hãy tham khảo thông tin trong bài viết ngay sau đây nhé!

Viêm nhiễm phụ khoa là gì? Chậm kinh là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa khởi phát khi âm đạo gặp tình trạng viêm nhiễm, dẫn đến một số các biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết như: tiết nhiều dịch bất thường, ngứa ngáy, đau rát, đau lưng, đau tức vùng bụng dưới. Viêm nhiễm phụ khoa cũng là tên gọi chung của nhiều loại bệnh khác như viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… Nếu để lâu, bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt và thậm chí là chức năng sinh sản của người phụ nữ.

Bên cạnh đó, chậm kinh được biết đến là biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, tính từ ngày hành kinh của chu kỳ trước đến hiện tại mà quá 35 ngày rồi, người phụ nữ vẫn chưa hành kinh thì được xem là hiện tượng chậm kinh. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng vô kinh, tức là mất liên tiếp 3 chu kỳ kinh nguyệt. 

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm phụ khoa

Ngày nay, viêm nhiễm phụ khoa không còn là tình trạng bệnh lý hiếm gặp ở chị em. Chúng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và để lại nhiều biến chứng

nguy hiểm cho người phụ nữ nếu không kịp thời phát hiện và điều trị bằng phương pháp phù hợp. Do đó trước mắt, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bạn đọc cần hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu, bao gồm:

  • Do vi khuẩn xâm nhập: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm nhiễm phụ khoa, thường bắt nguồn từ sự phát triển quá mức của nhóm vi khuẩn lactobacillus so với các nhóm vi khuẩn khác có trong âm đạo (anaerobes). Khi nhóm vi khuẩn này phát triển quá nhiều, chúng sẽ gây mất cân bằng và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Phần lớn các trường hợp người mắc bệnh do vi khuẩn xâm nhập thường có liên quan đến vấn đề quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ.
  • Do âm đạo nhiễm nấm men: Một nhóm sinh vật nấm Candida albicans thường sinh sống trong các khu vực ẩm ướt trên cơ thể như nếp gấp da, móng tay, miệng và đặc biệt là âm đạo của người phụ nữ mang thai hoặc người mắc bệnh tiểu đường. Khi các nhóm vi khuẩn cộng sinh vô tình bị tiêu diệt hết, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm C. albicans phát triển quá mức và dẫn đến khởi phát bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Do nhiễm trùng khi quan hệ tình dục: Việc quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng do sự lây lan ký sinh trùng Trichomonas trong quá trình quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng. Hoặc vi khuẩn bệnh lậu Neisseria Gonorrhea có tốc độ lây lan rất nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm nhiễm phụ khoa khởi phát.
  • Do thói quen chăm sóc âm đạo sai cách: Một số thói quen làm sạch và chăm sóc âm đạo sai cách như sử dụng thuốc xịt âm đạo, thụt rửa âm đạo quá sâu với xà phòng hoặc thậm chí lạm dụng các sản phẩm diệt tinh trùng sau khi quan hệ tình dục có thể gây ra tình trạng kích ứng âm đạo, dẫn đến mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Bên cạnh đó còn phải kể đến thói quen mặc quần quá chật, không thay quần lót thường xuyên,… khiến vi khuẩn ngày càng sinh sôi nhanh chóng.
  • Do vật thể lạ xâm nhập: Đôi khi chị em “vô tình” để quên các vật thể lạ trong âm đạo quá lâu ví dụ như tampon, giấy lụa,… cũng gây ra bệnh viêm nhiễm âm đạo. Nghiêm trọng hơn là khi chị em tiến hành các thủ thuật ở vùng kín nhưng lựa chọn các cơ sở không đảm bảo, sử dụng dụng cụ chưa được làm sạch chuẩn y khoa, có thể khiến âm đạo bị nhiễm khuẩn.
  • Do thiếu hụt estrogen: Tình trạng thiếu hụt estrogen thường xảy ra ở phụ nữ sau kỳ mãn kinh, gặp căng thẳng áp lực kéo dài hoặc người bệnh vừa thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Điều này khiến lớp niêm mạc âm đạo dễ rơi vào tình trạng mỏng, nóng rát và bị ngứa ngát liên tục.

Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?

Với câu hỏi “viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?” thì câu trả lời từ ICondom là . Sở dĩ người mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp biểu hiện chậm kinh là do chứng viêm nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng và hoạt động của buồng trứng – khu vực tập trung nhiều loại hormone giúp điều tiết chu kỳ kinh nguyệt. Khi này, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến hiện tượng chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc thậm chí là rong kinh (kinh nguyệt kéo dài).

Thông thường, bệnh viêm nhiễm phụ khoa được chia thành 2 mức độ như sau:Viêm nhiễm phụ khoa mức độ nhẹ: Ở mức độ nhẹ, người bệnh cảm thấy thường xuyên ngứa ngáy vùng kín và âm đạo tiết nhiều dịch bất thường. Nếu được can thiệp điều trị sớm thì rất dễ chữa dứt điểm. Ngược

  • lại, nếu chủ quan lơ là sự xuất hiện của các triệu chứng thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây ra hiện tượng chậm kinh rất khó kiểm soát.
  • Viêm nhiễm phụ khoa mức độ nặng: Khi này, khu vực viêm nhiễm khả năng cao đã lan rộng và chuyển sang các bộ phận khác như cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng,… gây rối loạn chức năng của các bộ phận và khiến quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến tình trạng chậm kinh mà rất nhiều chị em phụ nữ thường chủ quan không để ý đến.

Do đó, một khi người bệnh thấy cơ thể mình có biểu hiện chậm kinh thì trước tiên nên kiểm tra xem chậm kinh có phải do đã có thai hay không. Nếu không phải, người bệnh nên trực tiếp thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm phụ khoa nhằm hạn chế nguy cơ khởi phát các biến chứng nguy hiểm liên quan đến chức năng tình dục và sinh sản.

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa có biểu hiện chậm kinh cần lưu ý gì?

Khi bị viêm nhiễm phụ khoa có biểu hiện chậm kinh, người bệnh nên lập tức đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Đồng thời tuân thủ theo các nguyên tắc như sau để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bao gồm:

  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách luyện tập thể dục hàng ngày để chống lại các tác nhân viêm nhiễm.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín và thay quần lót sạch sẽ. 
  • Không mặc quần quá bó sát, nên lựa chọn vải cotton mềm mại.
  • Bỏ ngay thói quen thụt rửa âm đạo, sử dụng dung dịch vệ sinh có bảng thành phần lành tính.
  • Phải luôn chuẩn bị tâm lý thoải mái trong việc điều trị bằng cách ngủ sớm, hạn chế thức khuya.
  • Tránh lạm dụng điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh.
  • Ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, kết hợp tăng cường vitamin từ hoa quả tươi và rau xanh.
  • Nếu có thể trạng thừa cân béo phì, người bệnh nên tham khảo chế độ giảm cân lành mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng tăng/ giảm cân thất thường gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các nhóm hormone.
  • Kiêng quan hệ tình dục hoặc nên sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ.

Một trong những cách giúp chu kỳ kinh nguyệt sớm trở lại như bình thường chính là đẩy lùi bệnh viêm nhiễm phụ khoa càng sớm càng tốt. Do đó, ICondom hy vọng rằng với những thông tin bổ ích trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh viêm nhiễm phụ khoa, cũng như có câu trả lời cho thắc mắc “viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?”. Chúc bạn đọc sớm điều trị bệnh dứt điểm và trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường nhé!

Xem thêm