Phần lớn người bệnh tiểu đường đều chia sẻ nỗi băn khoăn “bệnh tiểu đường mấy chấm là cao”. Bởi vì chỉ số đường huyết ổn định đóng vai trò rất quan trong điều trị bệnh tiểu đường. Vậy nên, để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh tiểu đường và chỉ số đường huyết, mời bạn tham khảo bài viết bên dưới của ICondom nhé!
1. Bệnh tiểu đường là gì?
1.1. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được biểu thị bởi sự gia tăng lượng đường trong máu do thiếu insulin. Bệnh tiểu đường dễ gây các biến chứng đến thận, tim, gan và hệ thần kinh, làm giảm tuổi thọ và chất lượng sống của người bệnh.
Do đó, nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên thực hiện đo lường chỉ số đường huyết. Với bộ xét nghiệm nhanh tại nhà, bạn có thể thực hiện đo lường chỉ số đường huyết của mình. Hoặc tốt nhất, bạn nên ghé đến các trung tâm y tế uy tín để có được kết quả chính xác.
1.2. Triệu chứng bệnh tiểu đường
- Sụt cân liên tục không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, lừ đừ.
- Đi tiểu nhiều.
- Khô miệng dẫn đến nhanh đói và khát nước liên tục.
- Thị lực giảm sút.
1.3. Chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết (Glycemic Index) là giá trị chỉ nồng độ đường (glucose) có trong máu, đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dL. Từ chỉ số này, ta có thể xác định được lượng đường huyết của người bệnh đang ở mức nào: bình thường, tiền tiểu đường hay đang bị tiểu đường.
- Chỉ số đường huyết được đo tại các thời điểm như trước khi ăn, sau khi ăn hoặc các thời điểm bất kỳ.
- Để chính xác hơn, bạn có thể xét nghiệm HbA1C tại các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín.
Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết được biểu thị như sau:
- Thời điểm bất kỳ: dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
- Thời điểm cơ thể đói: dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/l).
- Thời điểm sau bữa ăn no: dưới 140mg/dl (7,8 mmol/l).
- Nghiệm pháp dung nạp đường huyết: dưới 140mg/dl (7,8 mmol/l).
- HbA1C: dưới 5,7 %.
2. Chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường mấy chấm là cao?
2.1. Đo đường huyết chính xác
Bệnh nhân tiểu đường nên xét nghiệm HbA1C thay vì đo đường huyết tại nhà. Bởi vì chỉ số đường huyết được đo nhanh tại nhà chỉ phản ánh tại thời điểm nhất định. Bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát được tình trạng đường huyết của mình trong 3 tháng vừa qua nhờ có phương pháp xét nghiệm HbA1C. Nhờ vào chỉ số HbA1C, bệnh nhân sẽ kịp thời kiểm soát và điều chỉnh lượng đường của mình ở mức ổn định nhất.
2.2. Bệnh tiểu đường mấy chấm là cao?
Theo các bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường nên duy trì chỉ số HbA1C ở khoảng 5,7%-6,5%. Nếu chỉ số của người bệnh tiểu đường trên mức 6,5% thì đang ở ngưỡng cao. Tuy nhiên, tùy vào giới tính, độ tuổi và thời gian mắc bệnh, chỉ số đường huyết của mỗi bệnh nhân có mức an toàn khác nhau.
- Đối với những người trẻ, người mới phát bệnh và chưa có biến chứng, chỉ số đường huyết không nên vượt quá 6,5%.
- Đối với người lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường lâu năm hoặc đã có những biến chứng lên tim, thận thì chỉ số đường huyết không nên vượt quá 8,5%.
Việc chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường vượt quá mức an toàn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Thêm vào đó, các cơ quan khác như thận, mắt, dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng xấu. Tệ hơn, nếu đường huyết của bệnh nhân tiểu đường liên tục cao hơn mức an toàn, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của họ.
Để duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn, bệnh nhân tiểu đường và người nhà cần thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp kết hợp với việc luyện tập thể thao điều độ. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường nên đến thăm khám tại bệnh viện, trung tâm y tế uy tín để có được sự tư vấn, chăm sóc tốt nhất từ các y bác sĩ.
3. Cần làm gì để ổn định lượng đường cho người bệnh tiểu đường?
Để ổn định lượng đường, bệnh nhân tiểu đường cần tái khám định kỳ đều đặn và có chế độ dinh dưỡng kết hợp việc tập luyện thể thao hợp lý. Cụ thể như sau:
3.1. Tái khám định kỳ
Bệnh nhân tiểu đường nên tái khám định kỳ, đều đặn theo chỉ dẫn để các bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng nên uống thuốc đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để chỉ số đường huyết không vượt quá mức an toàn, gây tổn hại đến sức khỏe và đời sống.
3.2. Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung các loại rau, củ, quả có màu xanh và đỏ tươi như dâu, nho, bông cải xanh,… vì những thực phẩm này có chứa anthocyanins, giúp việc kiểm soát đường huyết trở nên dễ dàng hơn.
Hạn chế các chất đường bột, thực phẩm có chứa chất tạo ngọt và thay chất béo bão hòa thành chất béo không bão hòa có trong dầu đậu nành, dầu olive, dầu cá,… để duy trì chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường ở mức ổn định nhất.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến khích các bệnh nhân tiểu đường uống 1 cốc sữa tươi không đường mỗi ngày. Bởi trong sữa chứa các protein và enzyme có thể giúp giảm nguy cơ kháng insulin đến 20%. Đồng thời làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành lượng đường đi vào máu.
3.3. Chế độ tập luyện thể thao
Bệnh nhân tiểu đường nên luyện tập thể thao nhẹ nhàng, không quá sức từ 30 phút – 1 tiếng/lần, 3-5 lần/tuần để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Việc tập luyện thường xuyên và đều đặn sẽ giúp các tế bào của cơ thể nhạy cảm hơn với insulin, giảm được nguy cơ kháng insulin.
Duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định giúp bệnh nhân tiểu đường hồi phục sức khỏe nhanh hơn, từ đó chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện. ICondom hy vọng bài viết trên giải đáp được thắc mắc “bệnh tiểu đường mấy chấm là cao?”, từ đó bạn có kế hoạch kiểm soát lượng đường tốt hơn.
Xem thêm
Be the first to write a comment.