5/5 - (1 bình chọn)

“Vùng kín” là bộ phận rất nhạy cảm, đặc biệt là vào những ngày “đèn đỏ”. Dấu hiệu ngứa vùng kín khi đến tháng không hiếm gặp ở nữ giới. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Cách khắc phục là gì? Bài viết dưới đây của ICondom sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này.

Ngứa vùng kín khi đến tháng là do đâu? 

“Vùng kín” của nữ giới rất nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm, tổn thương, nhất là trong những ngày “đèn đỏ”. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em bị ngứa vùng kín khi đến tháng:

  • Suy giảm đột ngột nồng độ estrogen: Nồng độ estrogen giảm đột ngột khiến cho âm đạo bị khô rát, ngứa ngáy.
  • Bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa: Ngứa vùng kín khi đến tháng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,…
  • “Vùng kín” không được vệ sinh sạch sẽ: Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc (candida,…), trùng roi âm đạo phát triển và gây ra các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. 
  • Dị ứng với các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, xà phòng, sữa tắm, thuốc đặt, gel bôi trơn: “Vùng kín” rất nhạy cảm do đó rất dễ bị kích ứng bởi các chất hóa học, gây ra cảm giác ngứa, đau rát.
  • Lây nhiễm các bệnh tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn, không chung thủy có thể khiến người bệnh lây nhiễm các bệnh như lậu, giang mai, HIV. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến nhiều người bị ngứa vùng kín khi tới tháng.
  • Do stress, căng thẳng quá mức: Các bác sĩ sản khoa cho biết việc thường xuyên căng thẳng quá mức làm thay đổi nội tiết tố cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi tới tháng.
  • Hậu quả của các bệnh lý chuyển hóa, gây suy giảm miễn dịch: Các bệnh lý làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và bài tiết hormone estrogen có thể khiến cho âm đạo bị khô rát và gây ngứa. Đồng thời, các bệnh lý này còn gây suy giảm miễn dịch, làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.
  • Tiền mãn kinh, mãn kinh: Vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, cơ thể của người phụ nữ sẽ giảm sản xuất estrogen. Estrogen suy giảm sẽ giảm sản sinh dịch nhầy ở âm đạo, sinh ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng ngứa vùng kín khi đến tháng?

Ngứa vùng kín khi đến tháng có thể không quá nguy hiểm, nhưng không vì vậy mà bạn chủ quan, bỏ qua nó đâu nhé. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. 

Đồng thời, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm nhiễm phụ khoa, “cô bé” của bạn đang bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh đấy.

Bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng ngứa vùng kín khi đến tháng:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Đảm bảo rằng “cô bé” của bạn luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Điều này sẽ giúp hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Đây là biện pháp luôn được ưu tiên hàng đầu để khắc phục các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm, diệt ký sinh trùng: Các thuốc thường được dùng là Metronidazole, Fluconazole, Itraconazole,… Các loại thuốc này sẽ giúp bạn tiêu diệt các tác nhân gây bệnh sinh sống trong âm đạo. Bạn có thể sử dụng đường uống, bôi, hoặc đường đặt âm đạo đều cho hiệu quả tốt.
  • Đổi loại dung dịch vệ sinh: Nếu nguyên nhân gây ngứa là do dị ứng với các thành phần dung dịch vệ sinh phụ nữ. Không nên dùng các sản phẩm có pH kiềm. Vì có thể làm thay đổi pH acid của âm đạo. Nếu sau khi đổi bạn vẫn bị kích ứng thì tốt hơn hết là không dùng các loại dung dịch này nữa.
  • Không nên gãi “vùng kín”: Việc này có thể vô tình làm “cô bé” bị tổn thương. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập, phát triển và gây ra các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên vào những ngày đèn đỏ: Những ngày này, vùng kín luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Vì thế, bạn nên thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất 4 tiếng/lần.
  • Không nên thụt rửa âm đạo: Thụt rửa âm đạo có thể tạo ra các tổn thương, gây viêm nhiễm, đau rát, ngứa ngáy.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy: Quan hệ tình dục an toàn có thể giúp bạn tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV,…
  • Không mặc quần lót quá chật hoặc ẩm: Môi trường ẩm ướt sẽ giúp vi sinh vật dễ dàng phát triển hơn đấy.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết: Việc xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng. Từ đó, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng ngứa vùng kín vẫn không được cải thiện thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.Ngứa vùng kín khi đến tháng không phải là hiện tượng hiếm gặp ở phái nữ. Nó có thể là biểu hiện của các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoặc do dị ứng với các loại dung dịch vệ sinh, hay do stress quá mức,… Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Xem thêm