Rate this post

Khi có những dấu hiệu đặc trưng hoặc các chỉ số xét nghiệm cho thấy khả năng bị ung thư tiền liệt tuyến cao thì bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định làm sinh thiết tiền liệt tuyến. Đây là một trong những cách giúp bạn biết chắc có bị ung thư không và tình trạng bệnh tiến triển ra sao.

Vậy sinh thiết tiền liệt tuyến là làm gì? Sinh thiết tiền liệt tuyến có đau không? Quá trình này mất thời gian bao lâu? Và sau khi làm sinh thiết phải chú ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này giúp bạn. 

Sinh thiết tiền liệt tuyến là làm gì?

Sinh thiết là gì?

Kỹ thuật sinh thiết hay sinh thiết tế bào là thủ thuật lấy một vài mẫu mô nhỏ từ một phần của cơ thể, sau đó đem phân tích dưới kính hiển vi để tìm những tế bào bất thường nhằm xác định mô đó là lành tính hay ác tính. Khi đã kết luận được đó là u ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết các mô hoặc tổ chức lân cận để xem các tế bào ung thư này đã di căn chưa, nhờ đó đưa ra được các phương pháp điều trị thích hợp.

Sinh thiết tiền liệt tuyến là làm gì?

sinh thiết tiền liệt tuyến

Sinh thiết tiền liệt tuyến dưới hướng dẫn siêu âm được lựa chọn nhiều

Sinh thiết tiền liệt tuyến là thủ thuật lấy một số mảnh mô tuyến tiền liệt đem phân tích và quan sát dưới kính hiển vi nhằm phát hiện những tế bào ung thư trong tuyến tiền liệt.

Có nhiều cách để thực hiện thủ thuật sinh thiết tiền liệt tuyến như:

–  Sinh thiết qua trực tràng dưới sự hướng dẫn của ngón tay hoặc bằng siêu âm đầu dò trực tràng.

–  Sinh thiết qua tầng sinh môn có hoặc không có sự hướng dẫn của siêu âm.

–  Mẫu cắt sau cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt.

Trong đó, phương pháp sinh thiết tiền liệt tuyến qua đường trực tràng dưới sự hướng dẫn của siêu âm đầu dò là kỹ thuật đang được lựa chọn nhiều nhất hiện nay.


Khi nào bạn được chỉ định sinh thiết tiền liệt tuyến?

Việc sinh thiết tiền liệt tuyến được chỉ định khi bác sĩ chuyên khoa nghi ngờ sự có mặt của tế bào ung thư dựa trên các kết quả thăm khám lâm sàng và trên các kết quả xét nghiệm khác, cụ thể là:

  • Chỉ số PSA bất thường (> 4 ng/ml).
  • Thăm khám tuyến tiền liệt nghi ngờ ung thư.
  • Chỉ số PSA tăng cao dù kết quả sinh thiết lành tính.

 PSA là chất do tuyến tiền liệt tiết ra. Ung thư tiền liệt tuyến có thể làm lượng PSA trong máu tăng lên. Chỉ số PSA trong máu có thể giúp bác sĩ biết tuyến tiền liệt đang gặp vấn đề.

 Khi kết hợp giữa thăm khám trực tràng, định kỳ làm xét nghiệm PSA trong máu và tiến hành sinh thiết tiền liệt tuyến giúp hỗ trợ cho việc chẩn đoán ung thư tuyến liệt tuyến ở giai đoạn khu trú lên đến hơn 90% và góp phần đáng kể vào hiệu quả điều trị.

Xét nghiệm PSA

Chỉ số PSA góp phần chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến

Quá trình sinh thiết tiền liệt tuyến có đau không?

Sau khi đã làm sạch khu vực và áp gel, bệnh nhân có thể được gây tê tại chỗ hoặc gây mê theo đường tĩnh mạch nếu sinh thiết tuyến tiền liệt nhiều mẫu. Dưới sự hướng dẫn của siêu âm đầu dò, trên đầu dò có bộ phận gắn kim và súng sinh thiết, bác sĩ quan sát trên màn hình siêu âm dựa vào đó có thể thấy khu vực cần sinh thiết, các vị trí được ưu tiên sinh thiết và đường đi của kim sinh thiết để lấy mô ra ngoài.

Thông thường sau mỗi lần sinh thiết sẽ lấy từ 6 đến 12 mẫu mô của tuyến tiền liệt. Thời gian của thủ thuật như vậy từ 15 đến 30 phút.

Sau khi sinh thiết, bệnh nhân sẽ được đặt 1 tấm gạc dài trong trực tràng khoảng 4 tiếng để hạn chế chảy máu. Khi đặt gạc, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu, có cảm giác muốn đại tiện, cảm giác này sẽ hết sau khi rút gạc.

Trong quá trình tiến hành, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu lúc kim nạp, sau khi thuốc tê hoặc thuốc mê phát huy tác dụng sẽ không còn cảm giác đau hay khó chịu nhiều.

Những vấn đề thường gặp sau khi sinh thiết tiền liệt tuyến?

Bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề sau khi làm sinh thiết như: cảm giác đau tức nhẹ sau đó giảm dần và hết sau vài giờ, chảy máu vùng hậu môn, cảm giác muốn đại tiện, đi ngoài dính máu hoặc đôi khi có lẫn máu trong nước tiểu và tinh dịch. Hầu hết những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ hết sau 3 đến 7 ngày.

Có gặp biến chứng sau khi sinh thiết tiền liệt  tuyến không?

Cũng như một số kỹ thuật y khoa khác, làm sinh thiết cũng có thể gây ra những biến chứng nhất định. Trong một số trường hợp, kỹ thuật này có thể làm tổn thương một cơ quan, gây chảy máu hoặc chấn thương mạch máu và đưa vi khuẩn vào cơ thể. Một số biến chứng khi làm sinh thiết tiền liệt tuyến là:                             

  • Nhiễm trùng tiết niệu: 0,5 – 1% bệnh nhân nhiễm trùng sau sinh thiết phải nhập viện điều trị.
  • Tiểu máu: 50% bệnh nhân có triệu chứng tiểu máu sau sinh thiết. Một số trường hợp có thể bị tiểu máu khoảng 1 tuần sau sinh thiết.
  • Chảy máu ở hậu môn: 9 – 10% bệnh nhân có triệu chứng chảy máu trực tràng hoặc đại tiện có máu.
  • Xuất tinh máu: khoảng 10% bệnh nhân có triệu chứng này.
  • Tiểu khó: 10% và một vài bệnh nhân bị bí tiểu phải đặt ống thông tiểu 1 đến 2 ngày.

Nên đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị khi có các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao
  • Chảy máu hoặc tiểu máu kéo dài
  • Đau tăng nặng
  • Sưng đau vùng gần hậu môn
  • Tiểu khó, tiểu buốt, bí tiểu
  • Có dịch đục ở đầu dương vật

Nếu bạn có các triệu chứng khác sau khi làm sinh thiết hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thăm khám và điều trị đúng cách.

Những bệnh viện thực hiện sinh thiết tiền liệt tuyến

Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Đây là cơ sở y tế tư nhân uy tín hàng đầu hiện nay trong việc khám/phát hiện/điều trị ung thư tiền liệt tuyến – trong đó kỹ thuật sinh thiết tiền liệt tuyến dưới hướng dẫn siêu âm của Vinmec Times City mang lại cải tiến đột phá cho bệnh nhân so với phương pháp thông thường: Thời gian sinh thiết nhanh, bệnh nhân không đau, kết quả chính xác.

Vinmec Times City có đội ngũ chuyên gia uy tín về bệnh lý tiết niệu – tiền liệt tuyến như BS Hoàng Thọ, BS Vũ Ngọc Thắng.

Hotline: 02439743556

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Đây là cơ sở y tế dành riêng cho người cao tuổi hiện đang thực hiện kĩ thuật sinh thiết tiền liệt tuyến truyền thống.

Liên hệ: 02435764558

Địa chỉ: 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội 435764558435764558

Bệnh viện K trung ương

Là bệnh viện ung thư tuyến đầu của cả nước, Bệnh viện K thực hiện tất cả các kỹ thuật/dịch vụ liên quan đến khám/điều trị ung thư tiền liệt tuyến – bao gồm sinh thiết tiền liệt tuyến.

Liên hệ: 0904690818

Địa chỉ: Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội