5/5 - (1 bình chọn)

Mụn là một vấn đề da liễu chẳng mấy xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, mụn ở giai đoạn tuổi thành niên và trưởng thành lại có những đặc điểm riêng. Việc phân biệt được các loại mụn sẽ giúp chúng ta có cách điều trị và hợp lý. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, hãy để ICondom chỉ cho bạn những điểm khác nhau của mụn trong từng giai đoạn. 

Nguyên nhân xuất hiện mụn thành niên và mụn thai kỳ

Tuy là hai loại mụn khác biệt, mụn thành niên và thai kỳ đều xuất hiện do hormone. Sự rối loạn nội tiết tố trong những giai đoạn này chính là nguyên nhân gây ra mụn. 

Mụn thành niên bắt đầu xuất hiện khi các bé bước vào tuổi dậy thì. Lúc này, các hormone sinh dục sẽ được tiết ra nhiều hơn để phát triển những cơ quan thứ phát. Sản xuất nội tiết tố quá nhiều chính là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện ồ ạt. Thông thường, khi giai đoạn dậy thì biến mất, mụn thành niên cũng sẽ dần được cải thiện. 

Nguyên nhân xuất hiện mụn thai kỳ cũng là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tuy vậy, nó sẽ xuất hiện vào thời điểm người phụ nữ mang thai. Thời điểm cụ thể còn tùy vào yếu tố cơ địa và dinh dưỡng hàng ngày của thai phụ. Tuy không có hại, mụn thai kỳ lại là gây mất thẩm mỹ nặng nề, Vì thế, đây vẫn là một vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. 

Những loại mụn nào xuất hiện trong tuổi thành niên và thai kỳ? 

Mụn ở giai đoạn tuổi thành niên và trưởng thành, cụ thể là mụn thai kỳ đều xuất hiện do hormone. Vì vậy, dấu hiệu nhận biết các loại mụn này cũng có một vài điểm tương tự. Loại mụn thường thấy nhất là mụn sưng viêm, không nhân, đi kèm cảm giác đau nhức. Ngoài ra, mụn trứng cá xuất hiện ồ ạt cũng là một tình trạng hay gặp trong vấn đề này. 

Với mụn tuổi dậy thì, còn dễ dàng bắt gặp vấn đề mụn đầu đen và đầu trắng. Do tuyến bã nhờn vào thời kỳ này sẽ vô cùng phát triển, dẫn đến bít tắc chất bẩn và dầu nhờn, gây ra mụn đầu đen. Nếu không điều trị đúng cách, mụn đầu đen có thể tiến triển thành mụn viêm, mủ. 

Ngoài ra, mụn mủ hay mụn nang cũng có thể xuất hiện nếu tình trạng tiến triển nặng. Mụn dậy thì hay mụn thai kỳ đều là những vấn đề rất tự nhiên.

Qua thời kỳ hormone thay đổi thì mụn sẽ dần dần được cải thiện. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách thì rất dễ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi quyết định tự điều trị mụn ở giai đoạn tuổi thành niên và trưởng thành.

GIẢI ĐÁP: Phân biệt mụn ở giai đoạn tuổi thành niên và trưởng thành như thế nào cho hợp lý? 

Dù có những đặc điểm khá giống nhau, đây vẫn là hai loại mụn riêng biệt. Vì vậy, tìm hiểu cách phân biệt là vô cùng quan trọng để có cách điều trị đúng

Phân biệt dựa vào thời gian xuất hiện 

Đúng như cái tên, mụn thành niên sẽ xuất hiện vào tuổi dậy thì là chủ yếu. Ngược lại, mụn thai kỳ sẽ bắt gặp khi phụ nữ đang trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Phân biệt dựa vào loại mụn

Mụn dậy thì thường sẽ xuất hiện mụn đa dạng hơn. Có thể có cả mụn sưng viêm, mụn đầu trắng, đầu đen, do tuyến bã nhờn đang rất phát triển. Ngược lại, mụn thai kỳ chủ yếu là các loại mụn sưng viêm, xuất hiện do sự rối loạn nội tiết tố. 

Phân biệt dựa vào thời gian kết thúc

Mụn thai kỳ thường giới hạn trong 3 tháng đầu, hoặc sau thời gian mang thai sẽ tự hết. Trong khi đó, mụn dậy thì sẽ có thời gian tồn tại lâu hơn. Tùy vào mỗi người mà thời gian dậy thì có thể khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là 2-3 năm. Vì thế, thông thường mụn dậy thì cũng sẽ xuất hiện trong suốt khoảng thời gian này. 

Phương pháp điều trị phù hợp dành cho mụn ở giai đoạn thành niên và thai kỳ

Sau khi đã phân biệt được mụn ở giai đoạn tuổi thành niên và trưởng thành, bạn cần quan tâm đến cách điều trị phù hợp. Mỗi loại mụn sẽ có phương pháp cải thiện riêng

Đối với mụn ở giai đoạn thành niên

Mụn ở giai đoạn thành niên thường được bác sĩ khuyến cáo là không tự ý điều trị. Làn da của các bé vị thành niên còn rất yếu ớt và nhạy cảm. Do vậy, việc sử dụng các loại mỹ phẩm điều trị trong thời gian này là không cần thiết. Nếu mụn xuất hiện quá ồ ạt, có thể tham khảo một số cách sau đây: 

  • Vệ sinh da sạch sẽ: Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc các loại sữa rửa mặt có pH phù hợp. 
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thêm các loại rau và hoa quả cũng sẽ giúp điều hòa hormone. Tránh ăn đồ ngọt, đồ cay nóng sẽ khiến tình trạng thêm trầm trọng. 
  • Sử dụng miếng dán hút mụn: Đừng tự ý nặn mụn. Thay vào đó, sử dụng miếng dán nặn mụn để hút cồi mụn tự nhiên sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. 

Đối với mụn ở giai đoạn thai kỳ 

Tương tự như vậy, các thai phụ cũng không nên sử dụng thuốc trị mụn khi mang thai. Nếu cần thiết, phải sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Để an toàn hơn, các chị em có thể tham khảo một số cách điều trị tại nhà dưới đây: 

  • Luôn giữ cho da mặt sạch sẽ: Việc rửa mặt thường xuyên, bôi kem chống nắng khi ra đường là vô cùng cần thiết. Không chỉ ngăn mụn, việc này còn giúp chị em tránh được một số vấn đề khác. Có thể kể đến như sạm da hay cháy nắng…
  • Sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ: Hãy tham khảo thật kỹ và lựa chọn các sản phẩm an toàn cho cả mẹ và bé. Tốt hơn hết là bạn nên sử dụng các loại thuốc này chỉ khi được bác sĩ chỉ định. 
  • Sử dụng thêm các sản phẩm thiên nhiên: Lô hội, mật ong, nghệ… là những loại thực phẩm có thể cải thiện tình trạng mụn. Không chỉ thế, chúng còn tự nhiên và an toàn cho thai phụ. Do đó, tùy vào tình trạng da mà bạn có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm này. 

Trên đây là một số cách phân biệt mụn ở giai đoạn tuổi thành niên và trưởng thành, thai kỳ hợp lý. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Xem thêm