5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh xơ gan dễ tiến triển nhanh đến giai đoạn xơ gan cổ trướng rất nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh chủ quan. “Xơ gan cổ trướng điều trị”rất phức tạp nên cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Để tìm hiểu phương pháp điều trị hiệu quả, ICondom mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Xơ gan là gì?

Xơ gan bao gồm các mô xơ và mô sẹo hình thành trong gan do bị tổn thương qua thời gian dài. Gan có hơn 500 chức năng chính nên một khi bị xơ gan thì sẽ vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Chúng khiến gan không thể hoạt động hiệu quả như trước, có khả năng kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng và gây nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời.

Xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng (xơ gan mất bù) là khi tổn thương ở gan đã không còn khả năng hồi phục và người bệnh mất phần lớn hoặc hoàn toàn các chức năng gan, thường được xem là giai đoạn cuối. Trong đó, “cổ trướng” nghĩa là biểu hiện bụng bị phình to khi ổ bụng tích tụ dịch (protein dạng albumin). 

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh xơ gan không biểu hiện rõ rệt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác. Vì thế, nhiều người bệnh hay chủ quan và trì hoãn việc điều trị. Điều này đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiến triển bệnh xơ gan sang giai đoạn nặng, chính là xơ gan cổ trướng. Bạn đọc nên tham khảo các triệu chứng thường gặp không nên bỏ qua, bao gồm:

  • Cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi, giảm cân liên tục trong thời gian ngắn.
  • Cơ thể xuất hiện tình trạng tự tích trữ nước gây phù nề, chướng bụng.
  • Tay chân sưng phù, cảm giác có nước bên trong.
  • Sắc mặt kém, vàng da và vàng mắt.
  • Đau bụng dữ dội, đặc biệt là phần hạ sườn (khu vực gan).
  • Thường xuyên đại tiện ra phân đen hoặc tiêu chảy dài ngày do rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
  • Xuất hiện cổ trướng (ít đến nhiều).
  • Não bị nhiễm độc do gan mất khả năng lọc amoniac nên xuất hiện tình trạng ngất, thậm chí hôn mê.

Nguyên nhân chủ yếu

Xơ gan cổ trướng hình thành có thể xuất phát từ nhiều thói quen có hại cho cơ thể. Đặc biệt là ở người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan nhưng vẫn không điều chỉnh lối sống lành mạnh, khiến tình trạng bệnh sớm chuyển sang giai đoạn xơ gan cổ trướng và không thể cứu chữa được nữa. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

Do nghiện bia, rượu

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà đặc biệt gây nguy hiểm đến các hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan. Khi phải làm việc liên tục để đào thải chất độc, gan rơi vào tình trạng kiệt sức và quá trình hình thành mô sẹo được thúc đẩy nhanh hơn. Do đó, người bệnh rất dễ bị xơ gan cổ trướng nếu không kiêng bia, rượu trong quá trình điều trị xơ gan.

Do viêm gan mãn tính

Nhiều người bệnh bị viêm gan lâu ngày mà không điều trị kịp thời thì dễ có nguy cơ mắc bệnh xơ gan. Vì xem nhẹ các triệu chứng nên bệnh cũng tiến triển rất nhanh sang giai đoạn xơ gan cổ trướng. 

Do nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là tình trạng vi khuẩn có hại lan theo đường máu và đi khắp cơ thể. Chúng làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến gan suy giảm chức năng và tình trạng bệnh dễ chuyển sang giai đoạn xơ gan cổ trướng.

Do cơ thể bị nhiễm hóa chất

Việc lạm dụng thuốc điều trị hoặc tiếp xúc với các hóa chất có trong đời sống như thạch tín, asen,… sẽ khiến gan bị tắc ứ mật. Nếu hiện tượng này không có phương pháp can thiệp điều trị thì sẽ tạo điều kiện cho xơ gan cổ trướng hình thành do chức năng thải độc của gan suy giảm.

Biến chứng xơ gan cổ trướng

Hiện nay, xơ gan cổ trướng vẫn chưa có thuốc đặc trị vì diễn biến bệnh rất phức tạp và có quá nhiều triệu chứng kèm theo. Do đó, nhiều người bệnh lo lắng xơ gan cổ trướng điều trị thế nào là hiệu quả, để không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như mất hoàn toàn chức năng gan, ung thư gan hoặc thậm chí tử vong.

Phương pháp điều trị

Trước hết, người bệnh xơ gan cổ trướng cần thông báo ngay với bác sĩ về các triệu chứng xuất hiện nhằm kịp thời can thiệp. Quá trình điều trị bao gồm chẩn đoán tình trạng bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Cụ thể như sau:

Giai đoạn chẩn đoán

Người bệnh xơ gan cổ trướng sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định nên thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng như:

Trong chẩn đoán, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm lâm sàng gồm:

  • Xét nghiệm máu và lấy sinh thiết gan để sàng lọc bệnh lý.
  • Chụp CT và MRI (hoặc siêu âm) để xem tình trạng bệnh diễn biến bên trong cơ thể.

Phương pháp điều trị

Xơ gan cổ trướng xuất hiện đồng nghĩa với việc gan đã xơ hóa hoàn toàn và không thể hoạt động hiệu quả như lúc trước. Việc điều trị sẽ rất khó khăn và chỉ nhằm mục đích giảm các cơn đau và hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư gan. Sau đây là một số phương pháp phổ biến hiện nay, bao gồm:

  • Chọc hút dịch cổ trướng: Phương pháp này được chỉ định tiến hành cho người bệnh xơ gan cổ trướng giai đoạn đầu, đồng thời kết hợp sử dụng thuốc lợi tiểu nhằm hỗ trợ đào thải muối và nước ở thận, giảm đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng, vỡ ổ dịch hoặc thậm chí tử vong (phụ thuộc vào tùy từng trạng bệnh nhân).
  • Hấp thu dịch với thuốc điều trị và chế độ ăn uống: Phương pháp này cũng rất phổ biến, được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể là duy trì sử dụng thuốc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế việc tích nước trong ổ bụng gây cổ trướng, đồng thời giảm áp lực hoạt động cho gan và giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu huyết trong cơ thể. 
  • Phẫu thuật ghép gan: Đây được xem là sự lựa chọn cuối cùng của bác sĩ nếu việc áp dụng các phương pháp kể trên không mang lại hiệu quả cho người bệnh. Phương pháp này có chi phí tốn kém và không phải thể trạng nào cũng thích hợp cho việc ghép gan. Do đó, phẫu thuật ghép gan được cân nhắc nếu tình trạng bệnh không khả quan sau khi điều trị bằng thuốc.

Bên cạnh 3 phương pháp trên, người bệnh xơ gan cổ trướng cần duy trì lối sống lành mạnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để sớm đẩy lùi tình trạng bệnh và ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:

  • Kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn và có gas, cà phê,…
  • Chế độ ăn uống cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm mặn, nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo động vật.
  • Tăng cường rau xanh và hoa quả. 
  • Bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày.
  • Không để cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Nên luyện tập thể dục với một số bài tập nhẹ nhàng.
  • Sử dụng thuốc theo đơn được bác sĩ kê, báo ngay cho bác sĩ về các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Xơ gan cổ trướng khiến người bệnh lo lắng về mạng sống của chính mình. Do đó, người bệnh hãy duy trì lối sống khoa học và tuyệt đối không chủ quan khi cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tùy từng tình trạng sức khỏe thì bệnh xơ gan cổ trướng điều trị với nhiều phương pháp khác nhau. Hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về xơ gan cổ trướng và sớm đẩy lùi được bệnh tật nhé!

Xem thêm