Rate this post

Bạch cầu đóng vai trò sống còn để giúp cơ thể chống lại bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Việc thiếu hoặc thừa bạch cầu đều dẫn đến những bệnh nguy hiểm cho con người. 

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu(bạch huyết cầu) – là các tế bào miễn dịch. Là một trong những thành phần của máu để chống bệnh truyền nhiễm và vật thể lạ trong máu.

Bạch cầu ở dạng trong suốt, kích thước lớn và có nhân. 

Có 3 loại tế bào bạch cầu gồm: Bạch cầu hạt ( bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính);  bạch cầu lympho và bạch cầu mono.

Bạch huyết cầu có vai trò quan trọng trong cơ thể

Số lượng bạch cầu như thế nào là bình thường?

Bạch cầu là tế bào bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu là WBC (white blood cell). Một người bình thường thì số lượng bạch cầu trung bình (WBC)/ 1 đơn vị máu khoảng 7.000 bạch cầu/mm3 máu (dao động từ 4.000 – 10.000 bạch cầu/mm3). 

Một bạch cầu gồm có: đa nhân trung tính (1.700 – 7.000 trong 1 mm3); đa nhân ái toan (50 – 500 trong 1 mm3); đa nhân ái kiềm (10 – 50 trong 1 mm3); bạch cầu mono (100 – 1.000 trong 1 mm3); bạch cầu lympho (1.000 – 4.000 trong 1 mm3).

Bạch cầu có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Vì thế số lượng bạch cầu thấp hoặc tăng quá cao đều là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề bất thường về sức khỏe. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu.

Thế nào là bạch cầu thấp? 

Bạch cầu thấp là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính thấp thất thường.  Ở người lớn, số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microlit máu dưới 1500 thì gọi là hiện tượng bạch cầu thấp. 

Số lượng bạch cầu trung tính dưới 1000/1 microlit máu, đặc biệt dưới 500 bạch cầu trung tính/ 1 microlit sẽ rất nguy hiểm.

Bạch cầu thấp có sao không? Do bạch cầu trung tính tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập, chống nhiễm trùng, bệnh do vi khuẩn gây nên. Nếu bạch cầu giảm sẽ làm yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, bạn dễ mắc bệnh nhiễm trùng, lao, sốt xuất huyết, viêm gan, ung thư máu.

Bạch cầu cao là như thế nào?

Bạch cầu tăng cao là hiện tượng số lượng bạch cầu trên 1 microlit máu cao hơn mức bình thường. Nếu xét nghiệm thấy trên 8.000/ml là bạch cầu cao. Nếu bạch cầu cao từ 100.000/ml trở lên thì có thể la do ung thư máu rất nguy hiểm.

Bạch cầu tăng cao sẽ làm suy giảm miễn dịch nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ quan gây ra viêm phổi, áp xe gan; ung thư máu với những triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, sốt vặt, yếu cơ, chảy máu cam. Lúc này cần đi xét nghiệm bạch cầu ngay.

Xét nghiệm bạch cầu như thế nào?

Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm huyết học về bạch cầu dựa trên 5 thành phần gồm: bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu mono, bạch cầu lympho và bạch cầu hạt chưa trưởng thành.

Quy trình như sau:

B1: Điều dưỡng viên hoặc kỹ thuật viên trực tiếp lấy máu người bệnh. Ghi đầy đủ và rõ ràng tên, tuổi người bệnh, số thứ tự lấy máu của người bệnh vào ống nghiệm, ghi số thứ tự vào giấy xét nghiệm, thời gian lấy kết quả xét nghiệm vào sổ khám của người bệnh.

B2: Kỹ thuật viên vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn, đeo găng tay sạch

B3:Chọn vị trí lấy máu, khi chọn nên buộc dây garo chắc chắn phía trên chỗ lấy máu tầm 3 – 5 cm.

B4: Sát khuẩn tại vị trí lấy máu bằng cồn 700 dọc từ trên xuống, dùng bông thứ hai để sát trùng bằng cách xoáy chôn ốc từ trong ra ngoài với đường kính 10cm. Rồi chọc kim qua da vào tĩnh mạch, kéo pít tông để lấy lượng máu cần thiết.

B5: Lấy máu xong, tháo dây ga rô, rút kim nhanh, căng vùng da cần cầm máu và dùng bông khô ấn vào vị trí lấy máu. 

B6: Bơm máu từ từ vào ống nghiệm, nếu khi lấy máu có sử dụng chất chống đông máu thì cần lắc nhẹ ống nghiệm trong 30s.

B7: Xếp ống nghiệm đã lấy máu vào đúng thứ tự, tháo bỏ găng tay.

Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm bạch cầu

Xét nghiệm huyết học về bạch cầu sẽ chỉ ra số lượng, tỷ lệ % các loại bạch cầu. Từ đó biết được sự bất thường về sức khỏe cơ thể gặp phải. Và dưới đây là giải thích các chỉ số sau khi xét nghiệm bạch cầu.

– Số lượng bạch cầu (white blood cells: WBC): giá trị bình thường trong khoảng 40-10 Giga / L. 

+Tăng trong khi viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, bệnh bạch cầu. 

+Chỉ số này giảm trong máu do thiếu hụt vitamin B12, nhiễm khuẩn.

– Tỷ lệ % bạch cầu trung tính (% neutrophils: NEUT%): giá trị bình thường trong khoảng 43-76 % 

+ Tăng trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim, stress.

+ Giảm khi nhiễm virus, thiếu máu bất sản, xạ trị.

-Tỷ lệ % bạch cầu lympho (% lymphocytes: LYM%): giá trị bình thường trong khoảng 17-48%.

+Tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, suy tuyến thượng thận. 

+Giảm khi mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, ức chế tủy xương do thiếu chất, các ung thư, các steroid.

-Tỷ lệ % bạch cầu mono (% monocytes: MON%): giá trị bình thường trong khoảng 4-8%. 

+ Tăng khi nhiễm bệnh virus, kí sinh trùng, nhiễm khuẩn, ung thư, viêm ruột hoặc bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ, sarcoidosis, …

+Giảm khi thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

-Tỷ lệ % bạch cầu ái toan (% eosinophils: EOS%): giá trị bình thường trong khoảng  0,1-7%.

+Tăng trong trường hợp phản ứng dị ứng, sốt, hen hoặc tăng nhạy cảm thuốc.

+ Giảm khi sử dụng các thuốc corticosteroid.

-Tỷ lệ % bạch cầu ái kiềm (% basophils: BASO%): giá trị bình thường trong khoảng 0,1-2,5%.

+Tăng trong trường hợp rối loạn dị ứng

+ Giảm khi sử dụng thuốc corticosteroid, phản ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn cấp.

-Số lượng bạch cầu trung tính : giá trị bình thường trong khoảng 2-6,9 Giga/ L.

+ Tăng do nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim, stress, khối u, bệnh bạch cầu dòng tủy.

+Giảm trong các trường hợp nhiễm virus, thiếu máu do bất sản, dùng thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị.

-Số lượng bạch cầu lympho: giá trị bình thường trong khoảng  0,6-3,4 Giga/ L.

+Tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn mạn, tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, viêm loét đại tràng, suy thượng thận.

+ Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hóa chất trị liệu, khối u, dùng steroid, nhược cơ, rối loạn thần kinh.

-Số lượng bạch cầu mono : giá trị bình thường trong khoảng 0,0-0,9  Giga/ L.

+Tăng trong các bệnh nhiễm virus, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm khuẩn, khối u, viêm ruột, bệnh bạch cầu monocyte, u lympho, u tuỷ.

+Giảm trong thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

– Số lượng bạch cầu ái toan (EOS#): giá trị bình thường trong khoảng 0,0-0,7 Giga/ L.

+Tăng khi bị dị ứng, nhiễm kí sinh trùng giun sán, bệnh phù thần kinh, bệnh mạch máu, hội chứng tăng bạch cầu ái toan cấp.

+ Giảm khi sử dụng các thuốc corticosteroid.

-Số lượng bạch cầu ưa base ( BASO): giá trị bình thường trong khoảng 0,0-0,2 Giga/ L.

+Tăng khi bị bệnh bạch cầu, viêm, chứng đa hồng cầu, thiếu máu tan máu, dị sản tủy xương.

+Giảm trong stress, các phản ứng quá mẫn, các steroid, khi thai nghén, cường giáp, xạ trị.

Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường thì hãy đi xét nghiệm huyết học về bạch cầu tại các bệnh viện lớn như Viện huyết học và truyền máu Trung Uong, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức.