Theo các chuyên gia, tiêm Vacxin là một biện pháp bảo vệ sức khỏe rất quan trọng đối với bản thân và cả cộng đồng. Chúng ta thường được bố mẹ cho đi tiêm vacxin ngay từ những ngày tháng lọt lòng và kể cả khi trưởng thành chúng ta cũng vẫn tiếp tục được tiêm vacxin. Tất cả mọi người đều biết việc tiêm vacxin là vô cùng cần thiết, vậy hãy tìm hiểu tại sao tất cả mọi người lại phải tiêm vacxin qua bài viết dưới đây.
Theo WHO, vacxin là một phát minh vĩ đại trong lịch sử y học, góp phần cứu sống hơn 2 triệu sinh mạng mỗi ngày. Trong suốt 2 thế kỷ qua, vacxin đã đẩy lùi dịch thủy đậu, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em và ngăn chặn một số lượng không thể đếm những khuyết tật ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra như bại liệt do sốt.
Lịch sử của vacxin
Từ trước 1798, mỗi năm có hàng trăm nghìn người đã phải bỏ mạng vì bệnh đậu mùa. Thế rồi nhà khoa học Anh – Edward Jenner bỗng nhận ra rằng những người nông dân vắt sữa bò từng nhiễm bệnh đậu mùa ở bò (một dạng ít nguy hiểm hơn của loại bệnh này), sẽ không bị nhiễm bệnh ở người nữa.
Sau đó, ông đã dùng những tác nhân gây bệnh ở bò để tạo ra kháng thể chống lại căn bệnh chết người này. Đây chính là sự ra đời của vacxin đầu tiên trên thế giới.
Tiếp theo vào năm 1885, vacxin ngừa dại của Louis Pasteur đã mở ra một cuộc cách mạng y học chưa từng có. Các thành tựu về vacxin lần lượt ra đời, đẩy lùi những căn bệnh tưởng chừng có thể nuốt chửng con người như bạch hầu, uốn ván, bệnh than, dịch tả, dịch hạch và lao.
Từ những năm 30 của thế kỉ trước, nhờ sự phát triển của sinh học phân tử và vi sinh, các nhà khoa học đã cải tiến phương pháp điều chế, tạo ra ngày càng nhiều loại vacxin chống lại các bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em, như sởi, quai bị và rubella.
Họ vẫn đang học hỏi và nghiên cứu hàng ngày để tạo ra được những thành tựu mới, tất cả vì mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng.
2. Vì sao các chuyên gia đều khuyên phải tiêm vacxin?
Vacxin theo định nghĩa của WHO là “một chế phẩm sinh học giúp tăng tính miễn dịch đối với một số loại bệnh nhất định”.
Một vacxin thường chứa những tác nhân giống như vi sinh vật gây bệnh, nhưng ở dạng yếu hơn. Tác nhân này kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để ghi nhớ và tạo ra kháng thể, qua đó giúp chống lại tất cả những tác nhân tương tự mà chúng ta bắt gặp sau này. Nói cách khác, vacxin có thể khiến cho cơ thể nhớ được thứ gì cần tiêu diệt, nhưng không gây hại như những mầm bệnh tự nhiên. Nó giống như một bài tập cho hệ miễn dịch, để chúng có thể ghi nhớ và tạo đáp ứng miễn dịch nhanh hơn, mạnh hơn và hiệu quả hơn vào lần sau, khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Trả lời cho câu hỏi “tại sao tất cả mọi người lại phải tiêm vacxin”, câu trả lời là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tiêm vacxin giúp cơ thể tạo ra kháng thể trước, thay vì còng lưng chữa khi bệnh gõ cửa mà chưa chắc đã thành công. Ngoài ra, vacxin còn có một chức năng cực kì quan trọng, đó chính là tạo nên “miễn dịch cộng đồng.”
Nếu như có đủ số người được tiêm phòng trước một loại bệnh tật nhất định (thường rơi vào khoảng 83 – 85% cộng đồng), bệnh đó sẽ rất khó để lây truyền và sẽ từ từ bị xóa sạch.
Tuy nhiên, cũng cần biết rằng vacxin không phải là tuyệt đối. Vẫn có một phần trăm nhỏ những người dù đã tiêm nhưng vẫn có thể mắc bệnh (thường là 1% – 2 %).
Ngoài ra, một số trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe cũng không được tiêm. Ví dụ như cơ thể đang mắc bệnh, sốt cao, bị dị ứng thuốc… Những yếu tố này cần đặc biệt chú ý với trẻ sơ sinh. (*)
3. Các địa chỉ tiêm phòng tại Hà Nội
Trung tâm y tế dự phòng
Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 39 035 688 / 37 730 268
Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng
Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: Phòng tiêm chủng: (024) 39717694 / 39723173 máy lẻ 0
Phòng tiêm chủng SAFPO
Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3972 7071 – Hotline: 0988 7777 00
Phòng tư vấn sức khỏe
Địa chỉ: 50C Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Địa chỉ: (024) 9439525
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (024) 39716356 / 38213241
Bệnh viện Việt Pháp
Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3577 1100
Bệnh viện Nhi Trung ương
Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3834 3700
Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế
Phòng Tiêm Chủng Quốc Tế: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3733 9803
4. Các địa chỉ tiêm phòng tại thành phố HCM
Bệnh viện Từ Dũ
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 54 042 829 – 38 395 117 – 38 392 722
Bệnh viện phụ sản Mekong
Địa chỉ: 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP.HCM
ĐT: (028) 38 442 986 – (84-8) 38 442 988
Viện Pasteur HCM
Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38230352
Trung tâm Dinh dưỡng thành phố HCM
Địa chỉ: 180 Lê Văn Sỹ, phường 10 quận Phú Nhuận. TP.HCM
Điện thoại: 028-38445990
Bệnh viện Nhi Đồng 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh – P.10 – Q.10 – TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39271119
Bệnh viện Nhi Đồng 2
Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: (028)38295723
Bệnh viện Phụ sản Quốc tế
Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028 39253619 – 39253625
Bệnh viện An Sinh
Địa chỉ: 10 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Điện thoại: 028 3.845.7777 (Hotline: 093.810.0810)
Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Quốc tế HẠNH PHÚC(Cơ sở của BV Quốc tế Hạnh Phúc)
Địa chỉ: Số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp. HCM, Việt Nam
Điện thoại: (028) 3925 9797
(*) Nguồn thông tin: WHO
Xem thêm
Be the first to write a comment.