Viêm loét dạ dày đang trở thành nỗi lo thường trực trong cuộc sống hiện đại khi mà nguyên nhân gây nên bệnh chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và thói quen ăn uống không lành mạnh. Chính vì vậy, ăn gì, kiêng gì để vừa đảm bảo sức khỏe lại tốt cho việc điều trị bệnh là hết sức cần thiết đối với người bệnh.
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp các bệnh nhân viêm loét dạ dày nhanh chóng đẩy lùi bệnh bên cạnh phương pháp điều trị y học. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân đau dạ dày:
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
Rau xanh và hoa quả nói chung rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Bởi vì, trong rau xanh và hoa quả có chứa rất nhiều vitamin, chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động được trơn tru, hạn chế táo bón. Rau xanh và hoa quả cũng khá mềm nên khi đi vào dạ dày sẽ không gây ảnh hưởng tới các vết viêm loét dạ dày (do không tạo ma sát lớn với thành dạ dày. Bên cạnh đó, rau xanh còn có khả năng loại bỏ được những chất độc tích tụ trong dạ dày, trong ruột.
Một số loại rau xanh, hoa quả mà người viêm loét dạ dày nên bổ sung thường xuyên: súp lơ trắng, cải bắp, củ cải trắng, táo, việt quất, mâm xôi, dâu tây,…
Ăn thực phẩm giàu chất đạm
Thịt, trứng, sữa, đậu nành là những thực phẩm rất giàu chất đạm mà người bị viêm loét dạ dày nên ăn. Thực phẩm nhiều đạm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, giảm triệu chứng khó tiêu, ăn không tiêu từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên kiểm soát lượng đạm, protein nạp vào cơ thể, quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho cơ thể.
Ăn thực phẩm mềm, xốp không cứng
Bánh mì, bánh bao, khoai lang, khoai tây luộc là những đại diện tiêu biểu cho danh mục những thực phẩm mềm và xốp. Chúng có công dụng thấm hút axit rất tốt khi đi vào dạ dày nên có thể làm giảm lượng axit (nguyên nhân gây bệnh) trong đó.
Ngoài ra những thực phẩm sau đây cũng có công dụng chữa viêm loét dạ dày rất tốt:
- Dầu oliu chứa phenol, đóng vai trò như một chất chống vi khuẩn và ngăn ngừa sự hoạt động của vi khuẩn H. pylori và bảo vệ lớp lót của dạ dày.
- Mật ong giúp ức chế vi khuẩn gây hại trong dạ dày, giúp chữa lành vết loét, viêm dạ dày.
- Tỏi chứa các chất kháng khuẩn cực mạnh và có khả năng hạn chế sự hoạt động của H. pylori.
- Trà xanh có công dụng chống viêm, chống oxy hóa và làm lành các vết viêm loét dạ dày.
Người bị viêm loét dạ dày nên kiêng gì cho nhanh khỏi
Đối với người bị viêm loét dạ dày, thực phẩm ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh cần tránh sử dụng những đồ ăn, thức uống sau:
Chất kích thích, có cồn
Rượu, bia, thuốc lá, cafe là những chất kích thích không tốt cho dạ dày. Nếu được sử dụng nhiều, chúng sẽ làm tổn thương chức năng của dạ dày, làm dạ dày tiết dịch tiêu hóa quá mức dẫn đến tổn thương, viêm loét.
Thức ăn có chứa nhiều axit
Nguyên nhân chính gây lên viêm loét dạ dày là do dư thừa axit. Do vậy, người bệnh không nên ăn những thức ăn có chứa nhiều axit như: cam, chanh, bưởi, dưa muối, cà muối, nước có ga…
Thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán
Người bị viêm loét dạ dày nên tránh xa những đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ như gà chiên, cá chiên, tôm chiên,… Bởi vì những đồ ăn này dai và khó tiêu nên khi đi vào dạ dày, chúng sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, cọ xát với các vết loét đã sẵn có và khiến viêm loét dạ dày trầm trọng hơn.
Thức ăn cay nóng
Thức ăn cay nóng, nhiều ớt như: mỳ cay, kim chi,…cực kỳ hại cho dạ dày. Những đồ ăn này sẽ khiến ruột bị kích thích và làm nóng vùng thượng vị khi đi vào cơ thể. Không dừng lại ở đó, chúng còn làm vết loét lan rộng, có thể gây ra chảy máu dạ dày cực kỳ nguy hiểm.
Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày
Để mau chóng thoát khỏi những vết viêm loét dạ dày gây đau đớn, bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày nên đề ra cho mình một chế độ sinh hoạt cân bằng và hiệu quả. Sau đây là một số gợi ý:
- Giữ tinh thần thoải mái: luôn để tâm trí được thoải mái, suy nghĩ tích cực, cân bằng giữa thời gian chăm sóc bản thân và công việc.
- Nhai kỹ khi ăn, ăn từ từ, không nên ăn quá no trong một bữa. Không nên ăn quá nóng, hoặc quá lạnh.
- Nếu bệnh tái phát theo chu kỳ, bệnh nhân nên chú ý chăm sóc sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Nếu sức đề kháng bị suy giảm, bệnh sẽ có khả năng tái phát trở lại.
- Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày nhưng không vận động quá mạnh nếu các vết viêm loét vẫn còn. Nhờ vậy, cơ thể sẽ được tăng cường trao đổi chất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn làm giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.
- Uống nhiều nước có thể nước lọc, nước canh, sinh tố để làm mát để giúp cơ thể luôn đủ nước.
Để viêm loét dạ dày sẽ không còn là một nỗi lo thường trực, bệnh nhân đã nắm rõ những hiểu biết cơ bản về bệnh và chế độ ăn uống phù hợp. Tất cả những điều đó sẽ giúp bệnh nhân mau chóng chữa trị viêm loét dạ dày thành công.
Be the first to write a comment.