Gan nhiễm mỡ đường như không còn là một bệnh lý xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt “triệu chứng gan nhiễm mỡ” theo từng giai đoạn để xác định cách điều trị phù hợp. Vì vậy, ICondom gửi đến bạn đọc những thông tin “đắt giá” sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng theo dõi để nắm rõ hơn về bệnh gan nhiễm mỡ nhé!
Tổng quan bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ khởi phát đồng nghĩa với việc trong gan đã tồn tại một lượng mỡ dư thừa tích tụ với thời gian quá lâu, gây cản trở các chức năng và hoạt động của gan. Đây được xem là một bệnh lý lành tính với điều kiện chúng được kiểm soát hiệu quả ngay tại giai đoạn đầu. Do đó, nếu không biết cách phát hiện triệu chứng gan nhiễm mỡ để điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ đối mặt với chứng xơ gan hoặc thậm chí là ung thư gan cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.
Gan nhiễm mỡ được phân loại thành 3 giai đoạn dựa trên mức độ “xâm chiếm” của lượng mỡ dư thừa, gồm gan nhiễm mỡ độ 1 – độ 2 – độ 3. Có thể nói, gan là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nuôi sống cơ thể vì chúng có đến 500 chức năng chính. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe nếu không muốn tình trạng bệnh có điều kiện thuận lợi để tiến triển nặng.
Giai đoạn 1 – Triệu chứng gan nhiễm mỡ nhẹ
Giai đoạn 1 của gan nhiễm mỡ được xem là giai đoạn lành tính, có thể can thiệp điều trị bằng nhiều phương pháp để ngăn chặn chúng tiến triển đến giai đoạn 2 và 3. Ở giai đoạn này, lượng mỡ dư thừa chiếm từ 5 – 10% tổng trọng lượng lá gan. Các triệu chứng gan nhiễm mỡ khi này sẽ không biểu hiện quá rõ rệt. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể thiếu năng lượng, luôn trong trạng thái mệt mỏi và chán ăn. Đôi lúc kèm theo biểu hiện sốt nhẹ hoặc đau vùng hạ sườn bên phải.
Chính vì giai đoạn 1 rất khó phát hiện qua các triệu chứng nên đa số người bệnh đều chủ quan, nghĩ rằng đây chỉ là các dấu hiệu mệt mỏi thông thường. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe trong điều kiện tốt nhất, người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để được thực hiện các xét nghiệm và sớm ngăn chặn được triệu chứng gan nhiễm mỡ giai đoạn 1.
Giai đoạn 2 – Triệu chứng gan nhiễm mỡ biểu hiện rõ rệt hơn
Tiếp theo ở giai đoạn 2, khi này lượng mỡ dư thừa đã tăng lên mức 10 – 20% so với tổng trọng lượng lá gan. Các triệu chứng gan nhiễm mỡ dần biểu hiện rõ rệt hơn như: ăn không ngon miệng, thường xuyên khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn. Đặc biệt là dấu hiệu vàng da và vàng mắt, cảm thấy đau khi nhấn trực tiếp vào vùng hạ sườn bên phải. Do đó, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm khi xuất hiện nhiều hơn một trong số các triệu chứng kể trên.
Giai đoạn 3 – Triệu chứng gan nhiễm mỡ nghiêm trọng
Giai đoạn 3 là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh gan nhiễm mỡ, khi này con số phần trăm lượng mỡ dư thừa xâm chiếm trong lá gan lên đến mức 30%. Các triệu chứng biểu hiện nghiêm trọng hơn: sụt cân nhanh chóng, suy dinh dưỡng, nổi sao mạch đỏ trên da (cổ, lưng, cánh tay, ngực) hoặc huyết áp tăng cao đột ngột. Giai đoạn này hoàn toàn có khả năng để lại biến chứng xơ gan và tiến triển nhanh đến bệnh ung thư gan nếu người bệnh luôn trì hoãn việc điều trị.
Một khi cơ thể xuất hiện các biến chứng từ gan nhiễm mỡ thì cơ hội chữa trị dứt điểm là hầu như không có. Người bệnh bắt buộc phải sống chung với gan nhiễm mỡ cả đời và áp dụng phác đồ điều trị từ bác sĩ để duy trì sự sống.
Nguyên nhân chủ yếu
Sau khi phát hiện các triệu chứng gan nhiễm mỡ, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân khiến bệnh khởi phát với sự trợ giúp từ bác sĩ. Điều này giúp người bệnh sớm tìm được phương pháp điều trị tương ứng với từng nguyên nhân và tăng cơ hội điều trị dứt điểm. Có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Người bệnh chủ quan về tình trạng sức khỏe, khiến bệnh gan nhiễm mỡ âm thầm tiến triển nhanh đến giai đoạn nặng.
- Chế độ ăn uống thiếu cân bằng dinh dưỡng hoặc tiêu thụ nhiều bia, rượu dẫn đến tình trạng gan hoạt động quá sức để thải độc. Lâu ngày gan tích tụ mỡ nhiều dẫn đến khởi phát bệnh gan nhiễm mỡ.
- Lười vận động khiến lượng mỡ và năng lượng dư thừa không được tiêu hao, dần dần tích tụ trong gan.
- Lạm dụng thuốc tây không chỉ khiến người bệnh dễ gặp tình trạng “lờn” thuốc, nghĩa là không còn đáp ứng được với chức năng thuốc. Và các thành phần trong thuốc có thể gây tác dụng phụ, đòi hỏi gan phải lọc ngày đêm để thải độc.
- Người bệnh đã từng hoặc đang mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, viêm gan virus, cao huyết áp, thừa cân béo phì,…
- Người cao tuổi có quá trình lão hóa cơ thể tiến triển nhanh khiến chức năng gan suy giảm, đẩy nhanh hiện tượng tích tụ mỡ thừa trong gan.
Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Trên thực tế, bệnh gan nhiễm mỡ hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Nhưng nếu người bệnh kịp thời phát hiện triệu chứng gan nhiễm mỡ ngay từ giai đoạn 1 thì việc điều trị gan nhiễm mỡ theo cơ chế điều trị từng triệu chứng sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Sau đây là một số biện pháp điều trị gan nhiễm mỡ phổ biến, bao gồm:
- Gan nhiễm mỡ do thừa cân béo phì: Điều chỉnh lối sống sinh hoạt với chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng nhưng cần tăng cường rau xanh và hoa quả, hạn chế chất béo, dầu mỡ, đồ ngọt. Kết hợp với chế độ vận động giúp thể trạng người bệnh khỏe mạnh và giảm cân nặng.
- Gan nhiễm mỡ do tiêu thụ nhiều bia, rượu: Người bệnh cần ngưng uống bia, rượu. Bổ sung nhiều nước hoa quả như nước ép, sinh tố nhà làm nhằm hạn chế chất bảo quản.
- Gan nhiễm mỡ do lạm dụng thuốc: Lắng nghe sự hướng dẫn từ bác sĩ trong việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý khác.
- Gan nhiễm mỡ do biến chứng từ đái tháo đường: Người bệnh cần điều trị và kiểm soát lượng đường huyết theo chỉ định từ bác sĩ.
- Gan nhiễm mỡ do virus viêm gan: Tập trung điều trị tình trạng viêm gan theo phác đồ từ bác sĩ nhằm tránh nguy cơ bệnh tiến triển thành xơ gan.
Làm gì để phòng ngừa bệnh tái phát?
Điều trị thôi là chưa đủ, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân bằng và chế độ tập luyện khoa học nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ tái phát. Cụ thể phương pháp phòng ngừa bệnh như sau:
Về chế độ ăn uống, người bệnh cần:
- Tăng cường vitamin và chất xơ trong các loại rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt và ngũ cốc.
- Sử dụng chất béo thực vật từ dầu đậu nành, dầu ô liu thay vì chất béo động vật.
- Kiêng đồ dầu mỡ, chất béo và đồ ngọt.
- Kiêng gia vị mặn, cay, nồng.
- Kiêng đồ chế biến sẵn như thịt hộp, cá hộp, lạp xưởng, thịt muối,…
- Kiêng lòng trắng trứng, nội tạng động vật và thịt đỏ vì chúng chứa nhiều cholesterol.
- Kiêng bia, rượu, cà phê và thuốc lá.
Về chế độ sinh hoạt, người bệnh cần:
- Dành thời gian để nghỉ ngơi.
- Không làm việc quá khuya, duy trì thói quen ngủ đủ giấc.
- Bắt đầu vận động nhẹ và tăng dần cường độ các bài tập với thời gian luyện tập tối thiểu từ 25 phút mỗi ngày.
- Người ngồi làm việc thường xuyên, đặc biệt là dân văn phòng và tài xế, cần vận động nhẹ nhàng tại chỗ sau mỗi 1 – 2 tiếng làm việc.
- Luôn giữ đầu óc thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.
Bệnh gan nhiễm mỡ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh lơ là các “triệu chứng gan nhiễm mỡ”. Do đó, bạn đọc nên phòng ngừa từ sớm với thói quen khám sức khỏe định kỳ nhằm thực hiện xét nghiệm sàng lọc gan – mật. Đồng thời ngăn chặn bệnh tiến triển ngay từ giai đoạn đầu.
Hy vọng bài viết trên đây từ ICondom đã giúp bạn đọc nắm rõ thông tin tổng quan về bệnh gan nhiễm mỡ và sẽ sớm điều trị bệnh thành công nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.