Tình trạng “nấm phụ khoa ở bà bầu” rất thường gặp, đặc biệt là 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ. Nấm phụ khoa chẳng những gây khó chịu cho bà bầu mà còn tác động không tốt đến thai nhi. Do đó, bà bầu cần trang bị cho bản thân những cách phòng và chữa bệnh phụ khoa này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Nấm phụ khoa ở bà bầu là gì? Biểu hiện bệnh như thế nào?
Nấm phụ khoa là hiện tượng độ ph của vùng kín của nữ giới bị mất cân bằng, giúp các loại nấm phát triển mạnh. Khi phát triển quá nhiều số lượng, những loại nấm này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nữ giới. Ngoài việc gây khó chịu cho bạn nữ, nấm phụ khoa còn có thể lây lan đến nhiều bộ phận khác trong cơ quan sinh dục nữ và gây viêm nhiễm. Ở bà bầu, nấm phụ khoa sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho cả thai nhi.
Biểu hiện của “nấm phụ khoa ở bà bầu” mà bạn cần lưu ý để phát hiện sớm bệnh bao gồm:
- Huyết trắng có nhiều bất thường với màu sắc khác lạ. Mặc dù trong thời gian mang thai, huyết trắng sẽ xuất hiện nhiều hơn bình thường. Nhưng nếu quá nhiều và có đặc điểm lạ về màu sắc thì khả năng bà bầu bị nấm phụ khoa là rất cao.
- Vùng kín xuất hiện nhiều nốt sần, sưng lên bất thường. Ngoài ra bà bầu sẽ có cảm giác nóng rát, đôi lúc như bị kim châm xung quanh vùng kín.
- Âm đạo sẽ cực kỳ đau rát khi quan hệ tình dục.
Bà bầu bị nấm phụ khoa có nguy hiểm không
Nấm phụ khoa gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của mẹ, ngoài ra nó cũng gây bệnh cho bé. Khi bị nấm phụ khoa, chắc chắn các triệu chứng mà nó gây ra sẽ khiến bà bầu khó chịu cũng như rất lo lắng. Chính việc cơ thể không được khỏe sẽ khiến bà bầu ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, có trường hợp nấm phụ khoa chính là nguyên nhân đầu tiên “mở cửa” cho những căn bệnh phụ khoa khác tấn công bà bầu. Gây nên những vấn đề nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.
Đối với trẻ sơ sinh, nếu để nấm phụ khoa từ mẹ lây lan sang thai nhi thì sau khi sinh ra sẽ dễ bị các vấn đề như tưa lưỡi, viêm da, đen miệng,… Những triệu chứng này sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc và biếng ăn
Điều trị khi bà bầu bị nấm phụ khoa bằng thuốc
Việc điều trị “nấm phụ khoa ở bà bầu” được thực hiện từ những loại thuốc mà bác sĩ kê đơn. Việc dùng thuốc phải đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, tuyệt đối không lạm dụng thuốc, vì sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. Những loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh phụ khoa này là:
Nhóm thuốc Imidazole
Đây là nhóm thuốc được dùng để điều trị tại chỗ cho bà bầu bị nấm phụ khoa. Bà bầu sẽ sử dụng loại thuốc này trong thời gian từ 1 – 2 tuần theo khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể. Liều lượng thuốc được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Thuốc đặt âm đạo Miconazol
Đây là loại thuốc đặt tại chỗ có khả năng loại bỏ nấm âm đạo hiệu quả và an toàn cho bà bầu vì ít hấp thụ toàn thân. Thuốc đặt này được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và liều dùng trong 1 tuần. Nhưng khi hết thời gian đặt thuốc, bà bầu vẫn không được lơ là việc chăm sóc, theo dõi cơ thể để tránh bệnh tiếp tục tái phát.
Thuốc đặt Clotrimazole
Đây cũng là một dạng thuốc đặt rất an toàn cho bà bầu và cả thai nhi, được sử dụng cho những tháng thai kỳ còn lại. Thời gian đặt thuốc để điều trị nấm phụ khoa thường là 1 tuần. Nếu nấm tái phát hoặc bà bầu bị nấm âm đạo nặng thì thời gian điều trị có thể lên đến 2 tuần.
Cách thức phòng ngừa nấm phụ khoa cho bà bầu
Tình trạng “nấm phụ khoa ở bà bầu” hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:
- Bà bầu nên bổ sung sữa chua hàng ngày để tăng cường vi khuẩn có lợi cho âm đạo, bên cạnh đó cũng cần bổ sung vitamin từ trái cây và rau xanh. Nên hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều đường và tinh bột vì các loại thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển nhanh hơn.
- Hãy tắm bằng vòi sen thay vì ngâm mình trong bồn tắm, sẽ hạn chế sự phát triển của nấm âm đạo. Ngoài ra, không nên dùng sữa tắm, nước rửa phụ khoa có tính tẩy rửa quá mạnh.
- Lựa chọn quần lót thoáng mát, co dãn và không sử dụng quần lót quá chật. Giặt quần lót thật kỹ và phơi dưới ánh nắng để loại bỏ nấm cùng vi khuẩn.
- Nên thay đồ lót 2 lần mỗi ngày. Khăn tắm cũng nên giặt cách ngày để đảm bảo vệ sinh.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa sâu vào bên trong và lau vùng kín từ trước ra sau.
- Ngưng hoặc hạn chế quan hệ tình dục khi bị nhiễm nấm. Nên dùng thêm bao cao su khi quan hệ để tránh lây lan sang người chồng. Việc này sẽ giúp việc điều trị nấm phụ khoa hiệu quả hơn, tránh tái phát. Vì ngay cả nam giới cũng dễ bị nấm cơ quan sinh dục và lây ngược lại cho người nữ.
Mặc dù “nấm phụ khoa ở bà bầu” không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những ảnh hưởng của nó cũng sẽ khiến cho bà bầu mệt mỏi, đau đớn và lo lắng. Vì thế, cần thực hiện phòng tránh bệnh, cũng như điều trị sớm bệnh để cơ thể bà bầu được khỏe mạnh, thoải mái và cũng giúp thai nhi khỏe mạnh hơn.
Xem thêm
Be the first to write a comment.