5/5 - (1 bình chọn)

Trong thời điểm giao mùa trẻ em thường hay mắc bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiện nay ngày càng có xu hướng gia tang, đặc biệt là là trẻ em ở Hà Nội. Mặc dù loại bệnh này nó không quá nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng rất nghiêm trọng. Chính vì thế các mẹ cần biết về bệnh và cách hướng dẫn chẩn đoán tay chân miệng ở trẻ em tại Hà Nội như sau.

Vậy bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là do một loại virus gây ra. Đặc biệt là ở trẻ, và bệnh có thể lây từ người này sang người khác thông qua cách tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng và nước bọt từ trẻ bị bệnh sang trẻ lành. Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng là xuất hiện các bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, hay lòng bàn tay, hoặc lòng bàn chân và mông, gối.

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Để giúp cho các mẹ nhận biết và chẩn đoán về bệnh tay chân miệng nói chung và trẻ em ở Hà Nội nói riêng, bởi vì hiện nay bệnh tay chân miệng trẻ em ở Hà Nội ngày càng gia tăng so với các nơi khác. Chính vì thế mà bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ để có cách đề phòng và điều trị cho bé về bệnh chân tay miệng .

Theo các bác sĩ chuyên khoa sẽ có rất nhiều cách chẩn đoán bệnh tay chân miệng ở trẻ nhưng cách thông thường sẽ là cách chẩn đoán lâm sang là thông dụng nhất. Vậy nhằm để giúp cho các mẹ có cách nhận biết đơn giản hơn về bệnh chân tay miệng ở trẻ đó là cách chẩn đoán lâm sàng.

Chẩn đoán lâm sàng về bệnh chân tay miệng thường có các giai đoạn như sau

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thường từ ba đến bảy ngày.

Giai đoạn khởi phát bệnh

Giai đoạn khởi phát bệnh từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, hoặc mệt mỏi, hay đau họng, biếng ăn và tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát của bệnh

Và giai đoạn này bệnh có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng của bệnh như loét miệng, hoặc phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, hay lòng bàn chân, gối và mông và kèm theo sốt nhẹ, nôn.

Ngoài ra, nếu các mẹ phát hiện và điều trị kịp thời thời bệnh sẽ có nguy cơ biến chứng về thần kinh, tim mạch, hay hô hấp của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh

Ở giai đoạn lui bệnh thường kéo dài từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng gì của bệnh.

Đó là cách chẩn đoán lâm sàng về bệnh chân tay miệng ở trẻ dành cho các bệnh đẻ cho các mẹ sẽ có cách nhận biết một cách đơn giản để có cách điều trị kịp thời cho bé.

Một số địa chỉ hay cho mẹ và bé

Vậy để giúp cho các mẹ khỏi phải lo lắng thì chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số địa chỉ khám chữa bệnh cho bé rất uy tín tại Hà Nội như:

Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh viện Nhi Trung ương là Bệnh viện Nhi khoa tốt nhất Việt Nam và là một trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nhi khoa: Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em tốt nhất Việt Nam, đầu tư, ứng dụng các công nghệ cao và hiện đại để đạt được kết quả ngày một tốt hơn cho sức khoẻ trẻ em, phát triển trung tâm đào tạo và nghiên cứu Nhi khoa, chỉ đạo phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong cả nước, duy trì các mối quan hệ và hợp tác quốc tế, cung cấp môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ viên chức của bệnh viện. Lợi ích của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu. Tiên tiến nhất trong chăm sóc bệnh nhân và trong các dịch vụ khác, sáng tạo và đổi mới, đoàn kết và hợp tác.

Vì vậy, khi các bé mắc phải các bệnh và đặc biệt là bệnh chân tay miệng. Thế nên, các mẹ sẽ rất yên tâm khi đưa bé đến đây để khám và chữa bệnh.

Địa chỉ: 18/879 La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 6273 8532

Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai

Khoa nhi được thành lập ngày từ ngày tiếp quản bệnh viện do giáo sư Chu văn Tường làm trưởng khoa sau này phát triển thành viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em. Năm 1980, viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em chuyển đến địa điểm mới, Khoa Nhi được tái thành lập lại vào ngày 1-12-1980 do giáo sư, tiến sĩ Trần Quỵ, phó giáo sư, tiến sĩ và sau này là phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng làm trưởng khoa, hiện nay là thạc sĩ Nguyễn Thành Nam với hơn 50 cán bộ công chức.

Khoa Nhi nằm trong bệnh viện Bạch mai-bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt- nên thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của Khoa trong bệnh viện:

Khám và chữa bệnh; Phòng bệnh; Đào tạo; Chỉ đạo tuyến; Nghiên cứu Khoa học; Hợp tác quốc tế; Quản lý kinh tế y tế. Khoa nhi có những nhiệm vụ chuyên biệt sau

Khám và điều trị các bệnh chủ yếu về Nội Nhi cho trẻ em dưới 15 tuổi ở các tỉnh thành phố trên toàn quốc đặc biệt là các tỉnh thành phố phía Bắc, đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học: Khoa đã phối hợp với bộ môn Nhi trường đại học Y Hà nội, bộ môn Dược lâm sàng trường đại học Dược Hà nội là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học cho sinh viên và nghiên cứu sinh của 2 trường trên, tham gia tích cực công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến.

Tổ chức đào tạo cho nhân viên y tế tại các tỉnh và tổ chức các lớp đào tạo tại Khoa nhằm nâng cao và cập nhật các kiến thức mới trong chăm sóc, điều trị và theo dõi bệnh nhân, hợp tác với các bệnh viện và tổ chức quốc tế trong đó đặc biệt là tổ chức JICA của Nhật bản và trung tâm Y tế quốc tế Nhật bản tại Tokyo trong nhiều năm về đào tạo cán bộ và nâng cấp năng lực khám và điều trị cho bệnh nhân đã đạt được nhiều thành tựu.

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3731

Khoa Nhi – Bệnh viện Quân y 103

Khoa thành lập ngày 10 – 04 – 1987 với nhiệm vụ giảng dạy chương trình Nhi khoa cho các lớp bác sỹ dài hạn quân y, dân y, các lớp bác sỹ đa khoa 4 năm dân y và quân y. Khoa tham gia nghiên cứu khoa học chuyên ngành nội nhi, tham gia 1 đề tài cấp bộ, 18 đề tài cấp học viện và bệnh viện, nhiều báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học quốc tế. Nhiều bài báo đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước.

Khoa khám và nhận điều trị nội trú cho bệnh nhi nhỏ hơn 16 tuổi đồng thời chỉ đạo tuyến cho các đơn vị trong chăm sóc sức khỏe trẻ em. Hàng năm, Khoa nhận khám và điều trị nội trú cho khoảng gần 1000 bệnh nhân, khám ngoại trú cho hàng nghìn lượt trẻ bệnh. Các mặt khoa điều trị hiệu quả tốt: Viêm phế quản phổi, tiêu chảy cấp, Vàng da sơ sinh, Hội chứng thận hư, Động kinh. Khoa đã tiến hành triển khai đơn vị điều trị sơ sinh và kỹ thuật điều trị vàng da tăng Bilirubin TD ở trẻ sơ sinh.

Địa chỉ: 261 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 096 781 16 16

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chỉ điều trị hỗ trợ, các mẹ cần phải đặc biệt là theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng. khi bé bị mắc bệnh chân tay miệng các mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để khám chữa bệnh kịp thời. Ngoài ra, các mẹ còn phải bảo đảm đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé nhằm để nâng cao thể trạng.

Và cách phòng bệnh thì các mẹ nên vệ sinh cá nhân cho bé bằng cách rửa tay bằng xà phòng và đặc biệt sau khi thay quần áo, hay tã và sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt. Rửa sạch đồ chơi, hay vật dụng và sàn nhà cho bé chơi. Các mẹ nên cách ly trẻ bệnh tại nhà, không nên cho trẻ đến trường học trong tuần đầu tiên của bệnh.

Hy vọng, với thông tin của chúng tôi, các mẹ sẽ có cách chăm sóc và bảo vệ tốt cho con hơn, để bệnh chân tay miệng không còn là nỗi sợ kinh hoàng.

Xem thêm