Trong y học cổ truyền, ngải cứu được xem là một dược liệu vô cùng tốt có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, cầm máu, chữa đau khớp,… Vậy chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có hiệu quả không? Người bị tràn dịch khớp gối nên sử dụng ngải cứu như thế nào? ICondom sẽ giúp bạn giải đáp ngay dưới đây nhé!
Tràn dịch khớp gối là thế nào
Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch khớp tăng quá mức, chèn ép lên các tổ chức gây đau nhức. Nguyên nhân dẫn đến tràn dịch màng khớp có thể do chấn thương, thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp hoặc viêm khớp dạng thấp,…
Tràn dịch khớp làm bệnh nhân cảm thấy nặng nề, khó khăn khi di chuyển, vận động. Triệu chứng điển hình của tràn dịch khớp gối là sưng, phù, đầu gối căng lên bất thường. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể mất khả năng vận động.
Bệnh nhân có thể điều trị tràn dịch màng khớp bằng các loại thuốc giảm đau (như prednisolone, dexamethasone,…), phối hợp với thuốc kháng sinh (như penicilin, cephalosporin,…) để phòng, chống nhiễm khuẩn. Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên cần thận trọng khi sử dụng. Nếu nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân tiến hành phẫu thuật.
Bên cạnh các thuốc tây y, y học cổ truyền Việt Nam cũng có rất nhiều dược liệu chữa đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả, nổi bật trong số đó là ngải cứu.
Ngải cứu có tác dụng gì?
Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có hiệu quả không? Trước hết, hãy cùng tìm hiểu xem ngải cứu có những tác dụng gì?
Ngải cứu có vị đắng, tính ấm. Đây là một vị thuốc phổ biến, được trồng ở nhiều vùng miền, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc như: Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái,… Ngải diệp chính là lá ngải cứu đã phơi khô. Theo y học cổ truyền, ngải cứu dùng tươi hay khô đều cho tác dụng tốt. Có hai loại ngải cứu là ngải cứu lông trắng và ngải cứu lông tía. Tuy nhiên, ngải cứu trắng có tác dụng chữa bệnh tốt hơn. Ngải cứu có rất nhiều công dụng tuyệt vời như:
- Điều hòa kinh nguyệt.
- Chữa dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa.
- Chữa đau đầu, đau thần kinh, đau nhức các khớp.
- Tan huyết ứ, tăng cường tuần hoàn máu.
- Chữa cảm cúm, đau đầu.
- Điều trị suy nhược cơ thể, đầy bụng, táo bón,…
- Cầm máu nhanh.
Thành phần chính trong ngải cứu là tinh dầu, chủ yếu là các momoterpen, sesquiterpen. Absinthine và anabsinthine là các hoạt chất làm cho ngải cứu có vị đắng. Các chất này có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, sưng khớp. Flavonoid có trong ngải cứu cũng có tác dụng giảm đau rất tốt. Ngoài ra, một số thành phần có trong ngải cứu còn có hiệu lực gây tê. Đây chính là lý do vì sao có thể chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu như thế nào?
Có nhiều cách khác nhau để sử dụng ngải cứu, có thể dùng để nấu ăn thường ngày hoặc phơi khô để bảo quản và sử dụng lâu dài. Ngải cứu dùng bên trong hay bên ngoài cũng đều cho tác dụng tốt. Bạn có thể chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu. Dưới đây là một số bài thuốc trong dân gian theo y học cổ truyền mà ICondom muốn đề xuất tới bạn:
Bài thuốc kết hợp ngải cứu với muối
Bài thuốc này đã được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả giảm đau rất tốt. Bạn có thể thực hiện cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu như sau: Ngải cứu đem đi rửa sạch, để khô, sau đó giã cho dập, không được giã quá nhỏ. Cho ngải cứu đã giã cùng với muối hạt rang trên bếp lửa. Cho hỗn hợp trên vào vải sạch rồi chườm lên gối bị tổn thương. Nếu hỗn hợp hết nóng thì đem rang tiếp, chườm liên tục 2-3 lần cơn đau sẽ giảm dần. Chú ý, để hạn chế mất tinh dầu trong quá trình sao không nên để lửa quá lớn
Ngải cứu kết hợp cùng với gừng
Gừng có vị cay, nóng. Tinh dầu và các hoạt chất có trong gừng như Zingiberen,… có tác dụng làm giảm triệu chứng tràn dịch khớp gối. Vì thế có thể phối hợp hai dược liệu này để tăng tác dụng. Cách thực hiện rất đơn giản: ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, cho lên chảo nóng cùng với gừng đã thái lát. Sao hỗn hợp trên bếp trong vài phút với lửa nhỏ. Đem hỗn hợp đã sao bọc trong vải mỏng, chườm trực tiếp lên khớp gối bị đau.
Kết hợp ngải cứu với mật ong
Mật ong vị ngọt, tính ấm có tác dụng chống viêm rất tốt. Do đó, kết hợp ngải cứu cùng với mật ong có tác dụng làm tăng hiệu lực giảm đau, chống viêm ở bệnh nhân tràn dịch khớp gối. Ngoài ra, do mật ong có vị ngọt nên còn có tác dụng điều vị, làm giảm vị đắng của ngải cứu, dễ uống hơn.
Ngải cứu (300g) đem đi rửa sạch, sau đó đem giã nát lấy nước. Thêm vào nước ngải cứu 2 thìa mật ong. Thực hiện liên tục trong 10-15 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sắc ngải cứu với nước
Chắc hẳn đây là bài thuốc có quy trình thực hiện đơn giản nhất so với các bài thuốc mà Medici đã đề cập ở trên. Bạn chỉ cần cho ngải cứu tươi hoặc khô đem sắc với nước cho đến khi lượng nước còn lại bằng 1/3 lượng nước ban đầu. Chia làm 3 lần để uống, thực hiện liên tục trong 2 tuần để cho hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc sao ngải cứu cùng với lá lốt
Lá lốt cũng được xem là một dược liệu chữa viêm khớp cho kết quả tốt. Thành phần có trong lá lốt như tinh dầu, alkaloid có tác dụng giảm đau, chống viêm. Lá lốt và ngải cứu là một bài thuốc tốt dành cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối.
Quy trình tiến hành như sau: Ngải cứu, lá lốt đem rửa sạch, sau đó sao trên chảo cùng với một ít muối hạt cho đến khi đổi màu. Dùng vải sạch để bọc hỗn hợp này lại rồi đắp lên đầu gối. Đắp liên tục 2 lần một ngày, thực hiện đều đặn sẽ cho sự thay đổi rõ rệt.
Ngâm, tắm nước ngải cứu
Theo y học cổ truyền, các bài thuốc ngâm hoặc tắm nước ngải cứu cũng có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tràn dịch khớp gối. Giải cứu tươi rửa sạch, bỏ vào đun sôi cùng gừng và sả đã dập nát. Đun sôi trong vòng 15 phút. Bỏ bã, thêm nước để ngâm khớp gối hoặc dùng để tắm. Chú ý nhiệt độ của hỗn hợp để tránh bị bỏng.
Sao ngải cứu cùng với giấm
Ngải cứu tươi đem rửa sạch, giã nát rồi trộn với giấm sao trên chảo nóng. Cho hỗn hợp này vào trong vải sạch, sau đó đắp lên đầu gối trong 15 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm cơn đau đáng kể.
Ngoài các bài thuốc trên, bạn đưa thêm ngải cứu vào thực đơn thường ngày như canh ngải cứu lá lốt, ngải cứu trứng gà,… Đây là các món ăn vô cùng đơn giản nhưng lại rất có lợi cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối. Các món ăn này có tác dụng hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, làm cho các khớp viêm nhanh chóng hồi phục.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng ngải cứu để chữa tràn dịch khớp gối
Hiệu quả của các cách chữa tràn dịch màng khớp bằng ngải cứu phụ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người. Các bài thuốc trên chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị. Người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc này để điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc điều trị của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất như:
- Tập luyện thể dục thường xuyên như đi bộ, yoga, bơi lội,… Không nên vận động, làm việc quá sức để tránh tăng áp lực lên gối.
- Hạn chế các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… vì có thể làm mất tác dụng của các thuốc điều trị.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin, chất xơ.
- Hạn chế các thực phẩm có nhiều chất béo, đồ ăn nhanh.
- Tránh ăn quá nhiều muối gây phù, làm tăng áp lực gây đau.
Ngải cứu là một dược liệu tốt. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng không đúng cách và đúng khối lượng, nó có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Khi sử dụng quá nhiều ngải cứu sẽ gây độc cho hệ thần kinh, dẫn đến co giật, run tay, run chân, nặng hơn có thể dẫn đến tê liệt. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng hay ăn quá nhiều ngải cứu. Khi bệnh đã khỏi nên dừng sử dụng các bài thuốc trên, đặc biệt là uống nước ngải cứu.
Lưu ý: Người mắc các bệnh như viêm gan, xơ gan, suy thận, các bệnh đường ruột không nên dùng ngải cứu. Vì tinh dầu trong ngải cứu có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có tác dụng trong việc giảm đau cho người bệnh. Tuy nhiên, khi có hiện tượng buồn nôn, co giật hãy ngừng sử dụng và tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để có biện pháp tốt nhất. Hy vọng những thông tin mà ICondom cung cấp sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.
Xem thêm
Be the first to write a comment.