5/5 - (1 bình chọn)

Sùi mào gà là bệnh mụn cóc sinh dục, do một loại virut gây u nhú có nhiều gai nhỏ giống như mào gà gây ngứa đó là virut Human papilloma (HPV) thường bị sùi ở bộ phận sinh dục. Gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến âm đạo và các bộ phận liên quan.

Bệnh sùi mào gà có gây ngứa không?

Đã có nhiều người nghi vấn bị sùi mào gà có gây ngứa hay không. Có một số trường hợp xuất hiện những nốt sùi nhỏ nhưng lại chủ quan cho đó là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nhưng đây lạ chính là triệu chứng của bệnh. Thường sau khoảng thời gian từ 2 – 9 tháng ủ bệnh bạn sẽ thấy xuất hiện những nốt mụn sùi mào gà có màu hồng, bề mặt sần sùi, hơi mềm. Lúc đầu các nốt sùi mào gà thường gây ẩm ướt, có thể mọc riêng lẻ hoặc liên kết lại với nhau thành từng đám. Vì vậy không gây đau và ngứa, cho nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua làm cho kích thước mụn sùi ngày càng to hơn trước.

Sùi mào gà không gây đau ngứa.

Tuy nhiên sùi mào gà thường xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm nên cũng có khả năng gây ngứa. Nhưng cũng tùy vào từng trường hợp nếu bệnh nặng, các nốt sùi to và có thể bị vỡ gây chảy mủ. Người bệnh khi cảm thấy ngứa phản ứng đầu tiên là gãi vì vậy sẽ để lại các hậu quả sau:

– Tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn, lỡ loét và viêm nhiễm ở những vùng da bị tổn thương.

– Virus sẽ có cơ hội mở rộng phạm vi gây bệnh, ảnh hưởng đến các vùng lân cận.

– Sùi mào gà có khả năng lây cho người khác nếu bạn vô tình chạm vào các vết thương hở đó.

– Dẫn đến khó khăn trong việc điều trị.

Qua đó có thể nhận biết được sùi mào gà có thể gây ngứa ở giai đoạn nặng, nhưng ở giai đoạn sớm vẫn có trường hợp bệnh gây ngứa rát nhẹ.

Biểu hiện của bệnh sùi mào gà

– Bệnh nhân sẽ xuất hiện các nốt sẩn đỏ, dần dần các nốt mọc tăng lên và thành từng cụm. Thông thường có hình các u nhú, mềm, hoa súp lơ hoặc mào gà, có màu xám hoặc hồng, có chân hoặc có cuống., thậm chí xuất hiện tình trạng lở loét, chảy máu. Nếu bệnh nhân gãi khi có dịch âm ỉ giống như mủ và có mùi hôi khó chịu thì có thể dẫn đến viêm thứ phát.

– Đối với nam giới các nốt sùi hình thành như u nhú, hoa súp lơ, mào gà, màu đỏ, mềm hoặc mọc thành chùm ở các cơ quan hậu môn, sinh dục. Bạn sẽ có cảm giác nằng nặng, mùi hôi khó chịu hoặc ngứa rát khó chịu ở cơ quan sinh dục. Đồng thời người bệnh sẽ đi tiểu ra máu và tiểu khó, có cảm giác buốt mót.

– Bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, ung thư cổ tử cung, thậm chí có thể lây lan sang cho những người khác trên phạm vi rộng nếu như bạn không điều trị bệnh kịp thời.

Nên làm gì khi bị bệnh sùi mào gà?

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều hậu quả, có thể di chứng thành ung thư, thậm chí có thể lấy di tính mạng người bệnh. Nếu có dấu hiệu bất thường của bệnh, bạn cần:

– Nên đến bệnh viện khám ngay để chuẩn đoán tình trạng bệnh

– Lập tức ngưng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm.

-Tuân thủ theo phác đồ điều trị bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý ngắt liệu trình, thêm bớt các loại thuốc,…

Với trường hợp người bệnh là nữ giới còn thắc mắc sùi mào gà ở nữ có gây ngứa không thì nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Do bệnh sùi mào gà điều trị khá phức tạp, nếu điều trị không khỏi thì có thể chuyển biến thành ung thư.

Ở thời kì đầu, kích thước và hình dạng của các tổn thương cũng không giống nhau, có thể là 1 vài nốt hoặc nhiều nốt dạng như mũi kim. Nếu ở vị trí khô ráo hoặc ở môi trường có nhiệt độ thấp tại cơ quan sinh dục thì sùi mào gà thường có dạng các nốt dẹt, ở những vị trí ẩm ướt, nóng thì các nốt có dạng sợi hoặc u nhú.

Để có thể điều trị bệnh hiệu quả, loại bỏ đi cơn ngứa rát khó chịu bạn nên đi khám bác sĩ sau khi có dấu hiệu bất thường. Đồng thời, nên kết hợp với các biện pháp phòng chống bệnh như quan hệ tình dục an toàn, ăn uống, nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát,..

Xem thêm