Ăn dặm là một giai đoạn có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển về thể chất , trí tuệ của trẻ sau này. Vì vậy vấn đề tuổi nào thì nên cho trẻ ăn dặm là điều cần biết đối với các cha mẹ.
Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là giai đoạn chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn dạng đặc hơn. Ăn dặm là cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn ngoài sữa mẹ như : bột, cháo ,rau xanh, các loại hoa quả…
Ăn dặm là một hành trình đầy gian nan và thú vị đối với cả mẹ và bé. Quá trình này trẻ sẽ chuyển từ chế độ chỉ dùng dạng lỏng ( sữa mẹ hoặc sữa công thức) sang ăn thức ăn dạng sệt rồi đến dạng đặc . Vì thế các mẹ không nên vội vã, cần thực hiện từ từ cho bé làm quen và thích nghi dần dần.
Tuổi nào thì nên cho trẻ ăn dặm
Đối với các mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế trước đây trong nuôi con thì việc lo lắng không biết khi nào thì nên cho trẻ ăn dặm. Và khi nào cho trẻ ăn dặm thì là tốt nhất
Theo các bác sĩ Nhi khoa khuyến cáo thì trẻ được 6 tháng tuổi thì các mẹ cho trẻ bắt đầu ăn dặm, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn thiện hơn và có tiết ra một loại enzyme có chức năng tiêu hóa tinh bột và các loại dinh dưỡng khác được đưa vào đường ruột . Giai đoạn này cơ thể trẻ phát triển mạnh mẽ, sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng nữa, nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho trẻ qua ăn dặm là cần thiết.
Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện để thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn lạ, và cơ thể bé cũng chưa có những enzym để tiêu hóa được các thức ăn khó tiêu hóa ngoài sữa mẹ. Từ đó sẽ dẫn đến khó hấp thu, đầy bụng chướng hơi , và những rối loạn trong hệ tiêu hóa của trẻ. Dẫn đến bé sẽ tiêu chảy , táo bón , chậm lên cân, chán ăn.
Nếu cho trẻ ăn dặm muộn, sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất của trẻ cả về số lượng các loại chất dinh dưỡng , cả về chất lượng các chất cần được cung cấp . Điều này sẽ làm trẻ chậm lớn, chậm lên cân, phát triển không đầy đủ.
Vì vậy tuổi nào thì nên cho trẻ ăn dặm là điều rất quan trọng .
Cách chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì các mẹ nên lựa chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng:
- Nhóm cung cấp đường : nhóm cung cấp đường chủ yếu trong thức ăn của người lớn chúng ta là từ tinh bột như gạo, khoai , sắn … Đối với trẻ nhỏ, khi mới bắt đầu tập ăn dặm thì các mẹ sử dụng gạo tẻ để cho trẻ bắt đầu tập ăn. Bắt đầu bằng các bữa cháo loãng, sau ăn độ đặc tăng dần rồi đến bột đặc hơn.
- Nhóm cung cấp chất đạm: thịt lợn nạc, thịt gà , lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu hóa được khuyên dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó trẻ ăn nhiều loại thức ăn cung cấp đạm hơn như thịt bò, các loại thịt đỏ, hải sản …
- Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 và nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng ( dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu lạc …). Có thể dùng trong chế biến thức ăn cho trẻ hoặc trộn cùng vào bát cháo ăn dặm của trẻ.
- Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả, hoa quả . Đây là nhóm tuy không cung cấp nhiều năng lượng nhưng rất cần thiết vì cung cấp các loại vitamin cho cơ thể, cung cấp chất xơ cho đường ruột .
Việc lựa chọn thực phẩm rất quan trọng, các mẹ nên lưu ý trong cách chọn thực phẩm hằng ngày cho trẻ ăn dặm .
Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách
Để trẻ phát triển tốt, thì nên bắt đầu ăn dặm từ lúc 6 tháng tuổi. Giai đoạn này trẻ vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần/ ngày. Trẻ ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi.
Để giúp trẻ ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thu tốt, mẹ cần chú ý
· Đa dạng các loại thực phẩm , thực phẩm giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…).; vì thể tích dạ dày trẻ còn nhỏ, việc đưa các thức ăn giàu năng lượng vào sẽ giúp trẻ ăn một lượng thức ăn vừa phải nhưng vẫn có đủ năng lượng được cung cấp.
· Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng để hỗ trợ tiêu hóa và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Và đặc biệt là phải không được ép trẻ ăn. khi trẻ có dấu hiệu không muốn ăn, thì không ép trẻ ăn, không thì sau đó trẻ rất sợ phải ăn các thức ăn đó. Thay đổi bữa ăn thường xuyên để đa dạng các loại thực phẩm được cung cấp, đa dạng các chất dinh dưỡng được cung cấp và để biết trẻ thích ăn gì .
· Với trẻ ăn kém hoặc vừa trải qua những ngày bị ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…
· Khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ uống thêm nước , nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và các loại chất xơ phù hợp để hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra trẻ vẫn bú sữa mẹ hay sữa công thức như trước, vì thức ăn qua ăn dặm ở giai đoạn bắt đầu chỉ hỗ trợ thêm dinh dưỡng chứ chưa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trẻ được.
· Nên tránh dùng những loại có chứa nhiều hay các loại nước có gas, kẹo kem, kẹo que, sẽ làm hỏng men răng và dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.
Ăn dặm là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển thể chất , trí tuệ của trẻ. Để trẻ hoàn thiện cơ thể khỏe mạnh và đầy đủ, các mẹ cần biết cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển đó.
Tuổi nào thì nên cho trẻ ăn dặm là kiến thức hữu ích với mỗi bà mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ, và có những kiến thức này thì việc làm mẹ sẽ trở nên dễ dàng và nhiều điều thú vị hơn.
Be the first to write a comment.