Bài viết tổng hợp từ nguồn thông tin Bác sĩ Nguyễn Tiến Phúc
1.F0 không triệu chứng
KHÔNG CẦN DÙNG BẤT CỨ THUỐC GÌ cho đến khi xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sốt: Hạ sốt Paracetamol có các dạng đóng gói từ 80mg, 100mg, 150mg, 250mg, 500mg. Có thể phối hợp Ibuprofen hoặc dùng đơn độc nếu Paracetamol tác dụng ít ( không dùng ibuprofen trên sốt xuất huyết, viêm loét dạ dày thực quản…) dùng thêm Oresol vì sốt gây toát mồ hôi và thiếu nước.
- Ho: Ho nhẹ thường không cần dùng thuốc giảm ho, ho quá nhiều có thể cân nhắc dùng nếu ho khan.
- Tăng tiết dịch mũi hầu họng: có thể dùng tiêu long đờm nhưng không dùng giảm ho để phản xạ ho tống chất nhày ra ngoài.
- Đau rát họng: thường tự hết theo thời gian, không thể hết ngay được.
- Tiêu chảy: dùng Oresol
2.Kháng sinh
Phần lớn không cần dùng kháng sinh. Chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Thường chỉ nhân viên y tế mới có kinh nghiệm để đánh giá liệu bệnh nhân Covid có bội nhiễm thêm vi khuẩn hay không, thông qua thăm khám và làm 1 số xét nghiệm.
Sốt do virus ít khi kéo dài quá 4 ngày. Nếu sốt kéo dài từ 5 ngày trở lên, rất có thể bội nhiễm vi khuẩn, cần đi khám. Đã hết sốt nhưng vài ngày sau đó lại tái sốt cũng có thể gợi ý việc bội nhiễm vi khuẩn.
Điều trị kháng sinh, tốt nhất là dựa trên kháng sinh đồ.Kháng sinh không điều trị được các loại virus trong đó có Covid.
3. Kháng virus
Đối với các loại thuốc chưa cấp phép chính thức, phải dùng như một thuốc thử nghiệm lâm sàng có ký cam kết của người dùng.
Đối với những người già có hoặc không có bệnh nền, người trẻ bệnh nền nguy cơ tiến triển nặng có thể cân nhắc dùng sớm kháng virus:
- Favipiravir: không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 18 tuổi, không dùng cho bệnh nhân suy gan suy thận.
- Molnupiravir: là một thuốc dùng trong đề cương thử nghiệm lâm sàng. Nên liên hệ với y tế tuyến cơ sở để nhận cấp phát.
4. Corticoid ( dexamethasone, Medrol-Methylprednisolone)
Chỉ dùng khi có sự đánh giá tình trạng bệnh của nhân viên y tế.Dùng Corticoid trong giai đoạn sớm có thể dẫn đến bệnh trầm trọng hơn, do Corticoid ức chế miễn dịch khiến virus nhân lên nhanh và mạnh hơn.
5. Chống đông
Nên dùng dưới sự đánh giá và theo dõi của nhân viên y tế, mục đích dự phòng huyết khối trên những bệnh nhân có bệnh nền mà hiện diện nguy cơ rối loạn đông máu. Không tự ý dùng vì có thể gây ra xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng và tăng nặng tình trạng viêm loét dạ dày thực quản…
6. Khó thở nên nhập viện theo dõi.
Không tự theo dõi ở nhà. SpO2 <96% khi thở không khí bình thường, nên nhập viện
Lưu ý: Trẻ lớn thường bị nhẹ, tuy nhiên trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ bị nặng hơn.
Phần lớn chúng ta nằm trong số những ca không triệu chứng đến nhẹ nên điều trị từ không cần dùng thuốc đến dùng các thuốc đơn giản để điều trị triệu chứng! Trừ khi chúng ta muốn tự đưa mình ra làm chuột bạch cho những “thầy thuốc bán quần áo” “ thầy thuốc spa tắm trắng”… chuyển sang bán thuốc điều trị Covid..
Be the first to write a comment.