3.5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên khoa phụ sản – và điều trị vô sinh hiếm muộn của cả nước, không chỉ nổi tiếng tại khu vực phía Nam. Với đội ngũ y tế chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại, bệnh viện tiếp đón hàng ngàn lượt bệnh nhân thăm khám và điều trị. Ở bài viết này ICondom sẽ chia sẻ cùng độc giả những thông tin chi tiết về địa chỉ khám, quy trình khám, sơ đồ bệnh viện, các dịch vụ cùng với danh sách Bác sĩ tại Bệnh viện.

Sơ đồ Bệnh viện Từ Dũ

Bản đồ đường đi đến Bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện có 5 cổng gồm 1 cổng nội bộ chỉ dành cho nhân viên bệnh viện, 4 cổng ở 3 địa chỉ, mỗi địa chỉ có giờ hoạt động riêng, cụ thể như sau:

Cổng 1: 284 Cống Quỳnh, quận 1, TP. HCM

Hoạt động 24/7

Cổng 2 – 3: 227 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. HCM

Xem thêm: https://icondom.vn/benh-vien-tu-du-dia-chi-o-dau/

Cổng 4: 191 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 1 – TP. HCM

Đây là địa chỉ khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ và nhận bệnh đăng ký khám sản phụ khoa qua số tổng đài (028) 1081. Thời gian khám dịch vụ cụ thể như sau:

  • Thứ Hai – Sáu: 6  –  18 giờ
  • Thứ Bảy: 7 – 16 giờ
  • Chủ nhật: 7 – 11 giờ
  • Ngày lễ, Tết: Nghỉ

Cổng 5: Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. HCM

Cổng nội bộ dành cho nhân viên

Đôi nét về sự hình thành Bệnh viện Từ Dũ

Tầm nhìn và sứ mạng của Bệnh viện Từ dũ

Tiền thân của bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa của bệnh viện Chợ Rẫy, ra đời vào năm 1923. Đến năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Năm 1948, đổi tên thành Bảo sanh viện Từ Dũ cho đến ngày miền Nam giải phóng hoàn toàn.

Ngày 8/4/2004, bệnh viện được đổi thành bệnh viện Từ Dũ cho đến ngày hôm nay.

Những thành tựu nổi bật của Bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện Từ Dũ Tp. Hồ Chí Minh đã và đang là một địa chỉ tin cậy, ngày càng được bệnh nhân tin yêu.

Đáp lại tấm chân tình ấy với những nỗ lực không mệt mỏi của Ban Giám Đốc và toàn thể CBCC bệnh viện trên mọi lĩnh vực, nhằm một mục tiêu giữ vững danh hiệu, cố gắng để đạt thành tích mới, hết lòng hưởng ứng phong trào: “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”..

Với tinh thần đoàn kết gắn bó và cầu tiến, lòng nhiệt tình với tâm huyết người làm Y – Đức, Bệnh viện đã xây dựng mạng lưới tuyến cơ sở vững mạnh đủ khả năng phục vụ bệnh nhân tại chỗ, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em khu vực phía Nam.

– Triển khai siêu âm trong sản phụ khoa.

– Phẫu thuật thành công tách đôi Việt – Đức.

– Mổ nội soi phụ khoa (1990).

– Thành lập khoa Phục hồi chức năng trẻ sơ sinh trong bệnh viện Sản (1996).

– Thụ tinh trong ống nghiệm thành công với 3 bé đầu tiên (1997-1998).

– MESA – ICSI thành công để điều trị vô sinh do người chồng không tinh trùng vì ống dẫn tinh bị tắc nghẽn.

– TESE – ICSI (phân lập tinh trùng từ mô tinh hoàn ICSI)

– Nuôi sống trẻ sơ sinh cực non (thiếu tháng nhiều) bằng phương pháp Kangaroo . . và đây cũng là nơi thường xuyên tiếp nhận chuyển giao tri thức khoa học kỹ thuật từ các nước Pháp, Úc, Nhật, Singapore .

– Chẩn đoán trước sinh các dị tật bẩm sinh, các bệnh di truyền bằng chọc hút dịch ối và phân tích DNA và bộ nhiễm sắc thể.

– Bệnh viện Từ Dũ là một trong rất ít các bệnh viện có khả năng chẩn đoán các rối loạn di truyền  như bất thường nhiễm sắc thể, chẩn đoán đột biến DNA gây bệnh, tầm soát trước sinh và sơ sinh, tầm soát bệnh di truyền.

Các chuyên khoa tại Bệnh viện Từ Dũ

Ngoài phòng chức năng, Bệnh viện Từ Dũ có 2 chuyên khoa chính là khoa lâm sàng và khoa cận lâm sàng.

Khoa lâm sàng bao gồm: Khoa ung bướu phụ khoa, khoa kế hoạch hoá gia đình, Khoa hậu sản G, khoa phục hồi chức năng, Khoa sanh (sinh), Khoa phụ, Khoa hậu sản, Khoa Hiếm muộn, Khoa phẫu thuật nội soi, khoa sơ sinh, Khoa gây mê hồi sức, khoa hậu phẫu, khoa sản A.

Chi tiết về các khoa lâm sàng ở Bệnh viện Từ Dũ

Khoa Ung bướu phụ khoa

Trưởng khoa: ThS. BS. Lê Tự Phương Chi

Phó trưởng khoa: BS. Võ Thanh Nhân

Chức năng:Khoa Ung thư phụ khoa có chức năng thực hiện công tác chăm sóc, điều trị người bệnh bị các bệnh về ung thư trong bệnh viện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc người bệnh bị ung thư tại khoa.

Nhiệm vụ:

– Điều trị ung thư buồng trứng, bệnh lý tế bào nuôi, thai trứng.

– Điều trị bệnh lý tuyến vú và tham gia tầm soát ung thư vú.

– Phối hợp liên viện nhằm giải quyết triệt để các trường hợp nặng di căn nhiều nơi giai đoạn cuối.

– Điều trị hóa chất & điều trị tác dụng phụ hóa trị.

– Tham gia đầy đủ các công tác chuyên môn & ngoại viện do Bệnh viện giao.

– Tham gia nghiên cứu khoa học đào tạo các bác sĩ tuyến dưới.

– Tham gia và báo cáo thường niên các Hội nghị khoa học – Trung tâm Ung bướu, Hội nghị Việt – Pháp, Hội nghị Quốc tế về về các bệnh lý tế bào nuôi và Ung thư phụ khoa.

– Chăm sóc toàn diện cho tất cả bệnh nhân trong khoa, đặc biệt chăm sóc dinh dưỡng và giảm đau đối với bệnh nặng và bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Khoa Kế hoạch hóa gia đình

Trưởng khoa: ThS. BS. Ngô Thị Yên

Phó trưởng khoa: BS. Nguyễn Thị Bích Ty

Chức năng:Khoa Kế hoạch hóa gia đình là khoa lâm sàng có chức năng tư vấn, thực hiện các công việc liên quan đến kế hoạch hóa gia đình, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực  hiện các công việc tại khoa.

Nhiệm vụ  :

– Khám, tư vấn và thực hiện các phương pháp KHHGĐ.

– Cung cấp dịch vụ thân thiện vị thành niên.

– Tư vấn và thực hiện dịch vụ phá thai: ngoại và nội khoa.

– Huấn luyện và đào tạo.

– Giáo dục truyền thông.

– Nghiên cứu khoa học.

– Hợp tác quốc tế.

– Chỉ đạo tuyến các tỉnh thành thuộc khu vực phía Nam

Khoa Hậu Sản G

Trưởng khoa: BS. Trương Thị Thảo

Chức năng: 

Khoa Hậu Sản G là khoa lâm sàng tiếp nhận điều trị và chăm sóc các sản phụ hậu sản thường, hậu phẫu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động điều trị và chăm sóc các sản phụ hậu sản thường, hậu phẫu .

Nhiệm vụ:

– Điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân Hậu sản, Hậu phẫu mổ lấy thai theo đúng quy chế Bệnh viện.

– Thực hiện chương trình nuôi con bằng sữa me.- Thực hiện các quy định của Bệnh viện, quy trình kỹ thuật nhằm chăm sóc tốt cho người bệnh: Chăm sóc người bệnh toàn diện.

– Tham gia các phong trào thi đua do Bệnh viện và Công đoàn phát động. 

– Tham gia nghiên cứu khoa học .

– Tham gia học tập chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ do Bệnh viện tổ chức.

– Tham gia công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, ngoại viện. 

Khoa Phục hồi chức năng

Gồm phòng khám Vật Lý Trị Liệu (VLTL) và Làng Hòa Bình (LHB). Hiện tại khoa PHCN có 38 nhân viên bao gồm:

Phó Trưởng khoa (Điều hành): BS. Lê Thị Hiền Nhi

+ 03 bác sĩ (01 bác sĩ chuyên khoa II, 02 bác sĩ chuyên khoa I)

+ 07 cử nhân

+ Điều dưỡng, NHS, Y sĩ, KTV. Trung cấp: 22

+ 02 nhân viên hành chánh

+ 04 hộ lý     

Làng Hòa Bình: được thành lập vào năm 1990 dưới sự giúp đỡ của LHB Đức. Tuy nhiên, kinh phí hoạt động của LHB chính từ kinh phí của Bệnh viện Từ Dũ và một phần vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài nước. Nhiệm vụ của LHB là nuôi dưỡng chăm sóc, chữa bệnh, giáo dục nhân cách, giáo dục văn hóa, hướng nghiệp cho các trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam.

Từ khi đưa vào hoạt động đến nay, Làng Hòa Bình đã tiếp nhận và nuôi dạy trên 400 trẻ khuyêt tật, trong đó có 1/3 trẻ được sinh ra tại Bệnh viện Từ Dũ, số còn lại  được chuyển đến từ các tỉnh chịu ảnh hưởng của chiến tranh hóa học tại Việt Nam như: Quảng Trị, Bình Định, Quảng Nam Đà Nẵng, KomTum, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bến Tre, tiền Giang, Cà Mau, Củ Chi, Cần Giờ …

Hiện nay Làng Hòa Bình đang nuôi dưỡng và bảo trợ 60 trẻ với nhiều loại khuyết tật và lứa tuổi khác nhau. Khoảng 30% trong số các cháu có khả năng đến trường học được và hoà nhập được với cộng đồng. Ngoài ra trong Làng Hòa Bình có một lớp học đặc biệt dạy các em các kỹ năng để có thể tự phục vụ phần nào cho bản thân.

Phòng Vật Lý Trị Liệu: được thành lập vào năm 1996. Phòng VLTL ra đời với mục tiêu khám tầm soát cho trẻ ngay sau sinh và điều trị phục hồi chức năng các bệnh về hệ cơ – xương – khớp, thần kinh – vận động, vật lý trị liệu hô hấp cho các trẻ từ 0 – 2 tuổi.

Khoa Phục Hồi Chức Năng – Bệnh viện Từ Dũ nhận khám tầm soát và điều trị Vật lý trị liệu các dạng bệnh về cơ xương khớp, thần kinh như:

– Vẹo cổ

– Chân khoèo

– Các dị tật bẩm sinh bàn chân, tay

– Trật khớp háng bẩm sinh

– Liệt mặt ở trẻ sơ sinh

– Liệt đám rối thần kinh cánh tay

– Bại não

– Chậm phát triển tâm thần vận động

– Vật lý trị liệu hô hấp

Thời gian nhận bệnh:

Từ thứ hai đến thứ sáu:

Giờ nhận bệnh:

– Đối với các bệnh mới

  • Sáng: 7:00 đến 10:30
  • Chiều: 12:30 đến 15:30

– Đối với bệnh tái khám, tập: Theo lịch hẹn

Thứ bảy:

  • Sáng: 7:00 đến 10:30 

Bệnh nhân đi đúng lịch hẹn, nếu đổi hẹn xin liên lạc qua số điện thoại

Số điện thoại liên hệ: (028)54.042.829 – 355

Hoặc  (028)54.042.842

Khoa Sanh

Trưởng khoa: BS. CK2. Điền Đức Thiện Minh

Phó trưởng khoa: TS. BS. Trịnh Tiến Đạt – BS. CK2. Trương Thị Thảo

Chức năng: 

Khoa Sanh có chức năng thực hiện công tác đỡ đẻ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trong bệnh viện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động đỡ đẻ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Nhiệm vụ:– Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh: tiếp nhận mọi trường hợp bệnh thuộc phạm vi của Khoa để khám và chữa bệnh.

– Đào tạo cán bộ: Khoa là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa cao cấp đại học và trên đại học, đồng thời có trách nhiệm giảng dạy chuyên khoa ở bậc đại học và trên đại học. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Khoa và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn

– Nghiên cứu khoa học: tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học về chuyên khoa.

– Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn và kỹ thuật: tham gia công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới do bệnh viện sắp xếp.

Khoa Phụ

Trưởng khoa: BS. CK2. Văn Phụng Thống

Phó trưởng khoa: BS. CK2. Phạm Ngọc Quốc Duy – BS. CK2. Phan Quang Hiếu

Chức năng:Khoa Phụ là khoa lâm sàng tiếp nhận điều trị nội trú các bệnh phụ khoa, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động điều trị nội trú các bệnh phụ khoa.

Nhiệm vụ:

– Điều trị nội trú tất cả các bệnh phụ khoa:

  •  Viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
  •  Rong kinh, rong huyết.
  •  Động, hư thai, thai lưu.

– Chuẩn bị tiền phẫu cho bệnh nhân phẫu thuật:

  •  U xơ tử cung.
  •  U nang buồng trứng.
  •  Sa sinh dục.
  •  Ung thư cổ tử cung.
  •  Ung thư thân tử cung.
  •  Thai ngoài tử cung.

 – Nội soi thai ngoài tử cung.

– Giảng dạy và đào tạo cán bộ y tế.

Khoa Hậu sản

  • HẬU SẢN H

Trưởng khoa: BS. CK2. Hồ Kỳ Thu Nguyệt

Phó trưởng khoa: BS. Nguyễn Thị Hồng Thắm

  • HẬU SẢN N

Trưởng khoa: BS. CK2. Tô Thị Minh Nguyệt

Phó trưởng khoa: BS. CK2. Nguyễn Thị Kim Hoàng

  • HẬU SẢN M

Trưởng khoa: TS. BS. Lê Thị Thu Hà

  • HẬU SẢN C

Phó Trưởng khoa (Điều hành): BS. CK2. Nguyễn Thị Ngọc Trang

Phó trưởng khoa: BS. CK2. Trương Diễm Phượng

Chức năng: Khoa Hậu sản có chức năng tiếp nhận chăm sóc, phục vụ cho bệnh nhân sau sanh hoặc phẫu thuật, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động tại khoa.

Nhiệm vụ:

– Thực hiện đúng các nội quy của Bộ y tế, Sở y tế, Bệnh viện đề ra.

– Phục vụ tất cả các bệnh nhân ĐTTYC.- Theo dõi, chăm sóc, điều trị các bệnh hân tiền sản; tiền phẫu; hậu phẫu: sản khoa, phụ khoa; hậu sản: thường, khó; các bệnh nhân Thụ tinh trong ống nghiệm có vấn đề: chuyển phôi, giảm thai, doạ sẩy thai, doạ sanh non, dưỡng thai, tiền sản giật, ối ít, đa thai, thai có kèm theo bệnh lý nội khoa: tim mạch, cao HA, tiểu đường…

– Phục vụ bệnh nhân người nước ngoài.

Khoa Hiếm muộn

Trưởng khoa: ThS. BS. Lê Thị Minh Châu

Phó trưởng khoa: BS. CK2. Bùi Trúc Giang – BS. CK2. Vũ Minh Ngọc

Chức năng:Khoa Hiếm muộn là nơi tư vấn, điều trị bệnh nhân hiếm muộn, mãn kinh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động tại khoa.

Nhiệm vụ:

– Tiếp nhận, tư vấn, khám điều trị bệnh nhân Hiếm muộn – Mãn kinh

– Huấn luyện, đào tạo cho nhân viên mới, học viên sinh viên thực tập, đào tạo lại cho nhân viên cũ.

– Tham gia nghiên cứu khoa học ứng dụng các kỹ thật mới trong điều trị.

Khoa Phẫu thuật nội soi

Trưởng khoa: BS. Văn Phụng Thống

Phó trưởng khoa

Chức năng:

Khoa Nội soi là nơi tiến hành các kỹ thuật, thủ thuật nội soi để chẩn đoán, điều trị bệnh bằng các phương tiện, máy đưa vào bên trong cơ thể người bệnh.

Nhiệm vụ:

– Thực hiện nhiệm vụ khám và điều trị bằng phẫu thuật Nội soi cho những trường hợp được chỉ định.

– Chăm sóc, hướng dẫn, tham vấn cho những bệnh nhân trước khi phẫu thuật.

– Chăm sóc, hướng dẫn, tham vấn cho bệnh nhân giai đoạn sau phẫu thuật.

– Công tác hỗ trợ với các khoa phòng trong Bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ.

– Huấn luyện đào tạo theo chương trình của Bệnh viện cho tuyến dưới về Phẫu thuật Nội soi.

– Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến.

– Thực hiện nghiên cứu khoa học về Phẫu  thuật Nội soi.

– Hướng dẫn, tham vấn về cách phòng chống bệnh.

– Hợp tác các chương trình quốc tế về Phẫu thuật Nội soi theo sự phân công của Bệnh viện.

Khoa Sơ sinh

Trưởng khoa: BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh

Phó trưởng khoa: TS. BS. Vũ Tề Đăng – BS. Lê Thị Cẩm Giang

Chức năng:Khoa Sơ sinh là khoa lâm sàng tiếp nhận điều trị và chăm sóc các bé sơ sinh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động điều trị và chăm sóc các bé sơ sinh.

Nhiệm vụ:

– Điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh.

– Phòng bệnh: theo dõi sức khỏe, chích ngừa cho các trẻ em tại phòng khám.

– Đào tạo về lĩnh vực nhi sơ sinh

– Nghiên cứu khoa học.

– Chỉ đạo tuyến theo phân công của bệnh viện về sơ sinh.

– Hợp tác quốc tế.

Khoa Gây mê hồi sức

Trưởng khoa: BS. CK2. Hồng Công Danh

Phó trường khoa: BS. Tào Tuấn Kiệt – ThS. BS. Mã Thanh Tùng – BS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

Chức năng:
Khoa phẫu thuật GMHS là khoa lâm sàng, gồm hệ thống các buồng phẫu thuật để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật theo chương trình và cấp cứu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động tại khoa.

Nhiệm vụ:

– Tiến hành vô cảm, theo dõi diễn biến bệnh nhân từ lúc tiếp nhận bệnh vào phòng tiền mê đến khi bàn giao người bệnh cho các khoa.

– Theo dõi, chăm sóc và điều trị các bệnh nặng có liên quan đến sản phụ khoa từ các khoa khác hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến.

– Thực hiện giảm đau sản khoa tại phòng sanh.

– BS gây mê hồi sức tham gia hội chẩn trước mổ và khám tiền mê tại các khoa.

– Hỗ trợ điều trị hồi sức cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện và ngoại viện.

– Là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học về phẫu thuật sản phụ khoa, về nội soi và gây mê hồi sức.

– Nghiên cứu khoa học và áp dụng các thành tựu y học trong gây mê và hồi sức.

– Có kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn và kỹ thuật chuyên khoa sâu theo kế hoạch của bệnh viện; tham gia giảng dạy về gây mê hồi sức trong sản phụ khoa và phẫu thuật nội soi cho tuyến dưới.

Khoa Hậu phẫu

Trưởng khoa: BS. CK2. Phan Văn Già Chuồn

Phó trưởng khoa: 

Chức năng:Khoa Hậu phẫu có chức năng thực hiện công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật trong bệnh viện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật.

Nhiệm vụ:

– Chăm sóc hậu phẫu cho từng đối tượng riêng biệt: mổ phụ khoa, mổ sản khoa, trẻ sơ sinh.

– Đảm bảo dinh dưỡng cho các đối tượng đặc biệt: tiền sản giật, tiểu đường.

– Đảm bảo sử dụng thuốc đúng, đủ chỉ định cho các đối tượng, có tham khảo ý kiến phẫu thuật viên.

– Phụ trách phần siêu âm cho bệnh nhân các khoa trong Bệnh Viện.- Chăm sóc trẻ và bà mẹ nhiễm HIV, cung cấp tham vấn cho các đối tượng nhiễm HIV (bệnh phụ khoa, thai phụ–tiền sản và hậu sản ) và giới thiệu chuyển tuyến.

– Đào tạo các cán bộ tư vấn HIV.

– Hướng dẫn sinh viên, nhân viên và BS thực tập tại khoa (bao gồm chuyên môn và siêu âm ).

Khoa Sản A

Trưởng khoa: TS. BS. Phan Trung Hòa

Phó trưởng khoa: BS. CK2. Vương Đình Bảo Anh

Chức năng:Khoa Sản A là khoa lâm sàng tiếp nhận điều trị và chăm sóc các sản phụ có thai và hậu sản bệnh lý, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động điều trị và chăm sóc các sản phụ có thai và hậu sản bệnh lý.

Nhiệm vụ:

– Tiếp nhận điều trị và chăm sóc các sản phụ có thai và hậu sản bệnh lý.

– Tham gia đào tạo huấn luyện cho sinh viên, học sinh, cán bộ chuyên khoa, tham gia công tác ngoại viện.

Chi tiết về các khoa cận lâm sàng ở Bệnh viện Từ Dũ

Khoa cận lâm sàng bao gồm các chuyên khoa: Khoa xét nghiệm di truyền y học, Khoa dinh dưỡng tiết chế, Khoa chẩn đoán hình ảnh, Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa giải phẫu bệnh tế bào, khoa xét nghiệm, khoa Dược.

Khoa Xét nghiệm di truyền y học

Trưởng khoa: TS. BS. Nguyễn Khắc Hân Hoan 

Di truyền và sinh học tử là chuyên khoa mũi nhọn của bệnh viện Từ Dũ, là lĩnh vực tiên phong trong xu hướng phát triển y học của thế giới. Khoa Xét nghiệm Di truyền Y học tự hào là đơn vị đi đầu cả nước về di truyền người và chẩn đoán trước sinh. Khoa có đội ngũ cán bộ y tế trẻ giỏi, có đầy đủ các thiết bị xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán gen hiện đại.

Mục tiêu của khoa Xét nghiệm di truyền y học

Thực hiện công tác tư vấn, xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu về di truyền tế bào và sinh học phân tử đặc biệt là các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số và chuyển giao kỹ thuật cho các đơn vị khác.

Chức năng nhiệm vụ

– Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng về di truyền người và sinh học phân tử.

– Thực hiện các xét nghiệm tầm soát phát hiện các đối tượng có nguy cơ cao hoặc bị bất thường di truyền.

– Thực hiện tư vấn và giáo dục sức khỏe về di truyền y học cho các đối tượng có nguy cơ hoặc bị bất thường về di truyền.

– Nghiên cứu khoa học, triển khai và ứng dụng các thành tựu về di truyền và sinh học phân tử vào công tác chăm sóc khỏe nhân dân.

– Huấn luyện và đào tạo về di truyền người và sinh học phân tử cho cán bộ y tế, sinh viên đại học và sau đại học.

– Hợp tác quốc tế về di truyền người và sinh học phân tử với các cá nhân và tổ chức chuyên ngành có liên quan dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc.

Tính đặc thù của khoa

– Có đặc tính cận lâm sàng và lâm sàng trong thực hiện các chức năng và nhiệm vụ.

– Đối tượng phục vụ là mẫu xét nghiệm, bệnh nhân và khách hàng từ các khoa trong bệnh viện hoặc từ các cơ sở y tế khác.

– Có mối liên quan chặt chẽ với lĩnh vực phụ sản, nhi, chẩn đoán hình ảnh, mô phôi và hình thái học, nội và ngoại khoa.

– Thường xuyên gặp và xử trí các trường hợp bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh, các trường hợp lo lắng căng thẳng về nguy cơ bị rối loạn di truyền.

Hoạt động

– Thực hiện xét nghiệm, tư vấn, nhận mẫu vào giờ hành chính các ngày trong tuần và thứ bảy.

– Giá thu viện phí các xét nghiệm, tư vấn theo bảng giá được duyệt của bệnh viện.

Khoa Dinh dưỡng tiết chế

Trưởng khoa: BS. CK2. Võ Thị Đem

Phó trưởng khoa: BS. Mai Thị Minh Phượng

Chức năng: Khoa Dinh Dưỡng có chức năng thực hiện công tác dinh dưỡng trong bệnh viện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động dinh dưỡng.

Nhiệm vụ:

– Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm trình Ban Giám đốc phê duyệt.

– Tham gia hội chẩn và trực tiếp điều trị bệnh nhân bằng chế độ dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

– Quản lý chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bộ phận tiết chế. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ ăn tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

– Tư vấn, giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Tham gia các hoạt động đào tạo về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Tham gia công tác chỉ đạo tuyến.

Khoa Chẩn đoán hình ảnh

Trưởng khoa: ThS. BS. Hà Tố Nguyên

Phó trưởng khoa: ThS. BS. Ngô Thị Kim Loan – BS. CK2. Lê Thị Phương Lang 

Chức năng:Khoa Chẩn đoán hình ảnhh là khoa cận lâm sàng có chức năng thực hiện các công việc siêu âm chẩn đoán, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về việc tổ chức thực hiện các hoat động tại khoa.

Nhiệm vụ:– Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh để giúp lâm sàng chẩn đoán bệnh, theo dõi bệnh và thực hiện  một số thủ thuật khác.

– Quản lý và sử dụng có hiệu quả các máy móc, trang thiết bị.

– Thực hiện công tác đào tạo cho nhân viên trong khoa và tuyến dưới.

– Tham gia nghiên cứu khoa học.

– Tham gia chỉ đạo tuyến.

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Trưởng khoa: BS. Nguyễn Đắc Minh Châu

Phó trưởng khoa: CN. Trần Việt Tân

Chức năng:

Khoa Chống nhiễm khuẩn có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt  động tại khoa.

Nhiệm vụ:

– Huấn luyện, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ tuyến dưới về công tác CNK bệnh viện.

– Giám sát mọi thành viên trong bệnh viện thực hiện kỹ thuật vô khuẩn, vệ sinh khoa phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Xây dựng quy trình xử lý y dụng cụ, xử lý chất thải cho các khoa lâm sàng. 

– Giám sát xử lý chất thải trong toàn bệnh viện.

Khoa Giải phẫu bệnh – Tế bào

Trưởng khoa: BS. Phạm Huy Hòa

Chức năng: Phòng Giải phẫu bệnh là cơ sở làm các xét nghiệm sinh thiết, tế bào học, khám nghiệm tử thi theo yêu cầu của lâm sàng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các  hoạt động tại khoa.

Nhiệm vụ:

– Phòng Giải phẫu bệnh:

  • Nhận, cắt  lọc bệnh phẩm.
  • Nhuộm tiêu bản.
  • Đọc các tiêu bản Giải phẫu bệnh.
  • Hội chẩn khi có các trường hợp khó với Trường Đại học Y Dược, Trung tâm Ung Bướu.
  • Lưu các kết quả vào máy vi tính và sổ.
  • Lưu trữ những tiêu bản, bệnh phẩm điển hình phục vụ công tác giảng dạy,

– Phòng Tế bào:

  • Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung trên phiến phết tế bào âm đạo.
  • Nhận bệnh phẩm, nhuộm tiêu bản phiến phết tế bào âm đạo.
  • Đọc sàng lọc.
  • Kiểm tra những trường hợp bất thường để chuyển cho Bác sĩ lâm sàng hội chẩn.
  • Lưu kết quả vào sổ.
  • Lưu trữ lame bất thường, lame viêm để phục vụ cho nghiên cứu khoa học và giảng dạy  lớp Tế bào âm đạo và lớp Soi cổ tử cung.
  • Đi công tác ngoại viện theo yêu cầu của bệnh viện.

Khoa Xét nghiệm

Trưởng khoa: ThS. BS. Lê Minh Hoài An

Phó trưởng khoa: CN. Nguyễn Thị Thanh Nhàn – CN. Phạm Đức Thọ

Chức năng:Khoa Xét nghiệm là cơ sở thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm về huyết học, hóa sinh, vi sinh, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động tại khoa.

Nhiệm vụ:

– Thực hiện các xét nghiệm

  • Nội tiết: FSH – LH – Prolactin – Progesterone-Estradiol – Testosterone – HCG trong máu – AFP – UE3 .
  • HbsAg – AntiHBs – HbeAg – HIV – HCV – BW (RPR  –TPHA )
  • CA125 –CA15-3
  • HCG định lượng trong nước tiểu,
  • Sinh hóa máu: Glycémie, Creatin ine, Acid uric, Protide total, AST, ALT, Bilirubine, Albumin, Cholesterol  total, Triglyceride, HDL-C, LDL_C, Ion đồ, CRP
  • Sinh hóa nước tiểu.
  • Huyết học –Trữ máu: Công thức máu , VS, nhóm máu, đông máu toàn bộ, TQ -TCK.
  • Vi trùng: Nuôi cấy – Phân lập vi trùng, kháng sinh đồ, Widal Soi tươi – nhuộm.
  • XN phòng khám: lấy máu làm XN tiền phẩu, đường huyết cho thai phụ.

Khoa Dược

Trưởng khoa: DS. Nguyễn Thị Lầu

Phó trưởng khoa: DS. Phan Thị Ngọc Anh – DS. Nguyễn Thị Thúy Anh

Chức năng:Khoa Dược là khoa Cận lâm sàng có chức năng thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm trong bệnh viện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về việc tổ chức thực hiện các hoat động tại khoa.

Nhiệm vụ:

– Thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm trong bệnh viện dựa theo kế hoạch của Bệnh viện, và theo quy chế công tác khoa Dược.

– Hướng dẫn chuyên môn:

  •   Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và tiết kiệm.
  •   Thông báo kịp thời các loại thuốc mới.
  •   Hướng dẫn học viên thực tập tại khoa và các lớp học do Giám đốc phân công.

– Tham gia công tác chỉ đạo tuyến và công tác ngoại viện theo sự phân công của Ban Giám đốc.    

– Tham gia công tác giảng dạy cho các đối tượng đến thực tập tại Bệnh viện.

– Tham gia nghiên cứu khoa học tại khoa và bệnh viện.

Sơ đồ tổ chức các bộ phận của Bệnh viện Từ Dũ năm 2019 đến nay

Quy trình khám thai Bệnh viện Từ Dũ

1. KHÁM THAI:

Bệnh viện Từ Dũ có 3 khu vực khám thai như sau:

–       Khoa chăm sóc trước sinh – Khu M

–       Khám thai dịch vụ – Khu N

–       Khám thai VIP – Khu N

1.1  Khoa Chăm sóc trước sinh – Khu M:

1.2  Khám dịch vụ – Khu N:

1.3  Khám dịch vụ VIP – Khu N:

2.  KHÁM PHỤ KHOA  – KHÁM NHŨ:

Bệnh viện Từ Dũ có 3 khu vực khám phụ khoa như sau:

–       Khám phụ khoa – Khu M

–       Khám phụ khoa dịch vụ – Khu N

–       Khám phụ khoa VIP – Khu N

2.1 Khám phụ khoa – Khu M:

2.2 Khám phụ khoa dịch vụ – Khu N:

2.3  Khám phụ khoa VIP – Khu N:

3. KHÁM HIẾM MUỘN:

Khoa Hiếm muộn tọa lạc tại: Lầu 3 – Khu M – 227 Cống Quỳnh – Phường Nguyễn Cư Trinh – Quận 1 – TP.HCM

4. KHÁM KẾ HOẠCH GIA ĐÌNH:

Khoa Kế hoạch gia đình tọa lạc tại: Lầu 4 – Khu M – 227 Cống Quỳnh – Phường Nguyễn Cư Trinh – Quận 1 – TP.HCM

5.  KHÁM TRẺ:

Bệnh viện có 2 khu vực khám trẻ như sau:

–       Khám trong giờ hành chánh – Khu M

–       Khám ngoài giờ – Khu N

  • Trong giờ hành chánh khám tại: tầng trệt Khu M1 – 227 Cống Quỳnh – Phường Nguyễn Cư Trinh – Quận 1 – TP.HCM

***Lưu ý: Trong giai đoạn chống dịch Covid-19 của cả nước, thực hiện theo quy định, mỗi buổi tiêm chủng Phòng Khám trẻ chỉ nhận tối đa 50 trẻ. Vì vậy bạn cần đăng ký khám và tiêm chủng hẹn giờ cho bé qua tổng đài (028) 1068 và đến theo đúng khung giờ đã hẹn.

  • Khám ngoài giờ: tầng trệt Khu N – 191 Nguyễn Thị Minh Khai – Phường Phạm Ngũ Lão – Quận 1 – TP.HCM

***Lưu ý: Phòng Khám trẻ ngoài giờ không thực hiện chích ngừa cho bé.

Quy trình khám sàng lọc trước sinh tại Bệnh viện Từ Dũ

  1. 1.    Mục đích:
  • Nhằm phát hiện sớm những thai kỳ bị dị tật bẩm sinh nặng, bệnh lý gen hoặc những trẻ giảm thiểu trí tuệ: hội chứng Down, Trisomy 13, Trisomy 18, bệnh Thalassemia,… từ đó bác sĩ tư vấn cho thai phụ và gia đình hướng kết thúc thai kỳ nhằm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
  • Việc chẩn đoán sớm những khuyết tật có thể sửa chữa được sau sinh như: sứt môi, chẻ vòm, tay chân khoèo,… sẽ giúp chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho cặp vợ chồng.
  1. 2.    Các bước sàng lọc và chẩn đoán trước sinh theo tuổi thai:

2.1  Khám thai lần đầu tiên:

2.2  Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh 3 tháng đầu:

         ·  Tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày: siêu âm đo độ mờ da gáy, kết hợp độ mờ da gáy với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để đánh giá nguy cơ hội chứng Down, trisomy 18 và trisomy 13. Với những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao được tư vấn sinh thiết gai nhau làm nhiễm sắc thể đồ.

         ·            Siêu âm trong khoảng thời gian này có thể phát hiện những dị tật nặng nề của thai nhi như: vô sọ, nang bạch huyết vùng cổ thai nhi, cụt chi. Khi có những dị tật bẩm sinh nặng nề này bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ và gia đình về việc kết thúc thai kỳ.

 2.3  Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh 3 tháng giữa:

         ·            Tuần thứ 14 đến 2, nếu chưa được sàng lọc 3 tháng đầu: làm xét nghiệm Triple test tầm soát nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 và khuyết tật ống thần kinh thai nhi.

  • Tuần thứ 21 đến 24: siêu âm khảo sát hình thái học.
  • Với những thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao sẽ được bác sĩ tư vấn xét nghiệm dịch ối để chẩn đoán bệnh lý di truyền và bệnh lý gen.
  • Với những dị tật bẩm sinh nặng nề như: não úng thủy, bất sản thận hai bên, tim bẩm sinh nặng… bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ và gia đình về việc chấm dứt thai kỳ.

 2.4  Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh 3 tháng cuối:

  • Ba tháng cuối thai kỳ siêu âm có vai trò trong chẩn đoán thai chậm tăng trưởng nhau tiền đạo nhau cài răng lược,…

Lớp học chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Từ Dũ

Lịch tiêm chủng trẻ em tại Bệnh viện Từ Dũ

Tờ khai báo y tế bắt buộc do dịch bệnh Covid – 19 Tại Bệnh viện Từ Dũ

Nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện khai báo y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, bệnh viện Từ Dũ khuyến khích quý khách hàng, người bệnh, người nhà… điền đầy đủ nội dung phiếu Thông tin khai báo y tế bắt buộc (mẫu đính kèm) trước khi vào bệnh viện và xuất trình phiếu ngay tại cổng.

Những lưu ý sau khi khám phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ chị em nên ghi nhớ

Quy trình khám, chữa bệnh bằng thẻ Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Từ Dũ

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, liên quan đến quyền lợi, sức khỏe, bảo đảm an toàn và chất lượng cuộc sống của người tham gia, góp phần thực hiện công bằng xã hội. 

Để tạo thuận lợi cho người dân, dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng thẻ BHYT tại Bệnh viện Từ Dũ:

ĐỐI VI BNH NHÂN NGOI TRÚ

Địa điểm: Khu M –  Khu khám bệnh số 227 Cống Quỳnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Đối tượng:

A- Bệnh nhân mới

1.  Đến Quầy phát số thứ tự -> lấy số

2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân + bản chính giấy chuyển viện 

3. Bệnh nhân nhận tờ khai thông tin cá nhân và nhận bộ giấy duyệt Bảo hiểm y tế;

4. Đến Quầy số 9 – Quầy A để duyệt BHYT -> nhận lại hồ sơ và nộp lại quầy từ số 1 đến 8 để nhập thông tin -> Bênh nhân được cấp số và đến phòng khám theo hướng dẫn.

B- Bệnh nhân táí khám

1. Đến Quầy phát số thứ tự  -> lấy số;

2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân và bản chính giấy hẹn khám bệnh theo diện Bảo hiểm y tế;

3. Bệnh nhân nhận số khám BHYT và bộ giấy duyệt BHYT -> đến Quầy số 2  để  duyệt BHYT -> Đến phòng khám bệnh theo quy trình  đối với bệnh nhân tái khám. (Giấy hẹn tái khám lại chỉ sử dụng 01lần);

4Đến phòng khám, bệnh nhân được bác sĩ khám và cho thực hiện một số chỉ định cận lâm sàng -> Bệnh nhân mang bộ hồ sơ đã duyệt BHYT và chỉ định đến Quầy số 2 (Khu M) để thanh toán BHYT;

5. Sau khi được thanh toan BHYT -> bệnh nhân sẽ được thực hiện các chỉ định cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm , …)

6. Bệnh nhân chờ nhận kết quả thực hiện các chỉ định cận lậm sàng à mang trở lại phòng khám để bác sĩ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị;

C- Bệnh nhân chuyển tuyến

1. Đến Quầy phát số thứ tự -> lấy số;

2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân và Giấy chuyển tuyến (bản chính);

3. Bệnh nhân nhận số khám BHYT và bộ giấy duyệt BHYT -> đến Quầy số 2  để  duyệt BHYT -> Đến phòng khám bệnh theo quy trình đối với bệnh nhân tái khám. (Giấy hẹn tái khám lại chỉ sử dụng 01lần);

4Đến phòng khám, bệnh nhân được bác sĩ khám và cho thực hiện một số chỉ định cận lâm sàng -> Bệnh nhân mang bộ hồ sơ đã duyệt BHYT và chỉ định đến Quầy số 2 (Khu M) để thanh toán BHYT;

5. Sau khi được thanh toán BHYT -> bệnh nhân sẽ được thực hiện các chỉ định cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm , …)

6. Bệnh nhân chờ nhận kết quả thực hiện các chỉ định cận lậm sàng à mang trở ại phòng khám để bác sĩ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị

Lưu ý:

Trong quá trình bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ, nếu được phát hiện có bệnh lý vượt quá khả năng điều trị hoặc các dịch vụ kỹ thuật mà bệnh viện chưa (hoặc không) triển khai thực hiện, người bệnh sẽ được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định.

ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NỘI TRÚ

Đối tượng: Bệnh nhân nhập viện tại Khoa cấp cứu hoặc nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩn tại Khu Khám bệnh.

A- Bệnh nhân chuyển viện cấp cứu

1. Bệnh nhân nhập Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Từ Dũ từ bất kỳ đơn vị khám, chữa bệnh (KCB) nào chuyển đến, đều được tiếp nhận và chăm sóc, điều trị chu đáo;

2Thân nhân đi cùng trình thẻ Bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng + Giấy chuyển tuyến của người bệnh để làm thủ tục nhập viện theo quy đnh;

3. Bộ phận tiếp nhận thuộc Khoa cấp cứu Chống độc – Bệnh viện Từ Dũ kiểm tra thẻ BHYT về quy trình thông tuyến theo quy định của BHYT trước  nhập viện

Nếu bệnh nhân nhập viện không thuộc trường hợp cấp cứu hoặc không có giấy chuyển tuyến thì được thanh toán 60% chi phí dựa trên quyến lợi mã thẻ của bệnh nhân  (thẻ 100% à hưởng trái tuyến 60%; thẻ 95% à hưởng  trái tuyến 57%); thẻ 80% à hưởng trái tuyến 48%).

B- Bệnh nhân nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩn

1. Bệnh nhân được nhân viên Phòng Hội chẩn mang hồ sơ bệnh án và hướng dẫn đến khoa điều trị theo chỉ định của bác sĩ ;

2. Bệnh nhân trình thẻ BHYT tại Phòng trực của khoa điều trị (theo chỉ định của bác sĩ) để thực hiện các thủ tục và nhập viện theo quy định.

Xuất viện:

Bệnh nhân khi nhập viện tại Bệnh viện Từ Dũ,  có xuất trình thẻ BHYT, và giấy tờ tùy thân có ảnh chứng minh nhân thân hợp lệ (CMND, bằng lái xe, …) và giấy chuyển tuyến (đối với bệnh nhân chuyển viện), được thanh toán như sau: 

a. Sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh thông thường:

  • 100% chi phí khám chữa bệnh:

 + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan; người có công cách mạng;

 + Trẻ em dưới 6 tuổi;

 + Người thuộc hộ gia đình nghèo;

 + Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn;

 + Chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ bản (lương tối thiểu chung) …

  • 95% chi phí khám, chữa bệnh:

+ Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

+ Thân nhân người có công với cách mạng.

  • 80% chi phí khám, chữa bệnh:đối với các đối tượng khác.

b. Khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn được thanh toán như sau

  • 100% chi phí  khám chữ bệnh không giới hạn tỷ lệ thanh toán:

+ Trẻ em dưới 6 tuổi;

+ Người hoạt động cách mạng trước 1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước 19/8/1945;

+ Bà mẹ VN anh hùng;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, thương tật tái phát.

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng CAND, nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ bản (lương tối thiểu chung) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật. Phần còn lại do cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng chi trả.

+ Người có công với cách mạng nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ bản (lương tối thiểu chung) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật (quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT/BYT-BTC).

  • 95% chi phí:

+Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng;

+ Thân nhân người có công với cách mạng (trừ nhóm đối tượng quy định điểm i khoản 3, điều 12 Luật BHXH số 46/2014).

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo,

  • 80% chi phíđối với các đối tượng khác.

Lưu ý:

Trong quá trình bệnh nhân nhập viện cấp cứu hoặc nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩncủa Bệnh viện Từ Dũ, nếu các bác sĩ điều trị phát hiện ở người bệnh có một số bệnh lý khác cần điều trị ngoài khả năng chuyên môn của bệnh viện, người bệnh sẽ được chuyển đến điều trị tại các tuyến chuyên môn kỹ thuậtphù hợp để được thanh toán  viện phí đúng tuyến.

Khi xuất viện, việc thanh toán viện phí của bệnh nhân nhập viện cấp cứu hoặc nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩn như sau:

+ Khoa điều trị cung cấp hồ sơ bệnh án của người bệnh được chỉ định xuất viện cho nhân viên Phòng Tài chính kế toán tính viện phí;

+ Căn cứ  quy định phân tuyến điều trị của Bộ Y tế và Bảo hiểm y tế, Phòng tài chính kế toán sẽ giải quyết viện phí cho người bệnh đúng tuyến, chuyển tuyến, trái  tuyến hoặc không có giấy chuyển tuyến  . Cụ thể:

Nếu bệnh nhân nhập viện không thuộc trường hợp cấp cứu hoặc không có giấy chuyển tuyến thì được thanh toán 60% chi phí dựa trên quyến lợi mã thẻ của bệnh nhân:

 – Thẻ 100% à hưởng trái tuyến 60%;

 – Thẻ 95% à hưởng  trái tuyến 57%);

 – Thẻ 80% à hưởng trái tuyến 48%) . 

Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ, nhưng bệnh nhân đi nước ngoài để chữa bệnh, sẽ không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh  (Điều 14 và Phụ lục 04 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC). 

Các trường hợp không được hưởng BHYT (Điều 23 – Luật Bảo hiểm y tế)

+ Khám sức khỏe

+ Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị

+ Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ

+ Sử dụng  các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch gia đình (nạo hút thai, phá thai, …) trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của sản phụ hoặc thai nhi

+ Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.  

Quy trình khám bệnh Khu N – 191 Nguyễn Thị Minh Khai – cổng 4

Quy trình khám Kế hoạch gia đình tại Bệnh viện Từ Dũ

Quy trình siêu âm tại Bệnh viện Từ Dũ

Qua bài viết này ICondom hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin về Bệnh viện Từ Dũ.

(Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ)