5/5 - (1 bình chọn)

Ngứa ngáy vùng kín là tình trạng khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp và đời sống vợ chồng. Vậy ngứa vùng kín bôi thuốc gì để cải thiện bệnh, cùng ICondom tìm hiểu ngay sau đây.

Ngứa vùng kín bôi thuốc gì để nhanh khỏi?

Ngứa vùng kín là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung hay một số bệnh da liễu như lang ben, nấm ngứa,…. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, muốn giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu nhanh chóng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi như sau:

Thuốc bôi Nizoral 

Nizoral là một trong những cái tên giúp chị em đẩy lùi ngứa vùng kín, dùng ngoài da với thành phần chính là Ketoconazole, hoạt chất kháng nấm rất tốt. Loại thuốc này cũng thường được kê đơn cho người ngứa vùng kín do mắc các bệnh như hắc lào, lang ben,…. Khi sử dụng Nizoral, chị em cần dùng với liều lượng vừa đủ, không dùng quá liều hay bôi thuốc sang các vị trí không tổn thương khác.

Cách sử dụng: 

  • Dùng một lượng vừa đủ Nizoral bôi lên vùng kín, khu vực bị ngứa. 
  • Trước khi bôi Nizoral chữa ngứa vùng kín cần vệ sinh vùng kín và tay sạch sẽ. 
  • Sử dụng Nizoral bôi vùng kín trong 2 – 4 tuần để thu về hiệu quả tốt nhất.

Thuốc kháng sinh Clindamycin 

Clindamycin với thành phần chính là Clindamycin Hydrochloride, là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid. Clindamycin có thể ngăn ngừa ngứa ngáy là nhờ khả năng ức chế hoạt động tổng hợp protein của vi khuẩn, khiến chúng không thể phát triển, sinh sôi. Bên cạnh khả năng đẩy lùi ngứa ngáy vùng kín, Clindamycin cũng giúp giảm các tác động do mụn hay nhiễm khuẩn ngoài da. 

Cách dùng: 

  • Sử dụng một lượng vừa đủ Clindamycin bôi lên vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chỉ dẫn của nhà sản xuất. 
  • Bôi thuốc 2 – 4 tuần, mỗi ngày bôi 2 lần để giảm ngứa vùng kín tốt nhất.  

Dùng kem bôi Neomycin 

Kem bôi Neomycin là thuốc bôi vùng kín mang tới hiệu quả cao được đông đảo chị em sử dụng. Loại thuốc này giúp đẩy lùi tình trạng ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc, dị ứng da, viêm da do bã nhờn, vảy nến, viêm nhiễm âm đạo, hay các bệnh do nhiễm khuẩn thứ phát gây ra. 

Cách dùng: 

  • Sử dụng một lượng vừa đủ Neomycin như hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất bôi trực tiếp lên vùng bị ngứa.
  • Mỗi ngày sử dụng ít nhất 2 lần, thời lượng sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Thuốc bôi Clotrimazole 

Nếu đang chưa biết ngứa vùng kín bôi gì thì Clotrimazole là gợi ý cho bạn. Clotrimazole được xếp vào nhóm thuốc kháng nấm Azole. Thường được sử dụng cho người mắc các bệnh ngoài da như nhiễm nấm kẽ chân, ngứa ngáy hay trường hợp ngứa vùng kín do nấm Candida. Hoặc trong trường hợp ngứa vùng kín do bệnh lang ben, bạn cũng có thể sử dụng Clotrimazole 

Cách sử dụng: 

  • Trước khi bôi thuốc Clotrimazol cần làm sạch, lau khô vùng kín. 
  • Sử dụng thuốc Clotrimazol 2 lần/ngày bôi trực tiếp vào khu vực vùng kín bị ngứa. 

Thuốc bôi Clotrimazole 

Nếu đang chưa biết ngứa vùng kín bôi gì thì Clotrimazole là gợi ý cho bạn. Clotrimazole được xếp vào nhóm thuốc kháng nấm Azole. Thường được sử dụng cho người mắc các bệnh ngoài da như nhiễm nấm kẽ chân, ngứa ngáy hay trường hợp ngứa vùng kín do nấm Candida. Hoặc trong trường hợp ngứa vùng kín do bệnh lang ben, bạn cũng có thể sử dụng Clotrimazole 

Cách sử dụng: 

  • Trước khi bôi thuốc Clotrimazol cần làm sạch, lau khô vùng kín. 
  • Sử dụng thuốc Clotrimazol 2 lần/ngày bôi trực tiếp vào khu vực vùng kín bị ngứa. 

Thuốc Tetracyclin 

Tetracyclin cũng là loại thuốc kháng sinh kìm khuẩn, có thể sử dụng cho trường hợp ngứa vùng kín do vi khuẩn gram +, gram – hay vi khuẩn hiếu khí, kị khí. Cách sử dụng: 

  • Vệ sinh và lau khô vùng kín trước khi dùng Tetracyclin trị ngứa. 
  • Tuân thủ liều bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Dùng thuốc bôi trị ngứa vùng kín theo phương pháp dân gian 

Khi mang thai, pH âm đạo ở những bà bầu thường bị thay đổi, có thể tạo điều kiện thuận lợi để nấm sinh sôi, phát triển và gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí ảnh hưởng tới mẹ và bé. Trong trường hợp ngứa vùng kín khi mang thai, chị em cần cẩn thận với các loại thuốc bôi bởi có thể tác động tiêu cực tới em bé. Do vậy, chị em không được tự ý sử dụng thuốc bôi nếu chưa có sự đồng ý, hướng dẫn của bác sĩ. 

Để giảm ngứa ngáy khó chịu, các bà bầu có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, lá chè, lá ổi,… đun nước xông hơi và vệ sinh vùng kín. Cách làm này đơn giản, an toàn, và cho hiệu quả cao vì thế các bà bầu hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị các nguyên liệu lá trầu không (hoặc lá chè xanh, lá ổi,..).
  • Đem rửa sạch nguyên liệu rồi đun sôi với nước và một chút muối hạt. 
  • Dùng nước lá xông hơi, khi nước nguội có thể dùng nước để vệ sinh vùng kín.
  • Mỗi ngày kiên trì thực hiện 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị ngứa vùng kín 

Việc tìm hiểu ngứa vùng kín bôi thuốc gì là điều cần thiết giúp chị em giảm nhanh triệu chứng của bệnh, tránh những tác động tiêu cực tới sinh hoạt, đời sống. Tuy nhiên, khi dùng thuốc bôi trị ngứa, chị em cần chú ý một số vấn đề như sau: 

  • Cần vệ sinh vùng kín và tay trước khi tiến hành bôi thuốc trị ngứa vùng kín. Điều này giúp hạn chế mầm bệnh từ tay xâm nhập sâu vào bên trong. 
  • Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất, không tự ý tăng giảm thời gian, liều lượng dùng thuốc. 
  • Lựa chọn quần áo mềm, mỏng, thoáng mát, có độ thấm hút tốt để vùng kín luôn khô thoáng. 
  • Thuốc chữa ngứa chỉ có tác dụng giảm triệu chứng và phù hợp với tình trạng nhẹ. Nếu bôi thuốc nhưng vẫn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, chị em cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất. 

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ngứa vùng kín bôi thuốc gì. Hiện nay có nhiều loại thuốc giúp bạn đẩy lùi tình trạng này, tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ nguyên nhân này, có như vậy, cơn ngứa mới được đẩy lùi hoàn toàn.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc bôi, cần lựa chọn các nhà thuốc, cửa hàng cung cấp uy tín, tránh trường hợp mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng khiến bệnh không khỏi mà còn trầm trọng hơn. 

Xem thêm