5/5 - (1 bình chọn)

Thay vì phải dùng đến nhiều biện pháp điều trị trĩ tốn kém, ông bà ta từ xưa đã áp dụng 5 loại thảo dược từ thiên nhiên để chữa trị bệnh trĩ. Hầu hết các lá cây, ngọn cỏ rất lành tính, ít xảy ra tác dụng phụ và đều rất dễ kiếm, tiết kiệm. 

Ưu điểm khi dùng thảo dược trị bệnh trĩ

Ai cũng có thể là đối tượng bị trĩ tấn công. Khi mắc bệnh, các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn sẽ bị sưng nề, tụ huyết. Từ đó tạo thành các búi trĩ, kèm theo là cảm giác đau đớn, triệu chứng chảy máu khi đại tiện của người bệnh. 

Tình trạng bệnh càng nặng, mức độ đau đớn lẫn xuất huyết càng tăng. Kèm theo là sự bất tiện trong các sinh hoạt hằng ngày, trong các hoạt động bình thường của cơ thể. Bệnh trĩ sẽ không thể tự khỏi nếu như không tiến hành điều trị và thăm khám chuyên môn. 

Bên cạnh việc chữa bệnh trĩ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến về việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ trị trĩ. Bởi phương pháp này đã có từ lâu đời, và nó mang lại nhiều ưu điểm, tác dụng nhất định có lợi với người bệnh. 

Những ưu điểm của việc dùng thảo dược trị bệnh trĩ mà ta có thể kể đến

  • Lành tính: vì có nguồn gốc từ tự nhiên, các loại thảo dược hiếm khi gây ra các kích thích, phản ứng đến người bệnh. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng để điều trị trĩ sau khi đã được sự đồng ý của chuyên gia. 
  • Tiết kiệm: người bệnh hầu như có thể tìm thấy các loại thảo dược này tại bất cứ đâu, có khi là ngay tại vườn nhà mình. Vì vậy chi phí sẽ được rút gọn hơn rất nhiều so với các biện pháp khác. 
  • Tăng cường sức khỏe: thảo dược tự nhiên sẽ không khiến người bệnh xảy ra phản ứng lờn thuốc, ảnh hưởng dạ dày hay gan, thận trong quá trình sử dụng. Ngược lại, về lâu dài cơ thể sẽ được thanh nhiệt, giải độc và nâng cao hệ miễn dịch khi kiên trì sử dụng chúng. 

Tuy nhiên dùng thảo dược tự nhiên chữa bệnh trĩ vẫn còn tồn tại những hạn chế như mất thời gian, mất công sức và cần nhiều kiên nhẫn để thấy được hiệu quả. Việc tham khảo ý kiến y bác sĩ trong trường hợp này là điều cần thiết và quan trọng để đảm bảo chất lượng điều trị. 

5 loại thảo dược “hữu ích” cho người bị bệnh trĩ

Hãy cùng tìm hiểu đâu là 5 loại thảo dược tự nhiên được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh trĩ nhé! 

  1. Lá vông 

Theo Đông y, lá vông có vị chát, tính bình, mang lại tác dụng tiêu viêm sát khuẩn rất tốt. Vì vậy người ta thường dùng lá vông đắp lên búi trĩ để chữa các chứng viêm sưng, từ đó giảm bớt cơn đau nhức và hạn chế chảy máu hậu môn. 

Chuẩn bị 

  • 7-10 lá vông 
  • 40ml giấm thanh 
  • ½ thìa muối 

Thực hiện: 

  • Đem lá vông ngâm muối rửa sạch, để ráo nước
  • Giã nát lá vông với giấm thanh, dùng cả bã lẫn nước đắp lên búi trĩ
  • Để lá vông khô trên búi trĩ khoảng 15 – 20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước ấm. 
  • Cần thực hiện mỗi ngày 1 lần, dùng liên tục ít nhất là 30 ngày để thấy hiệu quả. 
  1. Lá trầu không 

Lá trầu không thường được sử dụng làm cảnh trong nhiều gia đình. Có rất ít người biết được công dụng trị bệnh trĩ tuyệt vời của trầu không. Bởi đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa cực cao, lá trầu không có thể hỗ trợ cắt giảm cơn đau và loại bỏ ổ viêm nhiễm, vi khuẩn tụ tại búi trĩ. 

Thực hiện: Dùng 1 nắm lá trầu không giã nát hãm với nước sôi. Thêm một chút muối hạt và ngâm hậu môn khi nước còn ấm. Giữ nguyên trong 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, lau khô với khăn mềm. 

Cách ngâm hậu môn trị bệnh trĩ với lá trầu không này nên thực hiện 2 ngày/lần.

  1. Rau diếp cá

Không chỉ điều trị trĩ, rau diếp cá từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc Đông y tuyệt vời chữa dứt nhiều chứng bệnh khác nhau. Lá diếp cá có tính ấm, bên cạnh việc sát trùng khử viêm thì đem lại công dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp các mạch máu lẫn búi trĩ giảm bớt sự tắc nghẽn.

Cách làm: 

  • Dùng 1 nắm rau diếp cá đã rửa sạch đem giã thành bã. Nên giã cùng 1 vài hạt muối để tăng tác dụng diệt khuẩn. 
  • Sau khi rửa sạch hậu môn với nước ấm, dùng hỗn hợp đắp lên búi trĩ và nằm giữ khoảng 10-15 phút. Nhớ rửa sạch sau khi đắp và áp dụng thường xuyên mỗi ngày 1 lần để cải thiện bệnh. 
  1. Lá hẹ

Không chỉ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể và là món ăn ngon trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt, dùng lá hẹ chữa bệnh trĩ là một mẹo dân gian mà người bệnh nên áp dụng thử tại nhà. 

Thành phần của lá hẹ chứa nhiều allicin và saponin, vốn là những hợp chất chống oxy hóa cực mạnh, từ đó ngăn cản hình thành vi khuẩn gây viêm hiệu quả. Hơn nữa lá hẹ có tính giải độc, thanh nhiệt, thích hợp làm dịu cảm giác nóng rát của hậu môn – trực tràng người bệnh trĩ. 

Cách thực hiện: Đem 1 nắm hẹ rửa sạch, cắt thành khúc và hãm nhanh trong nước sôi vài phút. Tiếp đến dùng nước này để xông hơi búi trĩ. Khi nước vừa nguội thì dùng để rửa sạch hậu môn. 

  1. Rau má

Với vị đắng tính hàn của mình, rau má được tin rằng có thể giúp giảm bớt cơn đau trĩ cấp và giảm sưng đỏ hậu môn rất hiệu quả. Ngoài ra, rau má có thể làm tăng khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể, giúp giải độc và kích thích tuần hoàn máu, tránh nghẹn ứ gây viêm sưng. 

Thực hiện: Dùng 1 nắm rau má đã giã thành bã đắp lên búi trĩ. Sau 15-20 phút thì rửa lại với nước ấm và thực hiện đều đặn 1 tuần/lần. 

Cần lưu ý khi dùng 5 loại thảo dược trên để “đánh bật” bệnh trĩ, bạn cần phải trải qua quá trình xét nghiệm, thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên môn. Sau đó trao đổi với bác sĩ về dự định dùng thảo dược chữa bệnh trĩ của mình trước khi tự áp dụng tại nhà. Việc này sẽ giúp người bệnh quyết định được phương hướng điều trị và cách điều trị phù hợp, khoa học với bản thân nhất. 

Xem thêm

Tổng quan về bệnh trĩ

Bệnh trĩ có dấu hiệu gì?