“Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ” là một trong những nỗi băn khoăn thường gặp ở đa số các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Để hiểu rõ hơn về mức độ nặng nhẹ cũng như sự nguy hiểm của tiểu đường tuýp 2 thì bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của ICondom nhé!
Cơ chế tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh lý xảy ra do cơ thể xuất hiện tình trạng đề kháng insulin. Chúng gây nên tình trạng rối loạn quá trình chuyển hóa carbohydrate. Trong giai đoạn này, tuyến tụy vẫn hoạt động bình thường nhưng vì có tính đề kháng insulin.
Trong khi đó, thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể thì glucose bị tích tụ lại trong máu. Hiện nay, tiểu đường tuýp 2 đang dần gia tăng số lượng người mắc và có dấu hiệu trẻ hóa.
Nguy cơ nào dẫn đến mắc tiểu đường tuýp 2?
Theo dự đoán từ Hiệp hội tiểu đường thế giới (IDF), không riêng khu vực châu Âu – Mỹ, số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 đang ngày càng gia tăng tại khu vực Châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2 và tại sao chúng dễ có những diễn biến nghiêm trọng hơn? Nguyên nhân gây bệnh được chia thành 2 nhóm: nguy cơ thay đổi được và nguy cơ không thay đổi được. Cụ thể:
Nguy cơ thay đổi được
Các nguy cơ liên quan đến lối sống và thói quen sinh hoạt thuộc nhóm nguy cơ có thể thay đổi được, bao gồm:
- Lối sống không khoa học: chế độ ăn uống nhiều tinh bột, nhiều đường, ít hoạt động thể chất,…
- Tình trạng thừa cân béo phì ở mọi độ tuổi.
- Tình trạng mỡ trong máu, nồng độ cholesterol trong cơ thể cao.
- Chỉ số đường huyết luôn cao hơn mức bình thường.
- Hút thuốc lá.
- Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn.
Nguy cơ không thay đổi được
Một số yếu tố nguy cơ không thay đổi được có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, bao gồm:
- Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường.
- Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc tiểu đường càng lớn.
- Phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai.
- Hội chứng buồng trứng đa nang thường gặp ở phụ nữ.
- Môi trường có khí hậu lạnh: tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vào mùa hè thường thấp hơn tỷ lệ vào mùa đông.
Tiểu đường tuýp 2 có triệu chứng ra sao?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ gây ra biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, với một số triệu chứng ban đầu có thể giúp bạn nhanh chóng nhận biết nguy cơ phát bệnh. Có thể kể đến như:
- Cảm giác tay chân nặng nề.
- Cơ thể yếu dần.
- Luôn cảm thấy cơ thể kiệt sức, mệt mỏi.
- Các khớp gối, vai hay bị chuột rút ban đêm.
- Bị tình trạng khát nước nhiều và đi tiểu thường xuyên.
- Vết thương lâu lành.
- Da bong tróc và ngứa ngáy kéo dài.
- Đau vùng bụng.
Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?
Nhiều người bệnh thắc mắc rằng tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ, dưới đây sẽ là 3 thông tin giải đáp cho bạn:
Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào sự tiến triển của biến chứng
Nguyên nhân tử vong của bệnh tiểu đường có thể xuất phát từ việc biến chứng của bệnh trở nặng và không thể kịp thời cứu chữa. Do đó, người bệnh cần theo dõi cũng như kiểm soát kỹ lưỡng tình hình biến chứng để ngăn chặn sự tiến triển nhanh chóng của chúng.
Biến chứng tiểu đường tuýp 2 tác động thế nào đến hệ cơ quan?
Tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng như:
- Biến chứng về mắt: Do lượng đường huyết trong máu tăng cao, người bệnh có thể mắc các bệnh liên quan đến mắt, đặc biệt là về võng mạc. Đồng thời hệ thống dây thần kinh vùng đáy mắt sẽ có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gặp các triệu chứng như đau nhức hốc mắt, mờ mắt,… Về lâu dài không chữa trị kịp thời có thể bị mất thị lực vĩnh viễn, hoặc nhẹ hơn là mắc bệnh đục thủy tinh thể.
- Biến chứng thận: Lượng đường huyết tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động lọc của thận. Tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, gây hại cho thận về nhiều khía cạnh, khiến người bệnh phải chạy thận nhân tạo hoặc thậm chí phải thay thận mới.
- Biến chứng hệ thống mạch máu: Hệ thống tuần hoàn và tim mạch sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do người bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ bị xơ vữa rất cao. Nếu không theo dõi sát sao, người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim và thậm chí đột quỵ.
- Biến chứng thần kinh: Triệu chứng phổ biến là ngứa ngáy bong tróc da, tê bì chân tay, vết thương lâu lành, dễ bị loét và gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu diễn biến nặng hơn, biến chứng này có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể người bệnh.
Tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ hơn so với tuýp 1 – 3?
Việc phân loại tiểu đường tuýp 1, 2 và 3 chỉ dựa trên nguyên nhân gây bệnh và không bao gồm đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh. Để có cái nhìn tổng quan nhất, ICondom chia sẻ đến bạn nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 3. Cụ thể:
- Tiểu đường tuýp 1: Ở tuýp 1, tuyến tụy của người bệnh mất khả năng sản xuất insulin và có khả năng bị tổn thương vĩnh viễn.
- Tiểu đường tuýp 3: Tuýp 3 chủ yếu xuất phát từ việc não bộ của người bệnh dần mất đi khả năng tổng hợp insulin. Điều này có thể dẫn đến sự xuất hiện của chứng suy giảm trí nhớ (Alzheimer) ở người lớn tuổi.
Trong khi đó, tiểu đường tuýp 2 có xu hướng tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Tuýp 2 khởi phát với sự xuất hiện của tính kháng insulin, sau đó là sự suy giảm điều tiết insulin của tuyến tụy.
Chính vì thế, rất khó để so sánh được tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ hơn so với tuýp 1 và tuýp 3. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tìm hiểu rõ đặc trưng và nguyên nhân phát bệnh của từng tuýp để không bị ảnh hưởng tâm lý trong quá trình điều trị.
Biện pháp điều trị tiểu đường tuýp 2
Bên cạnh việc phát hiện và tìm hiểu sớm nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2, để hướng điều trị được hiệu quả nhất, người bệnh nên đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Nhiều bệnh nhân có quan điểm chủ quan rằng họ sẽ tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay khi đường huyết dần giảm về mức bình thường. Thế nhưng, quan điểm rất sai lầm, có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Nếu muốn được thay đổi thuốc khác hoặc giảm liều lượng thuốc, người bệnh vẫn nên chia sẻ và hỏi trước ý kiến của bác sĩ để có hướng thay đổi phù hợp nhất với thể trạng hiện tại. Việc duy trì sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện hơn.
Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc khác nhau tùy theo từng trường hợp bệnh khác nhau. Người bệnh tuyệt đối không tham khảo đơn thuốc và phương pháp điều trị của người khác để áp dụng cho trường hợp của chính mình.
Đồng thời cũng lưu ý sử dụng thuốc đã kê đúng liều lượng, đúng giờ giấc, tái khám định kỳ và luôn theo dõi chỉ số đường huyết để hướng điều trị đạt kết quả tốt.
Tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để thúc đẩy hiệu quả chữa bệnh. Người bệnh không nhất thiết phải kiêng tối đa các loại thực phẩm có nguy cơ gây tình trạng đường huyết tăng. Tuy nhiên, vẫn nên đảm bảo tuân thủ một số lưu ý về chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường tuýp 2:
- Hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao (cơm, bún, miến,…).
- Kiểm soát lượng thức ăn phù hợp với thể trạng, hạn chế ăn vượt mức cần thiết.
- Có thể áp dụng nguyên tắc đĩa ăn dành cho người bệnh tiểu đường tuýp 2: 2 phần rau xanh – 1 phần tinh bột – 1 phần món mặn.
- Tăng cường ăn rau xanh và thực phẩm có chất xơ cao.
Tiểu đường tuýp 2 có cần vận động, tập luyện không?
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao là một trong những phương pháp quan trọng giúp đẩy lùi tình trạng kháng insulin. Đồng thời cũng hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng cường sức bền và đem lại vóc dáng cân đối cho người bệnh. Chỉ với 20 – 30 phút mỗi ngày với các bài tập đơn giản tại nhà như chạy bộ tại chỗ, nâng chai nước, chống đẩy, nhảy dây,… đã có thể giúp cơ thể nâng cao khả năng sử dụng đường tại các mô cơ.
Chế độ sinh hoạt hợp lý giúp cải thiện tình trạng bệnh
Chế độ sinh hoạt thường là yếu tố người bệnh chủ quan nhiều nhất. Họ cho rằng, việc ngủ khuya hay uống ít nước không thật sự ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Nhưng thực chất, giấc ngủ và lượng nước trong cơ thể có tác động rất lớn đến quá trình thải độc tố ra bên ngoài. Vậy nên, thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý chính là một trong những hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh tiểu đường tuýp 2:
- Ngủ đủ giấc và chú trọng thời gian thư giãn: Khi cơ thể căng thẳng hoặc thiếu ngủ sẽ tiết nhiều hormone gây ra tình trạng mất ổn định đường huyết. Vậy nên, người bệnh chú ý ngủ sớm, không thức quá khuya và cố gắng duy trì thói quen ngủ từ 6 – 9 tiếng/ ngày để giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Nước là nhân tố quan trọng trong quá trình thải độc tố ra ngoài cơ thể. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm trà thảo mộc như trà nha đam, trà hoa cúc,… để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như hỗ trợ quá trình thải độc tố.
Hy vọng bài viết này của ICondom đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ”. Để phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thể trạng và tình trạng bệnh của bản thân cũng như xác định hướng điều trị phù hợp để sớm làm chủ được căn bệnh này nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.