“Tràn dịch khớp gối có nên hút dịch không?” là vấn đề rất nhiều người bệnh lo lắng. Đây là bệnh lý về xương khớp gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và nguy cơ cao dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Thậm chí khiến người bệnh đối mặt với tình trạng dính khớp, teo cơ,… Bài viết dưới đây từ ICondom sẽ giải đáp giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Tràn dịch khớp gối là bị gì?
Tràn dịch khớp gối
Khớp gối có chức năng vô cùng quan trọng vì chúng là bộ phận nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể. Để vận động và di chuyển một cách linh hoạt, khớp gối cần đến sự trợ giúp của dịch khớp gối nhằm giảm ma sát và đóng vai trò bôi trơn. Tuy nhiên, khi khớp gối xảy ra hiện tượng tiết quá nhiều dịch sẽ dẫn đến tụ dịch trong ổ khớp, tên gọi khác là tràn dịch khớp gối.
Mức độ nguy hiểm cao nếu người bệnh chủ quan
Tràn dịch khớp gối sẽ không nguy hiểm nếu người bệnh phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, do có nhiều người bệnh chủ quan với tình hình sức khỏe của bản thân nên khi phát hiện ra thì bệnh đã trong tình trạng nguy kịch. Tràn dịch khớp gối không chỉ gây hạn chế vận động mà còn khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng khớp, sưng viêm khớp và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Biểu hiện thường thấy
Một số biểu hiện phát bệnh rất thường thấy ở tràn dịch khớp gối mà người bệnh không nên chủ quan, bao gồm:
- Khớp gối đau nhức.
- Chi dưới khó chịu.
- Di chuyển nặng nề.
- Khớp gối sưng rõ rệt kèm tình trạng phù nề, đỏ tấy do lượng dịch tiết ra quá nhiều.
- Vận động thiếu linh hoạt.
- Khó gập gối hoặc co duỗi chân.
- Đôi khi bị tê chân hoặc thậm chí chân không còn cảm giác.
Đối tượng bệnh nhân
Bên cạnh đối tượng là người trung niên và người cao tuổi thì một số đối tượng khác cũng có thể mắc bệnh tràn dịch khớp gối, như:
- Những người thường xuyên phải lao động nặng (bê vác đồ nặng, đứng lên ngồi xuống nhiều, đi lại nhiều,…).
- Người thừa cân béo phì với cân nặng vượt mức bình thường, sẽ vô tình tạo áp lực lớn lên hệ thống xương khớp, trong đó có khớp gối.
- Người chơi thể thao liên quan đến vận động khớp gối (bóng đá, điền kinh, tennis,…).
Nguyên nhân khởi phát bệnh
Những nguyên nhân dưới đây được cho là thường gặp nhất ở bệnh tràn dịch khớp gối, bao gồm:
Do tuổi tác cao, quá trình lão hóa của cơ thể
Hệ thống xương khớp cũng chịu ảnh hưởng từ tốc độ lão hóa của cơ thể. Quá trình sản sinh ra tế bào mới thay thế tế bào cũ sẽ không còn nhanh nhạy như lúc trước. Đồng thời hệ thống xương khớp cũng không còn chắc khỏe và dẻo dai. Do đó, người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh xương khớp rất cao, trong đó có tràn dịch khớp gối hoặc thoái hóa khớp nghiêm trọng.
Do chấn thương
Một số các chấn thương về tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc do vận động quá sức cũng khiến lượng dịch của khớp gối tăng đến mức báo động. Đa số các trường hợp mắc bệnh tràn dịch khớp gối cũng xuất phát từ nguyên nhân chấn thương.
Do bệnh lý khác về xương khớp
Người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với bệnh tràn dịch khớp gối nếu đang mắc một số bệnh lý về xương khớp như gout, thoái hóa khớp,…
Giải đáp thắc mắc: Tràn dịch khớp gối có nên hút dịch không?
Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa là nên hút dịch khớp gối để giảm các cơn đau nhức tạm thời. Nhưng không nên lạm dụng việc chọc hút dịch khớp gối quá nhiều lần vì có thể dẫn đến trường hợp xơ cứng khớp, nhiễm trùng nghiêm trọng khiến khớp bị phá hủy hoàn toàn.
Hướng điều trị bệnh tràn dịch khớp gối hiệu quả
Bệnh tràn dịch khớp gối sẽ không thể tự khỏi hoàn toàn nên người bệnh cần điều trị sớm với phương pháp y khoa hiện đại, nhằm cải thiện tình trạng bệnh và ngăn chặn kịp thời biến chứng nguy hiểm. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, lượng dịch ít hay nhiều và cả sức khỏe của người bệnh, quá trình điều trị có thể sẽ kéo dài hơn so với dự kiến để dứt điểm hoàn toàn tình trạng tiết dịch khớp gối. Với một số các phương pháp điều trị như sau, tình trạng bệnh tràn dịch khớp gối có thể được cải thiện và khỏi hoàn toàn, bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Để giảm bớt tình trạng đau nhức và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng khớp, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm corticosteroid (dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp). Vì có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn nên quá trình điều trị tràn dịch khớp gối bằng thuốc cần có sự theo dõi nghiêm ngặt từ bác sĩ chuyên khoa. Và người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp dấu hiệu bất thường hoặc có mong muốn được đổi thuốc khác.
Phương pháp phẫu thuật
- Hút dịch khớp gối: Phương pháp này cần chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ để thực hiện, không phải trường hợp bệnh nào cũng có thể chọc hút dịch. Bác sĩ cũng thường đề xuất người bệnh kết hợp với việc tiêm corticoid để điều trị hiệu quả hơn.
- Mổ nội soi: Bác sĩ sẽ dễ dàng nhìn thấy các tổn thương trong khớp gối với phương pháp mổ nội soi. Do đó cũng dễ khắc phục hiệu quả hơn tình trạng tràn dịch và thực hiện kỹ thuật phục hồi tổn thương ở khớp gối.
- Thay khớp: Đối với người bệnh có tình trạng nghiêm trọng, việc thay khớp gối là hoàn toàn có thể xảy ra. Do áp dụng các phương pháp điều trị trên không hiệu quả với người bệnh nên họ cần thay khớp gối nhân tạo để xử lý tình trạng tràn dịch khớp gối.
Lưu ý khi tự chăm sóc tại nhà
Người bệnh tràn dịch khớp gối cần được nghỉ ngơi và hạn chế di chuyển nhiều để giảm thiểu tối đa tác động đến vùng khớp gối. Có thể chườm đá để làm dịu vùng sưng viêm kết hợp kê cao chân để giúp hệ thống tuần hoàn máu chi dưới hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh tràn dịch khớp gối thì chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh.
- Tuân thủ phác đồ điều trị và sử dụng thuốc, đeo nẹp theo chỉ định của bác sĩ.
- Việc điều trị tận gốc và dứt điểm rất quan trọng nhằm hạn chế tình trạng tái phát. Do đó, mọi triệu chứng hay dấu hiệu bất thường đều không nên bỏ qua. Người bệnh nên đến cơ sở y tế, phòng khám sớm nhất để kịp thời điều trị.
Tràn dịch khớp gối tuy có vẻ không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng việc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe là hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, bài viết trên đây từ ICondom chia sẻ tổng quan các thông tin về bệnh tràn dịch khớp gối và giải đáp thắc mắc tràn dịch khớp gối có nên hút dịch không. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này và sớm điều trị bệnh hiệu quả nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.