4/5 - (2 bình chọn)

Đẻ mổ ở bệnh viện phụ sản Hải Phòng có tốt hay không? Chắc hẳn đây sẽ là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người.

Bệnh viện phụ sản Hải Phòng là một trong những đơn vị ý tế cấp tỉnh đã nhận được nhiều sự tin cậy từ những bệnh nhân đã tham gia khám chữa bệnh tại đây.

Vậy để trả lời cho câu hỏi đẻ mổ ở bệnh viện phụ sản Hải Phòng có tốt hay không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận được sự giải đáp từ ICondom.

Tầm nhìn của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Trong quá trình thành lập, xây dựng và phát triển thì Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng luôn luôn chú trọng đến những công tác giải quyết những vấn đề liên quan đến người bệnh. Bệnh viện ân cần, chăm sóc thai phụ cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh, ngay cả khi trẻ bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, luôn luôn quan tâm và đặt quyền lợi của người bệnh lên hàng đầu.

Ngoài ra, bệnh viện phụ sản Hải Phòng còn cung cấp một số những dịch vụ xã hội liên quan khác như chăm sóc người bênh, dịch vụ ăn uống tại bệnh viện, đưa đón người bệnh trong quá trình thăm khám,…

Với mục đích giúp các bệnh nhân thực hiện được toàn bộ các dịch vụ chăm sóc khi đẻ mổ tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng, bệnh viện đã trang bị 2 xe ô tô để đưa đón người bệnh ra vào viện, dịch vụ mang đồ ra xe cho bệnh nhân khi xuất và nhập viện.

Vì sao nên đẻ mổ ở bệnh viện phụ sản Hải Phòng?

Bệnh viện phụ sản Hải Phòng là nơi hội tụ đông đảo đội ngũ bác sĩ giỏi. Với những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc chuyên sâu, các bác sĩ đã không ngừng học hỏi và nỗ lực trau dồi kiến thức cũng như tay nghề chuyên khoa để có thể phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất. 

Một trong những bác sĩ luôn được các bệnh nhân tin tưởng và quý mến như:

  • Bác sĩ CKI Đỗ Thị Thu Thủy
  • Thạc sĩ Vũ Thị Bích Loan
  • BS CKI Nguyễn Thị Lan
  • Bác sĩ Lê Kim Thanh
  • ThS Nguyễn Thị Thanh Khương
  • Bác sĩ CKK I Vũ Đức Thăng

Đẻ mổ ở bệnh viện phụ sản Hải Phòng có tốt hay không?

Với mục đích phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất, bệnh viện phụ sản Hải Phòng thường xuyên thực hiện việc chuyển giao các công nghệ cho các đồng nghiệp để cùng nhau nâng cao trình độ cũng như năng lực khám chữa bệnh.

Ngoài ra, bệnh viện xây dựng kế hoạch thực hiện hợp tác, chuyển giao kỹ thuật từ một số những bệnh viện từ Pháp, Mỹ.

Chia sẻ tâm tư của một bà mẹ khi đẻ ở Bệnh viện phụ sản Hải Phòng

Em vừa sinh em bé, công chúa của em đã về nhà được 2 ngày. May mắn mẹ khỏe, con khỏe nên em phải “review” ngay!
Em nhập viện, làm thủ tục BHYT mà lúc đó run nhé!

Còn đây là thực tế
Em đẻ thường. Xem bảng giá phòng xong, em “xuống tay” chọn giường yêu cầu Hạng 1 giá 600k/ngày và biết mình vượt tuyến BHYT nên chỉ được chi trả 48% giá nhà nước 203k, nghĩa là bác BHYT trả đỡ cho em 90k/ngày!
Về phần “chuyên môn thâm hậu” và máy móc hiện đại đủ đầy – “cân” hết được các ca khó thì Phụ Sản Hải Phòng là anh cả của làng y tế sản. Em chả phải nghi ngờ điều này.

Em ở phòng 4 giường, tại khu Sơ sinh mới khai trương của bệnh viện có cửa sổ view nhìn ra lưng chừng trời. Bụng bảo mình lúc đau đẻ thì thôi. Chứ lần đầu “làm chuyện này” cần phải cho mình và cho công chúa nhỏ được một cảm giác hưởng thụ, sang chảnh và thảnh thơi chút!

Phòng mới sạch đẹp lắm. Có tivi, tủ lạnh, sẵn nước nóng, vệ sinh riêng theo tiêu chuẩn “bệnh viện khách sạn” thì khỏi bàn, vì cái này nhiều mom biết về Trung tâm Sơ sinh 9 tầng rồi!

Đến phần dịch vụ: lúc chỉ hơi nhâm nhẩm đau đẻ em đã tính: Gói chăm sóc mẹ và bé 24/24 giờ do riêng 1 cô Điều dưỡng viên là 650k. (Lợi hơn so với gói chăm Ngày 300k; chăm Đêm 400k)

Dịch vụ này quá là đặc biệt nha:
Bao gồm nâng đỡ mẹ, thay áo, làm vệ sinh cá nhân sản dịch, mua giúp đồ ăn, bón cho mẹ ăn và làm tất tần tật các thứ mẹ cần, thay cho một người thân: bế bé, ru ngủ, dỗ bé khóc thay mẹ, thay tã… Tư vấn kiến thức kỹ năng chăm bé “cầm tay chỉ việc” giúp em sáng rỡ những băn khoăn mình mới chỉ học mà chưa hành…
Tính ra, nhờ mua dịch vụ này cho 2 ngày hết 1.300k, anh xã em bớt hẳn cái gánh nặng phải chạy đôn chạy đáo từ cơ quan về viện đưa cơm 4-5 bữa cho vợ; không cần lỉnh kỉnh ca, chậu, cặp lồng lôi thôi; Nhà cũng không cần cắt cử người trông nom mẹ con em trong viện. Tối đến, ông bà cô chú chỉ việc rảnh rang vào viện thăm công chúa nhỏ!

Ca sinh thường của em, may thay, chỉ tốn thời gian nằm viện đúng 2 ngày! Em nộp tạm ứng 4 triệu mà lúc chi trả chi phí y tế chỉ mất có 2,3 triệu. Khoản tiền được trả lại cho em là 1,7 triệu đủ để trả Giường VIP và dịch vụ Chăm mẹ & bé như em đã kể ở trên.
Tổng chi phí cuộc đẻ của em đó. Có 4 triệu trong ngoài mà thành công mỹ mãn: Giường nằm VIP, toà nhà 5 sao đẹp, thiết bị hiện đại hàng đầu, bác sĩ thì quá yên tâm. Hai mẹ con em có hẳn 1 “cô tiên” điều dưỡng viên.

Giờ em mới nói thật với các Mom: vợ chồng em đã từng bàn bạc mua một gói Sinh dịch vụ ở bệnh viện tư nhân 35 triệu cho 5 ngày. May mà em cân nhắc quyền lợi BHYT và giờ đây thấy cân nhắc của mình thật sáng suốt vì đã tiết kiệm được 30 triệu. Đây sẽ là ngân sách để đầu tư sữa bỉm dồi dào cho cô công chúa nhỏ của nhà em!

Chưa hết nhé! Còn một ấn tượng tuyệt vời của em nữa cần khoe các mom nhé: Ngày em được bế công chúa chào tạm biệt bệnh viện cũng là lúc một cô của Phòng Kế hoạch Tổng hợp nhẹ nhàng hồ hởi trao tay em chiếc phong bì 
Em mở phong bì có in logo và địa chỉ của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng mà ngỡ ngàng, không dám tin:
Trong phong bì, các “cô tiên” đã gửi Giấy chứng sinh của con, Giấy ra viện, Bảng kê chi phí điều trị. Đặc biệt, “cô tiên” còn làm giúp em thủ tục thanh toán BHYT hoàn toàn, trao lại phong bì có hơn 1,7 triệu đồng tiền thừa! (Nghe nói việc thanh toán này trước đây phải quay lại BV sau 15 ngày cơ đấy!) Em ra về mà nhẹ tênh! Thật là tuyệt vời!

Điểm cho BVPS Hải Phòng cho sự đổi mới từ A đến Z

Những điều mẹ cần biết khi sinh mổ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Khi mẹ bầu được sinh mổ lấy thai, bác sĩ sẽ gây tê tủy sống để giảm đau. Sau khi thuốc tê được tiêm vào tủy sống khiến mẹ bất động, mất cảm giác hoàn toàn ở nửa thân dưới, bác sĩ mổ lấy em bé ra khỏi bụng mẹ một cách dễ dàng. Mẹ sẽ có cảm giác trở lại khi thuốc tê hết tác dụng.

So với gây mê thì gây tê là biện pháp giảm đau khi sinh mang lại nhiều ưu điểm hơn cho các sản phụ: Sản phụ hoàn toàn tỉnh táo, huyết áp và nhịp tim điều hòa, hạn chế tối đa nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Nhờ được gây tê bộ phận, mẹ hoàn toàn tỉnh táo lúc sinh và mẹ – con được tiếp xúc “da kề da”: Bác sĩ lau sạch nhớt, mũi sẽ đặt bé nằm áp lên mẹ. Việc này đáp ứng mong mỏi của mẹ được gặp bé ngay sau sinh. Ngay lập tức tạo ra sự gắn kết giữa mẹ và con, là liều thuốc tinh thần giúp mẹ giảm đau, tâm lý ổn định, về sữa nhanh cho bé bú, an ủi khiến bé ít quấy khóc v.v…

Mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý thế nào?


Một mũi thuốc tê tại chỗ và thuốc giảm đau được tiêm vào vùng khoang dưới nhện liên quan trực tiếp đến quá trình sinh đẻ, gần tủy sống của sản phụ. Thuốc tê khi được bơm vào sẽ gây tê thần kinh giúp giảm đau tại phần thân dưới.
Tiếp đến là một mũi tiêm gây tê khu vực tủy sống: thuốc tê được tiêm vào sẽ tác dụng lên dây thần kinh phần thân dưới, giúp mẹ mất cảm giác.

Tổng thời gian gây tê, tùy theo từng bệnh nhân, là 2 đến 2,5 giờ đồng hồ, là kết thúc quá trình mổ lấy em bé.

Một số tác dụng phụ, nhưng sẽ hết ngay khi thuốc tê hết tác dụng:
1. Buồn nôn, nôn ói
Ngay sau khi thuốc tê được tiêm vào cột sống, thuốc tê sẽ gây buồn nôn, thậm chí là nôn mửa. Đây là phản ứng khá phổ biến nhưng sẽ nhanh chóng biến mất khi thuốc tê hết tác dụng, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi.

2. Nhức đầu là do tác dụng phụ của gây tê tủy sống. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch não tủy rò rỉ qua lỗ thủng màng cứng, làm giảm lớp rào cản đệm của dây thần kinh cảm giác, tăng áp lực não tùy, khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức đầu.

Tác dụng phụ này thường xuất hiện sau vài ngày kể từ khi sinh mổ, cũng có trường hợp xuất hiện ngay sau khi sinh và sẽ biến mất sau khoảng vài ngày.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể được thực hiện thủ thuật gây tê tủy sống.

Chống chỉ định gây tê tủy sống trong phẫu thuật là các bệnh nhân có da vùng chọc dò bị nhiễm trùng, rối loạn đông máu, cột sống bị dị tật bất thường như vẹo, gù, bệnh nhân dị ứng thuốc tê, bệnh nhân có bệnh tim nặng, bị động kinh, tâm thần.

Những trường hợp bác sĩ cần xem xét thận trọng để chỉ định gây tê cột sống các bệnh nhân sau:
• Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng
• Bệnh nhân bị viêm xương khớp
• Bệnh nhân bị đau đầu
• Bệnh nhân bị đau cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
• Bệnh nhân bị xơ mạch máu não
• Huyết áp người bệnh không ổn định
• Bệnh nhân bị thiếu máu, đông máu

TRƯỚC KHI ĐƯỢC GÂY TÊ TỦY SỐNG
• Để cải thiện hoạt động của phổi và tim, bệnh nhân cần bỏ hút thuốc lá khoảng 6 tuần trước khi phẫu thuật.
• Liệt kê tất cả các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ và cần được bác sĩ gây mê kiểm tra, nhất là các thuốc chống đông máu, thuốc tim mạch. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với thuốc, bạn cần báo ngay cho bác sĩ gây mê.
• Trong vòng 24h trước phẫu thuật, bạn tuyệt đối không được uống rượu.
• Nhịn ăn trước khi phẫu thuật 6-8 tiếng để tránh tình trạng sản phụ bị sặc hít trong quá trình gây mê, tắc nghẽn đường hô hấp do thức ăn từ dạ dày trào ngược vào khí quản.

Qua đây, bạn đọc cũng có thể nhận thấy rằng, khi đẻ mổ ở bệnh viện phụ sản Hải Phòng bệnh nhân sẽ được chăm sóc một cách toàn diện nhất, được tiến hành quy trình thăm khám bằng những kỹ thuật hiện đại nhất.

Do đó, câu hỏi đẻ mổ ở bệnh viện phụ sản Hải Phòng có tốt hay không đã không còn là vấn đề quá lớn lao nữa. Vì chắc hẳn khi đọc đến đây, các bạn đã cảm nhận được sự uy tín, cũng như mức độ tin tưởng của bệnh viện phụ sản Hải Phòng.

Trên đây là những thông tin giải đáp khi đẻ mổ ở bệnh viện phụ sản Hải Phòng mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giải đáp được những thắc mắc của các bạn.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của ICondom.