Rate this post

Đau vùng thượng vị là đau vùng bụng trên rốn và phần phía dưới xương ức. Nhiều người chưa biết rõ về bệnh thường nhầm đau vùng thượng vị là đau dạ dày và tự ý mua thuốc dạ dày để chữa trị. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy.

Vùng thượng vị nằm ở đâu?

Vùng thượng vị là vùng bụng trên rốn và phần phía dưới xương ức. Ở vị trí này, vùng thượng vị rất dễ nhầm lẫn với dạ dày.

Nguyên nhân gây đau vùng thượng vị 

  1. Khó tiêu

Sau khi ăn, dạ dày sẽ tạo ra acid để tiêu hoá thức ăn, và acid này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày gây nên tình trạng khó tiêu với các triệu chứng : ợ hơi, đầy hơi, buồn nôn và đau vùng thượng vị

 2. Trào ngược dạ dày thực quản

Acid và pepsin trong dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng đau ở  ngực và cổ họng, ho dai dẳng và đau vùng thượng vị

3. Ăn quá nhiều


Tuy dạ dày linh hoạt nhưng khi ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày mở rộng vượt quá giới hạn bình thường, nó sẽ gây ra các áp lực lên các cơ quan xung quanh dạ dày và gây đau vùng thượng vị. Ngoài ra ăn quá nhiều cũng gây nên tình trạng khó tiêu, trào ngược axit và ợ nóng.

4. Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose là nguyên nhân khác dẫn đến đau vùng thượng vị 

Khi ăn các thực phẩm đường sữa sẽ gây đau vùng thượng vị và các triệu chứng chuột rút, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy

5. Uống quá nhiều rượu


Uống quá nhiều rượu cùng một lúc hoặc uống quá nhiều rượu trong thời gian dài có thể gây viêm ở niêm mạc dạ dày. Tình trạng viêm này có thể dẫn đến đau vùng thượng vị và các vấn đề tiêu hóa khác.

6. Viêm thực quản, viêm loét dạ dày

Niêm mạc của ống thực quản, niêm mạc của dạ dày bị tổn thương do vi khuẩn hoặc tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều thuốc ( vd: nhóm thuốc chống viêm không steroid)
Các triệu chứng bao gồm : đau vùng thượng vị và buồn nôn, nôn, các dấu hiệu chảy máu bên trong, chẳng hạn như đau dạ dày, mệt mỏi và khó thở …

7. Thoát vị

Thoát vị gián đoạn xảy ra khi một phần của dạ dày đẩy lên qua cơ hoành và vào ngực.
Ngoài đau vùng thượng vị, còn có  các triệu chứng phổ biến khác của thoát vị như:  viêm họng, khó nuốt, khó chịu ở ngực.. 

8. Bệnh về gan

Bệnh viêm gan gây ra các triệu chứng lâm sàng như chán ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị lan ra sau lưng. 

Áp xe gan cũng gây ra đau vùng thượng vị, là tình trạng gan sưng to, có mủ do nhiễm khuẩn. Là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng nên cần phải điều trị kịp thời 

9. Viêm túi mật, sỏi mật

Các vấn đề bất thường xảy ra với túi mật cũng gây nên đau vùng thượng , gây nên cơn đau dữ dội gần phía trên bên phải của dạ dày sau khi ăn, phân màu đất sét, gây vàng da…

10. Mang thai

Khi mang thai sẽ cảm thấy đau vùng thượng vị nhẹ do hiện tượng trào ngược acid hay do áp lực lên bụng từ việc tử cung mở rộng. Nếu đau nặng và kéo dài có thể đã gặp phải tình trạng nghiêm trọng hơn, cần đến bác sĩ để khám và điều trị.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng thượng vị và mỗi một nguyên nhân lại cần một cách điều trị bệnh khác nhau. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu đau vùng thượng vị hãy đến các cơ sở y tế để khám và có các biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.