Theo một thống kê gần đây, dày sừng nang lông là tình trạng thường xuyên gặp phải của gần 12% trẻ nhỏ, 80% người ở độ tuổi thanh thiếu niên và 40% người ở tuổi trưởng thành. Đây là loại bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và mất đi tính thẩm mỹ. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu xem dày sừng nang lông là gì hay đang mắc bệnh này và muốn tìm hướng điều trị thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của ICondom nhé
1. Dày sừng nang lông là gì?
Dày sừng nang lông là một tình trạng bệnh ngoài da phổ biến và không gây nguy hại tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Tình trạng này có thể xảy ra tại bất cứ vùng da nào trên cơ thể như đùi, má, cánh tay hay bắp chân,…
Những vùng da bị dày sừng nang lông thường khá thô ráp và sần sùi, một số người bị ngứa rát hoặc khô da nhưng cũng có một số trường hợp không có triệu chứng gì cả. Dù vậy, tất cả người bệnh đều cảm thấy mất tự tin khi gặp phải tình trạng bệnh trên da, đặc biệt là với phụ nữ.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết dày sừng nang lông
2.1. Nguyên nhân gây dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông xảy ra khi lượng kerati trong cơ thể được sản sinh quá mức cần thiết. Kerati là một dạng protein cần thiết với cơ thể con người, tuy nhiên khi chúng quá nhiều và tích tụ dần tại các lỗ chân lông thì sẽ làm hình thành các nốt tấy đỏ và gây bít tắc lỗ chân lông.
Hiện tại các bác sĩ vẫn chưa tìm ra lý do cụ thể để giải thích xem tại sao Kerati lại tích tụ quá nhiều nhưng có một số những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nguy cơ mắc bệnh dày sừng nang lông mà bạn cần lưu ý, đó là:
- Dày sừng nang lông có thể lây qua di truyền, do ảnh hưởng của gen.
- Thường gặp tại những người da khô, có tiền sử bị bệnh hen suyễn, bệnh ichthyosis hay bệnh chàm,..
- Vệ sinh da không sạch sẽ và thường xuyên.
- Sinh sống tại những khu vực có khí hậu lạnh.
- Tình trạng thừa cân, béo phì.
- Nhiễm nấm Candida hoặc một số loại nấm khác.
2.2. Dấu hiệu nhận biết dày sừng nang lông
Mỗi một cá nhân khi mắc dày sừng nang lông lại có tình trạng bệnh khác nhau. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà triệu chứng xuất hiện trên da cũng khác. Để nhận biết xem mình có đang bị dày sừng nang lông hay không, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây:
- Da sần sùi, thô ráp, có các vết sưng màu da, màu trắng hoặc đỏ,..
- Thường xuyên thấy ngứa tại vùng da phát bệnh.
- Tình trạng bệnh rõ hơn và nặng hơn khi khí hậu khô hoặc trời chuyển đông.
- Bị bít tắc lỗ chân lông, có các lông mọc ngược xoáy theo hình tròn. Để lâu còn gây viêm nang lông và rụng lông.
3. Cách điều trị dày sừng nang lông
Thông thường vì dày sừng nang lông vô hại nên bạn có thể không cần thiết điều trị bệnh này. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh làm bạn khó chịu hoặc bạn không muốn phải mất tự tin khi diện những bộ váy áo sang trọng thì có thể tìm hiểu một số phương pháp chữa trị bệnh phổ biến hiện nay như:
Thường xuyên tẩy da chết
Bạn nên tẩy da chết thường xuyên, từ 2-3 lần/tuần. Bạn có thể sử dụng các loại xơ mướp, găng tay tắm và các loại muối tắm để làm giảm các vết sần, cải thiện tình trạng da, tạo sự khô thoáng cho da.
Cấp ẩm cho da
Để tránh tình trạng da khô làm triệu chứng dày sừng nang lông trở nên nghiêm trọng, bạn nên cấp ẩm cho những vùng da này thường xuyên. Hãy uống nhiều nước, sử dụng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên để cấp nước cho da.
Điều trị bằng laser
Nếu có điều kiện kinh tế, bạn có thể tham khảo phương pháp sử dụng laser để điều trị dày sừng nang lông. Một lộ trình thường kéo dài từ 4-6 tuần và giúp cải thiện da rất tốt. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn địa chỉ thực hiện phương pháp cũng như thời gian hiệu quả mà laser mang lại.
Điều trị da liễu với bác sĩ
Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp đơn giản tại nhà nhưng tình trạng bệnh không thay đổi, hãy đến các cơ sở y tế uy tín và xem chẩn đoán cũng như tham khảo những liệu trình chữa bệnh từ bác sĩ. Các bác sĩ có thể kê cho bạn một số những loại kem hay thuốc bôi da đặc trị làm giảm triệu chứng bệnh.
4. Một số những lưu ý quan trọng khi mắc dày sừng nang lông
Nếu không may gặp phải tình trạng dày sừng nang lông, bạn cần đặc biệt lưu ý chỉ nên tắm nước có độ ấm vừa phải, tắm nước quá nóng sẽ gây khô da và làm tình trạng bệnh nặng hơn. Đồng thời, không nên sử dụng các loại sữa tắm, sữa dưỡng thể với quá nhiều thành phần hóa học, ưu tiên các sản phẩm dành cho da nhạy cảm.
Bạn cũng nên lưu ý trong việc lựa chọn quần áo, tránh mặc đồ quá bó làm tăng ma sát cho da và không thoáng khí. Khi ra ngoài nên che chắn kĩ càng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Dày sừng nang lông không thể chữa khỏi hoàn toàn. Không nên tự ý mua thuốc về chữa trị, phải tuân theo các chỉ định của bác sĩ. Nên ưu tiên khám chữa bệnh tại những địa chỉ uy tín và có kinh nghiệm
Xem thêm
Be the first to write a comment.