5/5 - (1 bình chọn)

Bên cạnh cúm, viêm họng, viêm amidan…. trào ngược dạ dày cũng là một trong các nguyên nhân gây ho mà nhiều người có thể chưa biết. Vậy tại sao trào ngược dạ dày gây ho, cùng ICondom tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Trào ngược dạ dày cũng có thể gây ho?

Khi bị ho, nhiều người nghĩ ngay tới các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản… Tuy nhiên, nếu ho đi kèm với các dấu hiệu như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi,… thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày. 

Tình trạng trào ngược dạ dày gây ho không hiếm gặp. Khi bị ho do trào ngược, người bệnh có thể cảm thấy nóng rát khu vực giữa ngực và sau xương ức. Các triệu chứng này bắt đầu từ vùng thượng vị và lan từ từ lên phía cổ họng. 

Các cơn ho do trào ngược dạ dày kéo dài, tần suất tăng dần sau khi ăn xong hoặc vào ban đêm. Khi kiểm tra họng, người bệnh có thể phát hiện các vết đỏ, xung huyết vùng họng. Nếu không có giải pháp xử lý trào ngược dạ dày kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng ho mãn tính, dai dẳng, tỷ lệ chữa dứt điểm thấp và có thể gặp nhiều biến chứng. Nếu thấy bị ho nhiều ngày không khỏi, rất có thể bạn bị ho do trào ngược. 

Vì sao trào ngược dạ dày gây ho?

Vậy vì sao bệnh trào ngược dạ dày lại gây ho? Có 2 vấn đề để giải thích cho tình trạng này, cụ thể:

  • Thứ nhất: Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm bảo vệ đường thở khi acid từ dạ dày đi vào thực quản. 
  • Thứ hai: Dịch dạ dày trào ngược di chuyển lên và ra khỏi thực quản, các hạt acid nhỏ từ dạ dày rơi vào cổ họng, kích thích và gây ra ho. Tình trạng này còn đọc gọi là trào ngược thanh quản. Ngoài ra, khi acid dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản cũng như cổ họng, trào ngược có thể gây ra các tình trạng như khàn tiếng, khiến người bệnh cảm giác vướng mắc trong họng, hoặc gây viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản kéo dài…. Biểu hiện của những căn bệnh này chính là ho. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trào ngược dạ dày, trong đó phổ biến nhất phải kể tới:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Tình trạng viêm loét dạ dày khiến hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng, chức năng tiêu hoá kém. Khi đó, thức ăn chưa được tiêu hoá sẽ sinh hơi, khí trong dạ dày, gây ra tình trạng tiết nhiều acid, từ đó kích thích trào ngược lên họng và kích thích niêm mạc họng, gây ho. 
  • Căng thẳng, stress: Khi cơ thể bị căng thẳng, lo lắng sẽ tiết ra cortisol, chất làm tăng nồng độ acid dạ dày. Trương lực co bóp đẩy acid dạ dày lên thực quản và gây ho. 
  • Béo phì: Cân nặng lớn sẽ tạo áp lực co thắt thực quản. Điều này tạo điều kiện cho acid dạ dày trào ngược gây ho. 
  • Ăn uống không khoa học: Việc ăn quá nhanh, vận động mạnh ngay sau khi ăn…. là những thói quen có thể gây ra rối loạn tiêu hoá và trào ngược dạ dày. 
  • Bẩm sinh: Một số người sinh ra chức năng co thắt thực quản dưới kém có thể dễ bị sa dạ dày, thoát vị cơ hoành,…. từ đó tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Khi bị ho do trào ngược cần làm gì?

Tình trạng ho do trào ngược dạ dày nếu kéo dài có thể dẫn tới nhiều phiền toái cho người bệnh, thậm chí có thể gây ra nhiều bệnh mãn tính như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…. Do đó, khi gặp tình trạng này, người bệnh cần áp dụng các biện pháp khắc phục, đẩy lùi bệnh phù hợp. Cụ thể: 

Thay đổi thói quen sinh hoạt  

  • Ăn uống lành mạnh, khoa học: Ăn uống đúng giờ, đúng bữa. Khi ăn nên nhai chậm, nhai từng chút một, không ăn quá nhiều một lúc và không vận động mạnh sau ăn. 
  • Tránh stress: Cần cân đối công việc và nghỉ ngơi. Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, nên dành thời gian thư giãn đầu óc, cơ thể. 
  • Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục nhằm cải thiện sức khoẻ, sức đề kháng của cơ thể. Việc tập thể dục cũng giảm nguy cơ béo phì, duy trì cân nặng ổn định, từ đó giảm gánh nặng cho hệ tiêu hoá. 
  • Không mặc đồ bó sát: Những bộ đồ quá chật có thể gây áp lực cho vùng bụng, làm tăng nguy cơ trào ngược. Do đó, bạn hãy chọn các trang phục thoải mái, dễ chịu. 

Chế độ ăn uống hợp lý 

Khi bị trào ngược dạ dày gây ho, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày để đẩy lùi bệnh. Người gặp phải tình trạng này nên ăn:

  • Gừng: Có tác dụng kháng viêm, giúp tăng cường tiêu hoá, giảm cảm giác buồn nôn, ho do trào ngược gây ra. 
  • Bạc hà: Giúp làm dịu dạ dày, kích thích tiêu hoá đồng thời tăng nhu động ruột. 
  • Sữa chua: Giàu lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá, dạ dày. 
  • Trà hoa cúc: Có tác dụng làm dịu dạ dày, giúp tinh thần thư giãn, thoải mái. 
  • Đu đủ chín: Là trái cây chứa chất giúp tiêu hoá thức ăn khó tiêu, cải thiện cải hoạt động hệ tiêu hoá. 
  • Rau xanh: Giúp dễ tiêu, bảo vệ dạ dày,…. Người bệnh nên bổ sung các loại rau như rau mồng tơi, rau muống, rau chân vịt….
  • Chuối: Bổ sung loại quả này sẽ giúp cân bằng nước trong dạ dày đồng thời ngăn ngừa trào ngược do stress. 

Ngoài những thực phẩm trên, khi bị trào ngược dạ dày, bệnh nhân cũng cần tránh một số món ăn như sau: 

  • Thực phẩm muối chua: Các món như dưa cà muối, xoài xanh ngâm,… có thể khiến lượng acid dạ dày tăng cao, gây kích ứng. Do đó, bệnh nhân bị ho do trào ngược nên tránh. 
  • Các loại đậu: Đậu trắng, đậu nành, đậu đỏ chứa lượng chất xơ cao, nếu ăn nhiều có thể khiến dạ dày bị tổn thương. 
  • Thực phẩm cứng, khó tiêu: Một số thực phẩm như rau củ già, xương, sụn… có thể khiến bệnh nhân khó tiêu, làm niêm mạc dạ dày bị xước. Do đó, người bệnh nên tránh xa các món này. 
  • Thực phẩm cay nóng: Các món ăn nhiều ớt, tiêu, mù tạt,… có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng và gây ra tình trạng trào ngược gây ho. 

Khi bị trào ngược dạ dày gây ho, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp với bản thân. Bởi nếu để lâu, tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, vừa ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, vừa khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. 

Xem thêm