Cảm giác ngứa, da đầu bị tổn thương, tróc vảy nhiều là những biểu hiện giống nhau của bệnh vẩy nến da đầu và nấm da đầu. Với sự chủ quan, nhiều trường hợp bệnh nhân bỏ qua thăm khám, tự điều trị ở nhà dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Chính vậy, việc phát hiện sớm và đúng biểu hiện của 2 bệnh này cần được lưu ý.
Theo chia sẻ của anh Hồ Văn Cường, 36 tuổi ở Phú Yên trên trang Chuyenkhoadalieu: “Nghĩ đơn giản là do mùa mưa, đầu tóc bị ẩm ướt nên ngứa ngáy khó chịu và xuất hiện gàu là bị nấm da đầu. Nhưng sau khi dùng đủ loại dầu gội trị nấm da đầu hay một số mẹo dân gian nhưng triệu chứng vẫn không cải thiện đáng kể. Hình như càng ngày thì các mảng gàu trắng to hơn và có xu hướng lan rộng xuống cả rìa chân tóc. Lo quá nên đi khám và bác sĩ chẩn đoán tôi bị vảy nến da đầu nặng, cần điều trị trong thời gian dài.”
Anh Cường là một ví dụ điển hình của việc tự chẩn bệnh trong khi các không nắm rõ các kiến thức cơ bản về bệnh và mua thuốc tự điều trị tại nhà không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến bệnh thêm nặng.
Theo Bs chuyên khoa Da liễu Phạm Bích Vy: Phân biệt 2 bệnh lý này có thể dựa vào hiện tượng tóc rụng nhiều hay ít.
Bệnh vẩy nến
Nguyên nhân
Về cơ bản, chưa có nguyên nhân thực sự rõ ràng dẫn đến bệnh vẩy nến, tuy nhiêu có nhiều yếu tố dẫn đến bùng phát bệnh vẩy nến như môi trường ô nhiễm, hệ miễn dịch suy giảm, tâm lý căng thẳng kéo dài, thời tiết khô hanh…
Biểu hiện
· Khi bị vẩy nến, da đầu của bệnh nhân thường xuất hiện các mảng bị đỏ, sau đó lớp vảy đóng nhiều, dày lên trắng như xà cừ, có nhiều lớp. Xuất hiện những dát đỏ ửng hoặc hồng kèm theo nhiều vảy trắng giống gàu bong tróc. Khác với gàu da đầu do bị gàu thường trắng và không bị tổn thương đỏ như bệnh vảy nến.
· Các lớp vảy nến tích tụ ngày càng nhiều xếp chồng lên nhau sờ vào thấy phân rõ ranh giới với vùng da khác, cộm lên và ráp da.
Thậm chí, ở một vài giai đoạn, da sẽ xuất hiện các mụn nước, khi vỡ ra sẽ để lại vảy cứng và bong tróc liên tục.Khi vẩy nến ở tình trạng nặng sẽ xuất hiện những giọt sương huyết. Với vẩy nến da đầu sương huyết xuất hiện ở vùng trán và những nơi tóc không mọc rất mất thẩm mỹ và gây ra sự tự ti cho người bệnh. Những tổn thương bệnh vảy nến thường có xu hướng lan ra phía trước trán qua lớp tóc tạo thành hình móng ngựa.
Nấm da đầu
Nguyên nhân
Khác với bệnh vẩy nến, nấm da đầu xuất hiện khi chủ thể vệ sinh kém, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, để tóc ướt khi đi ngủ hoặc do lây từ người khác.
Biểu hiện
Da đầu khi bị nấm sẽ xuất hiện các mảng tròn rộng, sau đó có các vết lở loét, viêm nhiễm. Ở thể nhẹ, da đầu bệnh nhân sẽ có nhiều các hạt bụi gàu nhỏ li ti, ở thể nặng gàu sẽ bám thành từng mảng. Da ngứa, do bị viêm nhiễm nên thường có mùi hôi, tóc khô xơ, bết dính và dễ bị gãy rụng. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác.
Mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng vẩy nến và nấm da đầu đều ảnh hưởng tới sinh hoạt và tâm lý người bị bệnh. Do vậy, khi có các biểu hiện không bình thường, bệnh nhân nên đến các cơ sở thăm khám hoặc sử dụng các loại thuốc, chế phẩm đúng, phù hợp, an toàn, tránh tình trạng bệnh lây lan hoặc bùng phát không kiểm soát.
Ngoài việc nhận biết bệnh thông qua các biểu hiện bên ngoài để chắc chắn hơn tốt nhất người bệnh nên thực hiện xét nghiệm lớp biểu bì da để tìm ra nguyên nhân gây vảy da đầu và nhiều triệu chứng khác. Để chẩn bệnh chính xác cần làm sinh thiết, từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh.
Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc nhất là sử dụng thường xuyên mỗi ngày và kéo dài, vì thuốc có thể ngấm vào máu gây một số tác dụng phụ không mong muốn. Và sau khi ngưng thuốc bệnh có thể tái phát nặng hơn. Do đó, nếu gặp phải những bất thường nghi ngờ mắc bệnh hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được giúp đỡ.
Be the first to write a comment.