Do nguyên nhân chủ yếu của bệnh gout là việc ăn uống thiếu khoa học. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng đối với người bị gout là rất quan trọng. Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, bạn nên kiêng cữ một vài loại thực phẩm.Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu về triệu chứng và những lưu ý dành cho người bị gout nhé!
Triệu chứng của bệnh gout
Triệu chứng của gout dễ nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Vì vậy, ngay khi có những triệu chứng sau, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời
Các triệu chứng của bệnh gout bao gồm:
- Sưng đau và yếu ở các khớp, thường là đầu ngón chân cái. Cơn đau xảy ra vào ban đêm và càng tăng dần, đến mức chỉ một va chạm nhẹ cũng gây nhức nhói. Cảm giác này sẽ tăng nhanh và kéo dài trong vài giờ. Sau khoảng 7 ngày, cơn đau mới có dấu hiệu giảm.
- Khi cơn đau của bệnh gout giảm, lớp da quanh khớp sẽ bắt đầu bong ra, gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
- Bề mặt da đỏ và tía xung quanh khớp. Khớp bị gout có những triệu chứng tương tự bị nhiễm trùng.
- Cử động khó khăn và ảnh hưởng sinh hoạt.
9 thực phẩm người bị gout nên tránh tuyệt đối
Người bị bệnh gout nên tránh những loại thực phẩm sau nếu muốn đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Hải sản
Người bị gout nên tránh ăn hải sản, đặc biệt là lươn, sò, ốc, tôm, cua, mực… bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng purin cao, dễ chuyển hóa thành acid uric đọng trong mô mềm và khớp. Do đó, nếu ăn nhiều hải sản, cơn đau gout sẽ tăng liên hồi và gây cho người bệnh cảm giác khó chịu hơn. Bạn cần tránh ăn hải sản để kiểm soát lượng acid uric.
Các loại cá
Ngoài hải sản, bệnh nhân gout nên kiêng ăn các loại cá như cá trích, cá ngừ… Vì nguồn thực phẩm này rất giàu đạm và mỡ, không thể hấp thụ vào cơ thể nên gây ra những phản ứng ngược. Người bị gout ăn nhiều cá sẽ bị nhức cơ, tê khớp và cản trở cử động.
Trứng gia cầm
Trứng gia cầm nói chung, đặc biệt là trứng đang phát triển thành phôi như trứng cút lộn, trứng vịt lộn… được đánh giá là món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, đây lại là loại thực phẩm gây “ám ảnh” đối với người bị gout. Lượng đạm và protein trong trứng làm tốc độ chuyển hóa acid uric nhanh hơn và làm đau nhức các khớp.
Thịt đỏ
Theo thống kê, phần lớn số người bị gout đều có điểm chung là tiêu thụ nhiều lượng thịt đỏ trong thời gian dài. Do trong các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê… đều có hàm lượng đạm cao, hay còn gọi là protid. Ngoài ra, thịt đỏ còn có chứa vitamin E, B6 và B12 làm tình trạng gout thêm nặng hơn. Người bị gout cần tuyệt đối tránh ăn thịt đỏ nếu không muốn bị các cơn đau hoành hành.
Các loại rau chứa nhiều purtin
Tưởng chừng tất cả các loại rau quả đều là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, tốt sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng dành cho người bị gout. Thực tế, người bệnh gout nên tránh các loại rau như măng tây, súp lơ, rau bina, cà chua hay nấm… vì nồng độ acid uric trong nhóm rau này rất cao, có thể đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa, gây ra chứng nhức mỏi, sưng tấy ở khớp. Nếu bạn muốn sử dụng nhóm thực phẩm này, cần hỏi ý kiến bác sĩ và cân đong liều lượng phù hợp.
Các chế phẩm từ đậu nành
Các loại chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành mặc dù có lợi cho sức khỏe nhưng lại chứa nhiều đạm và không phù hợp với người bị gout. Đậu nành sẽ gây tổn thương đến đầu nối các khớp trong cơ thể, tạo cảm giác đau nhức, tê cứng một phần khớp. Nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Gan động vật
Trong gan động vật cũng chứa nhiều đạm và béo. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân gout không nên ăn gan động vật vì sẽ gây hại cho cơ thể.
Thực phẩm giàu chất béo
Nhóm thực phẩm giàu chất béo nói chung như mỡ, da động vật, dầu thực vật… hay các thực phẩm chế biến sẵn như mì tôm, thức ăn nhanh đều khiến bệnh gout trở nên nặng hơn. Bạn cần hạn chế nhóm thực phẩm này đến khi bệnh gout được kiểm soát hiệu quả.
Các loại đồ uống nguy hại
Đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia sẽ đẩy mạnh quá trình sản sinh acid uric trong cơ thể. Ngoài ra, một số loại đồ uống khác như nước chanh, cam hay nước trái cây nhiều vitamin C cũng có hại do chiếm lượng đào thải acid uric ra ngoài, gây nguy cơ sỏi thận và cũng là nguyên nhân gây bệnh gout. Bệnh nhân gout nên tránh dùng loại thức uống này.
Nước ngọt có gas
Trong nước ngọt có gas chứa hàm lượng đường fructose cao, khó kiểm soát. Chất ngọt này sẽ kích thích cơ thể sản sinh acid uric và ức chế sự đào thải. Theo một nghiên cứu năm 2010, nếu người phụ nữ uống nhiều nước ngọt có gas trong 3 tháng sẽ tăng nguy cơ bị gout cao hơn rất nhiều. Vì vậy, người bị gout nên tránh các loại nước như soda, nước ngọt đóng lon.
Bài viết của ICondom đã giúp bạn tìm hiểu về những loại thực phẩm mà người bị gout không nên ăn. Hy vọng thông tin trong bài sẽ giúp bạn có được kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân.
Chúc bạn luôn vui khỏe!
Xem thêm
Be the first to write a comment.