5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh trĩ là một căn bệnh nguy hiểm nhưng ít ai chú ý đến vì suy nghĩ chủ quan nó sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến sức khoẻ. Tuy nhiên, những biến chứng của căn bệnh này có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khoẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để tránh những biến chứng của căn bệnh này bạn cần biết được phân độ trĩ như thế nào và mức độ nào đáng báo động.

Bệnh trĩ là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một căn bệnh đường tiết niệu do hình thành những cục thịt mềm tại ống hậu môn hoặc viền hậu môn tạo nên búi trĩ. Đây là những đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn chịu áp lực lớn từ ổ bụng khiến chúng bị căng giãn quá mức.

Khi mới hình thành, các búi trĩ có kích thước nhỏ nhưng nếu không điều trị kịp thời, chúng có thể tăng lên và tạo nên nhiều biến chứng như búi trĩ sưng tấy, bội nhiễm và lở loét do tắc nghẽn và sa xuống quá nhiều.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ là chảy máu ở đường hậu môn và ban đầu chỉ là chút ít, khi đến giai đoạn cuối, máu đỏ tươi sẽ chảy càng nhiều khiến bệnh nhân bị đau đớn và thiếu máu, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, trong đó nguyên nhân chính là do sự co giãn quá mức giữa các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn gây nên các búi trĩ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thường gặp:

  • Do táo bón kéo dài: Những người bị táo bón thường xuyên và kéo dài có thể khiến các cơ vùng hậu môn bị chịu áp lực rất lớn, làm căng phình tĩnh mạch gây nên bệnh trĩ. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên có sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều rau và uống nhiều nước, không ăn nhiều thức ăn có tính nóng.
  • Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học như ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nghiện đồ ăn nhanh, bia rượu… sẽ khiến đường tiêu hóa kém hoạt động, gây nên táo bón và sung huyết hậu môn, lâu dài sẽ gây nên bệnh trĩ.
  • Do công việc: Những người ngồi làm việc nhiều ở văn phòng, ít đi lại, không tập thể thao thường xuyên có thể làm tăng áp lực lên thành hậu môn gây nên bệnh trĩ. Bên cạnh đó, những người phải đứng nhiều như nhân viên thu ngân hoặc phải khuân vác nặng cũng có thể bị trĩ.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: Phụ nữ mang thai và sau sinh có thể bị trĩ và táo bón nặng do tử cung to lên chèn ép sang các cơ quan khác như nội tạng và trực tràng gây nên áp lực ở ổ bụng, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.
  • Do tuổi tác: Những người cao tuổi thường dễ bị bệnh trĩ bởi tĩnh mạch vùng hậu môn ở người già thường bị suy yếu theo thời gian khiến các búi trĩ có điều kiện hình thành và phát triển mạnh.

Cách phân độ trĩ theo mức độ bệnh

Tùy theo diễn biến bệnh trĩ được phân thành 4 độ theo mức độ bệnh tăng dần, trong đó bệnh trĩ độ 4 là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Cụ thể cách phân độ trĩ như sau:

  • Trĩ độ 1: Đây là giai đoạn mới bắt đầu bị, biểu hiện là vùng hậu môn có dấu hiệu đại tiện ra máu, máu có thể lẫn trong phân hoặc chảy giọt ra ngoài. Khi nội soi niêm mạc thì sẽ thấy các nốt to nhỏ có màu đỏ. Lúc này, các búi trĩ chỉ có kích thước nhỏ và không bị lòi ra bên ngoài hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Đây là giai đoạn sau của bệnh trĩ. Ở giai đoạn này, hiện tượng chảy máu sẽ diễn ra nhiều hơn và bệnh nhân dễ có nguy cơ bị viêm nhiễm, sưng và đau đớn ở vùng hậu môn. Lúc này, các búi trĩ phát triển to hơn và lòi ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện nhưng sau đó vẫn có thể tự thu vào được. Khi nội soi ta sẽ thấy các lớp niêm mạc dần dày hơn, các búi trĩ chuyển màu đỏ tím và có kèm theo dịch tiết.
  • Trĩ độ 3: Đây là giai đoạn bệnh phát triển nặng hơn, gây nên cảm giác khó chịu và đau đớn gấp đôi giai đoạn trước. Lúc này, búi trĩ phát triển ngày càng to hơn, niêm mạc dày hơn nhiều và thô ráp, có màu hồng đậm. Khi bệnh nhân đi đại tiện, các búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn và không thể tự thu vào được. Nguy hiểm hơn, lúc này người bệnh chỉ cần rặn, ho, đi bộ hoặc khom lưng thôi búi trĩ cũng có thể bị lọt ra ngoài.
  • Trĩ độ 4: Đây là giai đoạn trĩ cực nặng, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn và chúng ta không thể dùng tay nhét vào bên trong được nữa. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ vòng bị co thắt dẫn đến máu kém lưu thông làm các búi trĩ sưng và tắc nghẽn, lâu ngày có thể dẫn đến hoại tử, đau nhức và nghẹt búi trĩ.

Bệnh trĩ ở mức độ nào đáng báo động?

Bệnh trĩ khi ở mức độ 1 và 2 là ở mức độ nhẹ và thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho bệnh nhân bằng việc sử dụng thuốc, ví dụ như các thuốc tiêu trĩ Safinar, thuốc bôi, thuốc đặt vùng hậu môn để khiến búi trĩ teo lại và biến mất. Tuy nhiên để có kết quả tốt, bệnh nhân nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập điều độ.

Bệnh trĩ ở mức độ 3 và 4 là khá nghiêm trọng và đáng báo động. Lúc này, búi trĩ đã bắt đầu sa ra ngoài và các biện pháp nội khoa thường không còn mấy tác dụng nữa mà chỉ có thể hỗ trợ điều trị một phần nào đó. Ở mức độ này, bệnh nhân cần phải làm phẫu thuật cắt bỏ trĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân sử dụng phương pháp này cũng có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như như hẹp hậu môn, đi tiêu không kiểm soát, rò âm đạo – trực tràng và thời gian tái phát bệnh trĩ cũng khá nhanh.

Do vậy, nếu phát hiện bản thân có nguy cơ mắc bệnh trĩ, bạn nên nhanh chóng đến các sở y tế để khám và điều trị ngay khi trĩ đang ở mức độ nhẹ, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm sau này và tốn kém về mặt chi phí.

Xem thêm

Bệnh trĩ có dấu hiệu gì?

Tổng quan về bệnh trĩ