Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm cao, đặc biệt là chúng có khả năng lây truyền theo đường từ mẹ sang con. Vậy “viêm gan b khi mang thai” điều trị có dễ không? Có cách nào giúp phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con không? ICondom sẽ mang đến thông tin tổng quan về bệnh viêm gan B và chia sẻ các lưu ý khi điều trị viêm gan B khi mang thai để đạt hiệu quả cao. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Viêm gan B là bệnh gì
Viêm gan B khởi phát do sự xâm nhập của virus HBV vào cơ thể con người. Chúng có khả năng ủ bệnh từ 3 – 6 tháng (tùy theo thể trạng và sức khỏe của từng người). Viêm gan B có 3 con đường lây truyền: truyền từ mẹ sang con, truyền theo đường máu và truyền theo đường quan hệ tình dục. Chúng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến chức năng gan và sức khỏe của người bệnh, có thể kể đến chứng suy giảm chức năng ở gan, bệnh xơ gan, xơ gan cổ trướng, gan nhiễm mỡ hoặc thậm chí dẫn đến ung thư gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Triệu chứng thường gặp của Viêm gan B
Với các triệu chứng không biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu, nhiều người bệnh dễ nhầm viêm gan B với bệnh lý khác hoặc thậm chí là chủ quan và ngó lơ chúng. Đến khi phát hiện ra các triệu chứng thì viêm gan B đã diễn biến phức tạp hơn và chuyển sang giai đoạn nặng. Phần lớn người bệnh viêm gan B đều mắc phải các triệu chứng phổ biến như sau, bao gồm:
- Dấu hiệu suy nhược cơ thể.
- Luôn bị mệt mỏi, uể oải.
- Cảm giác chán ăn, chướng bụng.
- Bị rối loạn tiêu hóa.
- Vàng da, vàng mắt.
- Nước tiểu và phân sẫm màu hoặc có màu bất thường.
- Đau vùng hạ sườn bên phải.
- Sốt nhẹ dài ngày hoặc sốt cao đột ngột.
Đường lây nhiễm từ mẹ sang con
Thai nhi có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus viêm gan B trong quá trình người mẹ mang thai. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ nên tỷ lệ lây truyền virus từ mẹ sang con sẽ có phần chênh lệch. Cụ thể, thời điểm người mẹ mắc bệnh càng trễ thì tỷ lệ lây truyền sang con sẽ càng cao hơn.
- 3 tháng đầu của thai kỳ: tỷ lệ lây truyền là 1%.
- 3 tháng giữa của thai kỳ: tỷ lệ lây truyền tăng lên 10%.
- 3 tháng cuối của thai kỳ: tỷ lệ lây truyền lên đến 60 – 70%.
- Trường hợp sau khi sinh, người mẹ mới được chẩn đoán mình mắc bệnh viêm gan B và không có biện pháp can thiệp: tỷ lệ lây truyền cao đến 90%.
Bên cạnh đó, khi người mẹ không kịp điều trị dứt điểm viêm gan B trước khi mang thai thì dẫn đến không ít trường hợp thai nhi bị lây nhiễm virus viêm gan B từ người mẹ. Do đó,trong những trường hợp này thì thai nhi cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan B khi mang thai
Viêm gan B khi mang thai cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Virus viêm gan B không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ mà còn có nguy cơ cao lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình người mẹ mang thai. Cụ thể ảnh hưởng của viêm gan B đến cơ thể người mẹ và thai nhi như sau:
Ảnh hưởng đến người mẹ về mặt sức khỏe và tinh thần
Người mẹ bị bệnh viêm gan B trong quá trình mang thai có thể phải chịu những cơn đau bụng và uể oải khắp cơ thể. Thể trạng mẹ bầu bị viêm gan B luôn mệt mỏi hơn nhiều so với những người mẹ mang thai bình thường. Các cơn đau theo từng đợt sẽ diễn ra thường xuyên với tính chất đau tiến triển từ âm ỉ sang dữ dội, gây bất tiện trong sinh hoạt thường ngày và giảm chất lượng cuộc sống của người mẹ trong quá trình mang thai.
Bên cạnh đó, bệnh viêm gan B gây ra tình trạng chán ăn khiến người mẹ dễ bị mất sức, không đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng đến thai nhi về giai đoạn phát triển và biến chứng về sau
Như đã chia sẻ ở trên, nếu người mẹ không điều trị viêm gan B sớm hoặc không áp dụng biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm phù hợp thì khả năng cao bé cũng sẽ bị bệnh viêm gan B. Tuy không có nguy cơ dị dạng bào thai nhưng sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng không ít, đặc biệt là chứng suy giảm chức năng ở gan khi còn quá nhỏ, khiến gan hình thành các mô xơ sớm vô cùng nguy hiểm về sau này (nhất là trong giai đoạn tuổi trưởng thành).
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp sinh non thiếu tháng xảy ra do người mẹ mắc bệnh viêm gan B khi mang thai. Đây là một trong những mối bận tâm lớn nhất khi người mẹ mang thai vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.
Do đó, người bệnh đang mang thai cần thông báo ngay cho bác sĩ ngay khi các triệu chứng bất thường xuất hiện. Điều này nhằm giảm thiểu tác động của virus viêm gan B đến thai nhi, đồng thời bảo vệ sức khỏe người mẹ trong quá trình mang thai.
Cách điều trị viêm gan B khi mang thai
Việc điều trị bệnh viêm gan B khi mang thai diễn ra càng sớm thì nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con càng giảm. Tuy nhiên, phương pháp điều trị có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nên người mẹ cần được thăm khám với bác sĩ để thảo luận trước về nguy cơ và nắm rõ những tác động cụ thể đến thai nhi trong quá trình điều trị. Cụ thể bao gồm các phương pháp điều trị phổ biến như sau:
Xây dựng lối sống lành mạnh về chế độ ăn uống lẫn sinh hoạt
Việc theo dõi sức khỏe và có chế độ dinh dưỡng là điều cần thiết mà mẹ bầu nào cũng cần tuân thủ, đặc biệt là mẹ bầu nhiễm viêm gan B khi mang thai thì càng phải chú trọng đến 2 yếu tố này hơn. Do đó, để đảm bảo chế độ dinh dưỡng đạt cân bằng, người mẹ có thể khám sức khỏe định kỳ theo lịch trình tư vấn của bác sĩ để được hỗ trợ xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ. Có thể kể đến một số điểm lưu ý như sau:
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường, chất kích thích như đồ uống có cồn và đồ uống có gas. Điều này nhằm ngăn chặn sự phát triển sinh sôi của virus viêm gan B ở người mẹ và giúp chức năng gan hoạt động hiệu quả hơn.
- Tăng cường sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như rau củ quả, trái cây để tăng cường sức đề kháng cho gan và cơ thể. Nên lựa chọn các loại rau củ có màu xanh đậm và màu đỏ cam.
- Cân bằng protein không chứa chất béo từ các loại hạt, đậu, cá hồi, cá thu, ức gà,… để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
- Nên chuẩn bị tinh thần lạc quan, tâm trạng thoải mái, vui vẻ trong quá trình điều trị.
- Tăng cường nghỉ ngơi, không làm việc quá sức.
- Hạn chế thức khuya để giữ sức khỏe tốt trong quá trình mang thai.
Uống thuốc gì tốt khi điều trị viêm gan B?
Việc sử dụng thuốc điều trị viêm gan B khi mang thai cần đảm bảo tuân thủ hướng dẫn về liều lượng và loại thuốc an toàn từ bác sĩ để tránh các ảnh hưởng xấu không đáng có đến thai nhi. Thông thường sẽ bao gồm các nhóm thuốc như sau:
- Tenofovir (Viread) giúp điều trị viêm gan B. Người mẹ có thể sử dụng thuốc này hỗ trợ việc điều trị sớm mang lại hiệu quả hơn, bao gồm cả đối tượng người bệnh bất ngờ có thai trong khi đang mắc bệnh viêm gan B.
- Lamivudine có thể được chỉ định sử dụng vào các tháng cuối thai kỳ.
- Đối với trường hợp phụ nữ đang mắc bệnh viêm gan B mạn tính nhưng mong muốn có thai, bác sĩ sẽ chỉ định ngưng sử dụng thuốc Entecavir trong vòng 2 tháng trước khi có thai để chuyển sang sử dụng thuốc Tenofovir.
Mẹ bầu cần làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B cho trẻ?
Trước hết, để đảm bảo phòng ngừa virus HBV hiệu quả nhất và tránh nguy cơ mắc viêm gan B khi mang thai, người mẹ nên tiêm phòng vắc xin trước và trong giai đoạn mang thai. Bên cạnh đó, em bé sau khi ra đời thì cũng cần tiêm phòng chủng ngừa nhằm tránh tỷ lệ lây nhiễm cao. Đối với em bé, bác sĩ sẽ tiêm mũi huyết thanh viêm gan B (12 tiếng sau khi ra đời) để tăng đề kháng, chống lại các triệu chứng viêm gan B gây ra. Thực hiện lịch trình tiêm đủ mũi sẽ giúp cả mẹ và bé phòng ngừa tốt căn bệnh viêm gan B.
Sau 1 – 2 tháng thực hiện tiêm chủng cho bé, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm HBsAg và anti-HBs để đánh giá kết quả tiêm chủng, xác định xem bé có cần tiêm thêm 3 mũi theo chỉ định hay không hoặc chỉ cần theo dõi sức khỏe là được.
Bên cạnh đó, người mẹ cũng nên lưu ý khai báo đầy đủ thông tin với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh của mình và tất cả dấu hiệu bất thường về sức khỏe để được đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, giảm thiểu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.Việc phòng ngừa sớm và tiến điều trị viêm gan B khi mang thai là điều vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và cả thai nhi.
Hy vọng thông tin từ ICondom cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm gan B khi mang thai và hướng điều trị phù hợp. Chúc bạn đọc sẽ sớm phòng ngừa hiệu quả và đẩy lùi được tình trạng bệnh viêm gan B nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.