Tại sao bệnh viêm loét dạ dày gây khó thở cho người bệnh? Đau bụng và khó thở khiến nhiều người hoang mang và rất lo sợ. Tuy nhiên, những người mắc phải thường không biết phải làm gì và phải sống chung với nó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin về bệnh viêm loét dạ dày gây khó thở cùng tìm hiểu và tìm ra biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất nhé!
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân
Vậy viêm loét dạ dày gây khó thở do nguyên nhân chủ yếu nào gây ra? Đau dạ dày thông thường sẽ không thể gây khó thở, những tổn thương và triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra chỉ nằm ở hệ tiêu hóa, không nằm ở hệ hô hấp. Do đó, tình trạng khó thở do đau dạ dày khá hiếm gặp. Nguyên nhân chủ đạo là do bệnh trào ngược dạ dày – một biến chứng của bệnh đau dạ dày có thể gây ảnh hưởng nhất định đến hệ hô hấp và gây khó thở.
Khi dạ dày hoạt động không bình thường, nó không thể hoạt động hiệu quả như lúc khỏe mạnh được. Thức ăn thay vì được chia nhỏ và chuyển xuống ruột, lại nằm ở dưới cùng của dạ dày. Thức ăn thừa này sẽ lên men và tạo khí ngay trong dạ dày, kích thích sinh ra bệnh trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày thực quản có liên quan và ảnh hưởng gì tới chứng khó thở?
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dòng dịch vị và axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản (có thể kèm theo thức ăn chưa tiêu). Khi axit này chảy qua lớp niêm mạc của thực quản, các đầu dây thần kinh trên bề mặt thực quản sẽ bị kích thích khiến người bệnh có cảm giác đau tức ngực. Ngoài ra, trong một số trường hợp, thức ăn lọt vào và thức ăn trào ra ngoài có thể cùng lúc mắc vào vòm họng. Hiện tượng này tạo ra một áp lực ở vùng ngực khiến người bệnh khó thở.
Ngoài những triệu chứng trào ngược thông thường, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó thở, khàn giọng, tức ngực,… Các triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc âm ỉ ngay sau cơn đau dạ dày dẫn đến tình trạng khó thở. Điều này rất dễ dẫn đến nhầm lẫn viêm loét dạ dày gây khó thở.
Một số yếu tố và tác nhân xấu làm tăng nguy cơ khó thở do viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày gây khó thở nguyên nhân chính và trực tiếp nhất là do lượng thức ăn bị tồn đọng và lên men. Không chỉ vậy, nguy cơ khó thở do viêm loét dạ dày tá tràng tăng lên cũng có thể xảy ra do một số yếu tố:
- Người bệnh dung nạp quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, đồ hộp, đồ cay nóng, dầu mỡ chiên rán.
- Thường xuyên sử dụng bia, thuốc lá, rượu, cà phê, và các chất kích thích.
- Những người vượt quá cân nặng cho phép và mắc bệnh béo phì.
- Do bệnh nhân đã từng mắc một trong những bệnh về đường hô hấp..
- Những người thường xuyên bị rối loạn lo âu, thần kinh căng thẳng, căng thẳng.
- Những người có lối sống không khoa học không lành mạnh và không quy củ.
Viêm loét dạ dày gây khó thở có ảnh hưởng xấu như thế nào đến sức khỏe?
Khi bệnh nhân có dấu hiệu viêm loét dạ dày gây khó thở điều này báo hiệu tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nặng. Bệnh nhân cần được điều trị kịp thời để tránh cho tình trạng vết loét sâu và rộng hơn gây ra các biến chứng khó lường:
- Khi dạ dày bị viêm, lượng axit trong dạ dày và thực quản sẽ tăng cao. Đặc biệt trong các axit này thường có nhiều vi khuẩn gây hại các vị trí bị tổn thương trong dạ dày. Viêm loét không được chẩn đoán và điều sớm hoặc không được điều trị tận gốc, các triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày có thể gây viêm loét dạ dày mãn tính.
- Axit trong dạ dày tăng cao, họng và thanh quản thường xuyên tiếp xúc với axit từ dạ dày khiến các bộ phận này bị tổn thương và viêm nhiễm khó lành. Bệnh nhân có thể có biểu hiện ho nhiều, khàn tiếng mãn tính, viêm thanh quản, mất tiếng do tổn thương vùng họng.
- Bệnh nhân có thể bị ung thư thực quản nếu để các vị trí loét lâu ngày không được điều trị kịp thời. Theo nghiên cứu, thống kê đã chỉ ra rằng cứ 5 người bị đau dạ dày do viêm loét kèm theo ợ chua, trào ngược thực quản thì có 1 người bị ung thư thực quản.
- Ngoài ra, còn có biến chứng nhiễm trùng thực quản, khí quản, dạ dày …
Cách khắc phục tình trạng viêm loét dạ dày dẫn đến khó thở
Cảm giác bị khó thở do viêm loét dạ dày vô cùng khó chịu và nguy hiểm. Khi bệnh nhân bị những triệu chứng này nên đến thăm khám bác sĩ để phát hiện và điều trị bệnh không nên để tình trạng để bệnh kéo dài. Bởi các biến chứng có nguy cơ phát sinh nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới tính mạng. Dưới đây là cách khắc tình trạng viêm loét dạ dày dẫn đến khó thở.
Thay đổi lối sinh hoạt khoa học, lành mạnh
Bệnh nhân cần có một lối sống khoa học, sửa đổi thói quen ăn uống. Bệnh nhân không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ hoặc ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Bệnh nhân nên tập thể dục, vận động phù hợp với thể trạng bản thân. Không nên uống rượu bia, không hút thuốc lá và không để bản thân căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên bổ sung các chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày gây khó thở. Một số thực phẩm như: Bánh mì, yến mạch, sữa chua, táo, gừng và rau xanh.
Dùng thuốc Tây để điều trị
Các nhóm thuốc Tây mà bác sĩ khuyên nên sử dụng bao gồm: ức chế bơm proton (lansoprazole, omeprazole…), thuốc gây ức chế H2 (Famotidin, cimetidin), thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (alginat, misoprostolalginat, dimeticol…) thuốc làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới (metoclopramide, domperidone).
Dùng các thảo mộc thiên nhiên
Sử dụng các loại thảo mộc thiên nhiên để giảm tình trạng viêm loét dạ dày gây khó thở được khuyên dùng Cam thảo, CurmaNano, Hậu phác, Cúc La Mã, Thương truật, Gừng, Bán hạ bắc, Hậu phác, Hoàng Liên, Ngô thù du.
Hầu hết mọi người đều bị viêm loét dạ dày gây khó thở nhưng không biết tại sao lại khó thở như vậy. Mọi người thường nghĩ do mắc một số bệnh lý về đường hô hấp và tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Vì vậy, khi có triệu chứng viêm loét dạ dày gây khó thở người bệnh cần lưu ý đi khám và có phương pháp điều trị đúng cách để đẩy lùi chứng trào ngược dạ dày.
Bài viết trên ICondom đã cung cấp những thông tin về bệnh viêm loét dạ dày gây khó thở. Hy vọng rằng thông tin này sẽ là cơ sở để bạn có những hiểu biết đầy đủ nhất về bệnh dạ dày. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp phòng tránh và kiểm soát triệu chứng này một cách tốt nhất.
Xem thêm
Be the first to write a comment.