5/5 - (1 bình chọn)

Có không ít bệnh nhân thắc mắc sa búi trĩ là gì? Và liệu rằng búi trĩ có tự động co lên được không. Hãy theo dõi bài viết để được giải đáp về những thắc mắc trên.

Sa búi trĩ là gì?

Búi trĩ hình thành do hai nguyên nhân: tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép dẫn đến tắc nghẽn mạch máu tạo thành búi trĩ và vùng da thừa ngoài cửa hậu môn gây ra búi trĩ. Bình thường búi trĩ không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường trực. Bệnh nhân chỉ có thể tự phát hiện búi trĩ khi xảy ra tình trạng sa búi trĩ, tức là khi mức độ bệnh nặng hơn. 

Theo các chuyên gia, để nhận biết sa búi trĩ, đơn giản nhất là quan sát hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn khi bệnh nhân đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Thông thường sau một thời gian đại tiện khó khăn và hậu môn chảy máu, bệnh nhân sẽ gặp phải trường hợp sa búi trĩ. 

Cách phân loại cấp độ sa búi trĩ

Vì trĩ được chia thành 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại nên cấp độ của sa búi trĩ cũng có những khác biệt nhất định. 

Với bệnh trĩ nội

Cấp 1: Sa búi trĩ vừa mới hình thành nhưng chưa sa ra ngoài. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là chảy máu hậu môn. 

Cấp 2: Búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài mỗi lần đại tiện. Sau đó búi trĩ tự co vào được. 

Cấp 3: Búi trĩ lòi ra ngoài nhưng cần dùng tay đẩy vào, mất khả năng tự co búi trĩ. 

Cấp 4: Với cấp độ nặng, búi trĩ lòi ra ngoài mà không nhét vào được nữa. Đặc biệt khi vận động mạnh, ho khan, ngồi xổm,… 

Với bệnh trĩ ngoại

Giai đoạn nhẹ: Búi trĩ được hình thành là các búi tĩnh mạch, da thừa ở hậu môn. Chúng có thể tự xẹp xuống và dùng tay ấn vào. 

Giai đoạn nặng: Búi trĩ lòi ra ngoài và không thể tự can thiệp, cần đến y khoa để điều trị búi trĩ. 

Ngoài ra, người bệnh cần quan sát thêm màu sắc búi trĩ, cảm giác đau đớn và mức độ chảy máu khi đại tiện, nhiệt độ cơ thể, sắc mặt,… để xác định chính xác cấp độ của sa búi trĩ. 

Để tăng thêm độ tin cậy và chắc chắn, người bệnh nên đến các phòng khám, bệnh viện uy tín chất lượng để tiến hành các xét nghiệm và tiến hành điều trị. Thời gian phát hiện càng sớm, quá trình chữa sa búi trĩ lại càng đơn giản hóa và an toàn hơn rất nhiều. 

Sa búi trĩ có biến chứng và nguy hiểm không?

Sa búi trĩ là một biểu hiện của bệnh trĩ. Tuy ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng sa búi trĩ sẽ để lại nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến sức khỏe trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Những biến chứng bất tiện sa búi trĩ có thể gây ra cho người bệnh là: 

  • Đau đớn: Búi trĩ càng lớn và càng sa ra ngoài thì mức độ đau đớn càng lớn. Lúc này các cơ vòng hậu môn hoạt động liên tục để đào thải phân ra ngoài, dẫn đến tình trạng sa nghẹt búi trĩ. 
  • Ngứa ngáy, viêm nhiễm: Có thể xem búi trĩ là một “vết thương hở”, về lâu dài sẽ xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Chất thải bị đọng tại cửa hậu môn mà không thể thải ra bên ngoài sẽ tạo thành mùi hôi, lở loét. Thậm chí trường hợp chảy dịch mủ, sưng tấy cũng không hề hiếm gặp. 
  • Bất tiện trong sinh hoạt: Sa búi trĩ ở cấp độ nặng sẽ sa hẳn ra ngoài, khiến người bệnh gặp nhiều trắc trở trong vấn đề hoạt động. Đặc biệt trĩ khiến bệnh nhân không thể ngồi thẳng, không thể đi lại, không thể mang vác vật nặng hoặc hoạt động với cường độ cao. 
  • Ảnh hưởng sức khỏe: Sa búi trĩ khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, người uể oải. Theo đó là sự tư ti, tâm lý mặc cảm, stress. Những triệu chứng đó đều tạo nên tổn thương cho cơ thể của người bệnh.
  • Biến chứng: Rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng máu, viêm trực tràng, ung thư hậu môn, ung thư trực tràng,… là các biến chứng thường gặp khi bị sa búi trĩ. Kèm theo đó chính là cảnh báo nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.  

Búi trĩ có tự động co lên được không?

Có không ít bệnh nhân ngoài việc thắc mắc sa búi trĩ là gì thì lo lắng về việc búi trĩ có thể tự co lên được không. Trên thực tế, bệnh trĩ hiện nay không còn là bệnh hiếm gặp. Thế nhưng không hẳn ai cũng hiểu rõ các vấn đề về bệnh trĩ này. 

Dựa vào tình trạng và mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán búi trĩ có tự động co lên được không. Cụ thể, khi người bệnh vừa mắc bệnh hoặc mắc bệnh ở mức độ nhẹ (cấp 1 và cấp 2) thì búi trĩ có thể tự co lên được. Thế nhưng khi bước vào giai đoạn 3 và giai đoạn 4, thường thì búi trĩ sẽ mất chức năng “tự động” và hoàn toàn sa hẳn ra ngoài hậu môn. Lúc này bệnh nhân có thể cần nhờ đến sự can thiệp y tế và bác sĩ để nhét búi trĩ vào lại hậu môn. 

Tóm lại, vấn đề sa búi trĩ là gì và búi trĩ có tự động co lên được không đã được giải đáp. Nếu như người bệnh có một trong các biểu hiện trên, cần lập tức đến các cơ sở y tế chuyên môn để khám chữa. Đồng thời, bạn nên tạo cho mình thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần để đảm bảo và bảo vệ sức khỏe ở mức tối đa. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Xin chúc sức khỏe!

Xem thêm

Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh trĩ