Châm cứu là một trong các phương pháp điều trị bệnh lý đau thần kinh tọa khá phổ biến và đang được nhiều người quan tâm. Vậy, đau thần kinh tọa châm cứu có khỏi không? Quá trình thực hiện phương pháp vật lý trị liệu này diễn ra như thế nào? Trong bài viết dưới đây, ICondom sẽ mang đến cho bạn một vài thông tin hữu ích.
Dây thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là nhánh thần kinh hông lớn) là dây thần kinh dài nhất trên cơ thể, chạy dọc từ vùng thắt lưng cho đến tận các ngón chân và chi phối tất cả hoạt động của phần chi dưới. Chính vì dây thần kinh này đi qua nhiều vị trí thiết yếu cũng như điều khiển rất nhiều hoạt động quan trọng của phần chi dưới, nên khi bị tổn thương thì sẽ tác động đến hầu hết các cơ quan lân cận và gây ra nhiều triệu chứng lan tỏa.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh lý đau thần kinh tọa
Chính vì đi qua rất nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể nên nguyên nhân dẫn đến bệnh lý đau dây thần kinh tọa cũng đa dạng vô cùng. Bất cứ một tác động chèn ép hay va đập từ các cơ quan xung quanh đều có khả năng gây ra đau thần kinh tọa. Trong đó, căn bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Phần đĩa đệm trượt ra ngoài sẽ đè lên dây thần kinh tọa và tạo ra cảm giác đau.
Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây nên căn bệnh này, có thể kể đến như thoái hóa cột sống, gai đốt sống, các bệnh lý nhiễm trùng xương,… hoặc xác suất thấp hơn có thể gặp trong các khối u xương chèn ép hoặc bất thường về mạch máu khiến mạch máu phình to ra và đè vào vị trí của dây thần kinh tọa.
Bên cạnh đó, những nguyên nhân khách quan như chế độ ăn uống, sinh hoạt, tư thế đi đứng, làm việc và tình trạng cân nặng cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp tạo nên bệnh lý này
Triệu chứng thường thấy của bệnh lý đau thần kinh tọa
Các triệu chứng nhận biết đau dây thần kinh tọa cũng khác nhau ở từng đối tượng, tuy nhiên dấu hiệu thường thấy nhất là cơn đau chạy dọc từ thắt lưng xuống đến chân theo vị trí nằm của dây thần kinh tọa. Thông thường, bệnh nhân đau thần kinh tọa sẽ chỉ có cảm giác đau ở một bên mặt sau của đùi, cảm giác đau có thể âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội như điện giật. Ngoài ra, một số người còn cảm thấy nóng và cảm giác tê bì các chi trên cơ thể, chỉ cần một cử động nhẹ như hắt hơi, ho hay quay người cũng khiến cơn đau trở nên tồi tệ.
Một trong những triệu chứng thường thấy nữa là cảm giác co cứng các cơ khi thức dậy. Nếu bệnh thuộc thể nặng hoặc có tổn thương ở tận các gốc thần kinh thì còn có thể gây liệt, mất cảm giác chi dưới hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động chuyển hóa các chất trong cơ thể. Thông thường, bệnh sẽ tự hết sau khoảng vài tuần, tuy nhiên nếu các cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài và mức độ trầm trọng tăng dần lên thì bạn nên đến các cơ sở y tế để có các biện pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Quá trình châm cứu trải qua những bước nào?
Bên cạnh câu hỏi đau thần kinh tọa châm cứu có khỏi không thì thực hiện quá trình này cũng là một vấn đề được các bệnh nhân quan tâm.
Giống như cái tên, phương pháp châm cứu cho bệnh nhân đau dây thần kinh tọa sẽ sử dụng những cây kim chuyên dụng để cắm vào các huyệt dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, kéo dài từ vùng thắt lưng cho đến chân. Mục đích của việc này là tác động vào các huyệt trên cơ thể, giúp bệnh nhân lưu thông khí huyết, từ đó giảm bớt tần suất xuất hiện bệnh cũng như hạn chế mức độ nặng nề của cơn đau. Thông thường, việc điều trị cho bệnh nhân thần kinh tọa sẽ kéo dài trong khoảng 2 tuần với thời gian của mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút.
Các huyệt vị quan trọng cần tác động khi thực hiện phương pháp này bao gồm: huyệt Côn Lôn, huyệt Đại Trường Du, huyệt Thừa Sơn, huyệt Ủy Trung, huyệt Trật Biên…
Châm cứu hiện nay có thể được thực hiện bằng 3 phương pháp khác nhau, bao gồm thủy châm, điện châm và châm cứu truyền thống:
Phương pháp điện châm
Điện châm là phương pháp sử dụng dòng điện với điện thế phù hợp tích hợp lên các đầu kim đã được tiệt trùng, sau đó châm kim vào vị trí huyệt đã xác định để dòng điện tác động vào các huyệt vị. Phương pháp này vừa có thể giảm bớt các cơn đau vừa có thể hạn chế các rủi ro khi thực hiện.
Phương pháp thủy châm
Thủy châm là phương pháp đưa thuốc vào những huyệt vị lân cận các dây thần kinh, từ đó giảm bớt cơn đau và cảm giác co cứng, nhức mỏi của bệnh. Khi thực hiện biện pháp này, các bác sĩ sẽ chỉ đâm kim vào vùng thượng bì da của bệnh nhân, sau đó tiêm vào các loại thuốc giảm đau tại các vị trí này.
Phương pháp châm cứu thông thường
Châm cứu truyền thống sẽ tác động trực tiếp vào các huyệt quan trọng trên cơ thể nên có tác dụng giảm ứ máu, tăng cường lưu thông máu và giảm cảm giác đau. Đối với phương pháp này, các bác sĩ sẽ chỉ sử dụng kim mảnh chuyên dụng và cắm nhẹ nhàng vào các huyệt vị trên đường đi của dây thần kinh tọa.
Nếu bệnh nhân đang bị bệnh ở thể nhẹ thì việc thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu như châm cứu sẽ rất có lợi. Không chỉ tránh được các tác dụng phụ đến từ việc sử dụng kháng sinh giảm đau mà châm cứu còn giúp điều hòa khí huyết một cách tự nhiên, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho cơ thể, từ đó giúp tình trạng bệnh tiến triển khả quan hơn cũng như quá trình điều trị trở nên thuận lợi. Vì là một phương pháp mang tính chuyên môn cao nên hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa chuyên nghiệp, tránh các tình huống rủi ro có thể xảy đến.
Song song với áp dụng phương pháp châm cứu thì bệnh nhân đau thần kinh tọa cần kết hợp thêm nhiều biện pháp khác như massage trị liệu, xoa bóp,… để tăng hiệu quả. Ngoài ra, việc tập luyện thể dục thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bản thân theo hướng tích cực cũng là một yếu tố quan trọng để bệnh chóng lành.
Liệu bệnh lý đau thần kinh tọa châm cứu có khỏi không?
Châm cứu là một trong các biện pháp vật lý trị liệu vô cùng có lợi đối với những đối tượng mắc bệnh lý đau thần kinh tọa bởi nó sẽ mang đến nhiều lợi ích như:
- Châm cứu tạo ra xung tác động đến hệ thần kinh, từ đó tiết ra các chất giảm đau tự nhiên của cơ thể như endorphins, giúp giảm mức độ trầm trọng của cơn đau, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu.
- Tác động đến các yếu tố điều hòa chuyển hóa và miễn dịch, từ đó tăng tuần hoàn cục bộ, lưu thông máu tốt hơn và giảm sưng tấy ở vị trí tổn thương. Điều này cũng giúp giảm thiểu triệu chứng co cứng cơ và kém vận động ở phần chi dưới.
- Lưu lượng máu đến các dây và gốc rễ thần kinh sẽ tăng lên, từ đó tăng nuôi dưỡng các nhánh thần kinh và sửa chữa, tái tạo các vùng bị phá hủy.
- Giúp các cơ ở vùng mông, đùi, lưng được thả lỏng, từ đó tác động tích cực lên các cơ quan xung quanh, mang lại tác dụng thư giãn cao cho người bệnh.
- Vì là một biện pháp vật lý trị liệu nên châm cứu có thể giúp bệnh nhân tránh được nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến từ việc sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều.
Tuy nhiên, châm cứu vẫn chỉ là một biện pháp mang tính hỗ trợ chứ không thể điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh đau thần kinh tọa. Vì thế, nếu bệnh nhân đang ở thể nhẹ và không có các bệnh lý nguy hiểm khác thì phương pháp này có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này nếu kết hợp cùng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày phù hợp.
Còn nếu bệnh nhân đã ở thể nặng, cơn đau kéo dài và tần suất xuất hiện cao hoặc bắt đầu có những biến chứng như tê liệt, mất cảm giác, không thể vận động… thì cần phải có các phương pháp điều trị bằng thuốc thậm chí phẫu thuật để có thể chữa khỏi. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh và lên các phác đồ điều trị sao cho hợp lý.
Trên đây là một số thông tin tổng quát về bệnh đau thần kinh tọa cũng như trả lời cho câu hỏi “đau thần kinh tọa châm cứu có khỏi không”. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này cho gia đình và người thân.
Xem thêm
Be the first to write a comment.