5/5 - (1 bình chọn)

Xơ gan cổ trướng chính là biểu hiện của bệnh xơ gan ở giai đoạn cuối. Vậy, xơ gan cổ trướng có nguy hiểm không? Trong giai đoạn này, gan đã trở nên xơ cứng, chức năng của gan gần như đã suy giảm hoàn toàn. Vậy có cách nào để điều trị xơ gan cổ trướng không? Hãy cùng ICondom đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Xơ gan cổ trướng có nguy hiểm không?

Xơ gan cổ trướng (hay còn gọi là xơ gan mất bù) là một trong những biểu hiện của xơ gan giai đoạn cuối. Cổ trướng là một dạng phù thũng, xảy ra khi lượng dịch trong khoang màng bụng tăng lên quá nhiều. Lúc này, các chức năng của gan như khả năng chống độc, chuyển hóa, tổng hợp protein,… gần như đã suy giảm hoàn toàn.

Nguyên nhân dẫn đến xơ gan cổ trướng có thể do: nghiện rượu, tiến triển của viêm gan B, viêm gan C, nhiễm các hóa chất độc hại, sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách,… Trong đó, bệnh nhân xơ gan do uống nhiều rượu (uống liên tục trong nhiều năm) chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng số bệnh nhân mắc bệnh xơ gan cổ trướng. Biểu hiện của xơ gan cổ trướng rất dễ nhận biết như: vàng da, vàng mắt, bụng phình to, chân phù mềm, đi ngoài phân đen, nôn ra máu, xuất huyết dưới da, sốt, mệt mỏi,…

Bên cạnh các triệu chứng dễ nhận thấy trên, bệnh xơ gan cổ trướng còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Hôn mê gan (hay bệnh não gan): Do chức năng thải độc của gan bị suy giảm, cơ thể không đào thải được amoniac. Lâu dần, chất độc này theo máu lên não, gây ra bệnh não gan. Bệnh nhân có biểu hiện lờ đờ, mất dần ý thức, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
  • Viêm phúc mạc (hay viêm màng bụng): dịch trong ổ bụng quá nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng ổ bụng và các cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh có biểu hiện đau bụng dữ dội, quằn quại.
  • Ung thư gan: ung thư gan là hậu quả của tất cả các bệnh lý về gan. Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị sớm, xơ gan cổ trướng có thể tiến triển thành ung thư gan, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Xơ gan cổ trướng có nguy hiểm không? Câu trả lời là . Bởi nếu không phát hiện kịp thời, xơ gan cổ trướng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tiến triển thành ung thu gan, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Theo kết quả thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ mắc bệnh xơ gan ở Việt Nam đang ở mức khá cao, chiếm khoảng 5% dân số. Trong đó, số ca tử vong do xơ gan chiếm đến 3% trên tổng số bệnh nhân tử vong do bệnh tật, chỉ đứng sau bệnh tim và ung thư.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, với những bệnh nhân xơ gan giai đoạn đầu, phát hiện sớm và được điều trị kịp thời thì thời gian sống có thể kéo dài từ 10-20 năm. Tuy nhiên, với bệnh nhân xơ gan cổ trướng thời gian sống chỉ trong khoảng từ 1-3 năm. Ở những bệnh nhân phát hiện muộn, tiến triển thành ung thư gan, thời gian sống chỉ khoảng từ 4-7 tháng tính từ thời điểm phát hiện bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá bi quan, thời gian sống có thể thay đổi phụ thuộc vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị.

Vì vậy, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bạn cũng có thể phòng ngừa xơ gan ngay từ bây giờ bằng cách tiêm phòng viêm gan B, C, không uống rượu,  bia, hút thuốc lá, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Điều trị xơ gan cổ trướng như thế nào cho hiệu quả cao, ngăn ngừa biến chứng

Tất cả các biện pháp điều trị xơ gan cổ trướng chỉ có tác dụng kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, không có khả năng điều trị hồi phục hoàn toàn các tế bào gan đã tổn thương. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như điều kiện kinh tế, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc, hút dịch cổ trướng, phẫu thuật ghép gan, hoặc phối hợp các phương pháp điều trị này với nhau.

Phẫu thuật ghép gan

Ghép gan là phương pháp tối ưu, đem lại hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân xơ gan cổ trướng. Phương pháp này giúp loại bỏ những tế bào gan bị tổn thương, mô sẹo, thay thế gan từ người hiến tặng phù hợp. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật ghép gan khá cao và để tìm được người hiến tặng phù hợp cũng khá khó khăn.

Bên cạnh đó, một số trường hợp sau khi ghép gan xuất hiện phản ứng thải ghép. Nghĩa là cơ thể người bệnh từ chối tiếp nhận phần gan được ghép vào cơ thể, nên quá trình theo dõi sau phẫu thuật ghép gan cũng rất quan trọng. 

Hút dịch cổ trướng 

Đây là phương pháp phổ biến thường được áp dụng cho bệnh nhân xơ gan cổ trướng. Bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch thừa trong ổ bụng, giúp cải thiện triệu chứng bụng phình to, khó thở cho người bệnh. Chọc dịch cổ trướng 2-3 ngày/1 lần nếu cổ trướng quá to. Biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng, không điều trị được căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những rủi ro nhất định như vỡ màng bụng, gây nhiễm trùng ổ bụng, sau đó lan ra các cơ quan khác, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị bằng thuốc và truyền dịch

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị: 

  • Thuốc lợi tiểu: Furosemid, Spironolacton,… các thuốc này có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải chất độc, dịch thừa ra khỏi cơ thể, giúp cải thiện triệu chứng phù cho bệnh nhân xơ gan. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử cho phụ nữ có thai, người cho con bú, người bị phì đại tuyến tiền liệt.
  • Thuốc cải thiện chuyển hóa tế bào gan: vitamin C, vitamin nhóm B, glucose,…
  • Thuốc điều trị rối loạn đông máu: vitamin K,… có tác dụng điều trị các dấu hiệu xuất huyết, chảy máu. Vì trong xơ gan cổ trướng, chức năng sản xuất các yếu tố đông máu của gan bị suy giảm, người bệnh rất dễ xuất huyết và thời gian chảy máu cũng kéo dài hơn bình thường.
  • Thuốc tăng đào thải mật: Ursolvan, Actiso,… các thuốc này có tác dụng làm tăng đào thải bilirubin (sắc tố mật), giúp cải thiện tình trạng vàng da, vàng mắt.
  • Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa: Somatostatin, Vasopressin,… giúp phòng ngừa giãn vỡ tĩnh mạch, giảm triệu chứng nôn ra máu.
  • Truyền máu nếu bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu.
  • Truyền Albumin khi albumin máu < 25g/l. Albumin là một loại protein, có tác dụng tạo nên áp suất keo, kéo nước vào trong lòng mạch máu, giảm tình trạng phù thũng ở khoang màng bụng.

Ghép tế bào gốc

Có thể bạn đang thắc mắc phương pháp này được áp dụng như thế nào trên người bệnh xơ gan cổ trướng đúng không nào? Hiện nay, ghép tế bào gốc là kỹ thuật hiện đại nhất trong điều trị xơ gan. 

Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, chưa hình thành chức năng cụ thể. Các tế bào gốc này có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như phôi, thai, tủy xương. Sau khi được nuôi cấy, các tế bào gốc sẽ được truyền vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc động mạch gan. 

Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá là khá an toàn và đem lại hiệu quả tương đối tốt. Sau một thời gian, một số tế bào gốc phát triển thành tế bào gan, giúp cải thiện chức năng của gan như khả năng sản xuất các yếu tố đông máu, sản xuất protein (trong đó có albumin). Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém.

Phối hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Ngoài việc tuân thủ các phác đồ điều trị trên, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ để hỗ trợ, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số đề xuất Medici muốn gửi đến bạn:

  • Hạn chế uống nhiều nước. Lượng nước uống mỗi ngày tùy thuộc vào tình trạng phù của bệnh nhân.
  • Khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng: vitamin, protid, lipid, glucid và các khoáng chất cần thiết. Không ăn quá nhiều đồ chiên rán, cay nóng.
  • Không ăn nhiều muối (<2g/ ngày). Vì nếu bệnh nhân ăn quá nhiều muối sẽ làm nặng hơn tình trạng phù, cổ trướng.
  • Cai rượu, bia, thuốc lá.
  • Hạn chế thức khuya. Nên đi ngủ sớm, ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
  • Vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ,… có thể giúp lưu thông máu, nâng cao sức khỏe, có ích cho quá trình điều trị.
  • Khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên để theo dõi diễn biến của bệnh.

Xơ gan cổ trướng là biểu hiện của xơ gan giai đoạn cuối, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, xơ gan cổ trướng cần được phát hiện và điều trị sớm, đồng thời người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của bác sĩ, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp gì để điều trị bệnh. Hy vọng những thông tin mà ICondom cung cấp đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “xơ gan cổ trướng có nguy hiểm không?”.

Xem thêm