5/5 - (1 bình chọn)

Bà bầu mang thai tuần 37 thường có tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi khi những cơn gò sinh lý xảy ra thường xuyên hơn. Mặt khác ngày dự sinh ngày càng đến gần, khiến cho bà bầu tuần 37 cảm thấy lo sợ khi sắp đến thời khắc vượt cạn.

Thai 37 tuần tuổi đang phát triển như thế nào?

Thai nhi 37 tuần tuổi đã phát triển khá toàn diện, cơ thể lớn và cứng cáp với trọng lượng trung bình khoảng 2800g, chiều dài cơ thể khoảng 48.3 cm. Trong những tuần thai cuối, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên rất nhanh, trung bình khoảng 14 g mỗi ngày.

Mang thai tuần 37 có gì đặc biệt?

Tử cung của bà bầu tuần 37 thường cao hơn rốn khoảng 15 cm. Trọng lượng của thai phụ trong tuần thai này tăng thêm từ 10 – 13kg so với khi bắt đầu có thai. Bà bầu mang thai tuần 37 cần khám bác sĩ định kỳ mỗi tuần để kiểm tra vùng xương chậu, cổ tử cung và tình trạng của thai nhi, nhất là vị trí sinh của em bé.

Cơ thể bà bầu tuần 37 thay đổi ra sao

Mang thai đến tuần 37, bà bầu thường bị bong nút nhầy cổ tử cung. Khi cổ tử cung mở rộng ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, các lớp niêm mạc cổ tử cung sẽ bị bong ra và đào thải ra khỏi cơ thể theo đường âm đạo. Theo đó, bà bầu có thể quan sát thấy âm đạo tiết ra dịch nhầy dày đặc, có màu vàng và đôi khi có lẫn với máu. Hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung thường xảy ra vài tuần, vài ngày hoặc có khi chỉ vài giờ trước khi xuất hiện cơn gò chuyển dạ.

Trong tuần thai thứ 37, nếu bà bầu có biểu hiện chảy máu đỏ tươi, tạo thành một hoặc hai đốm máu bất thường, nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Vì đây có thể là dấu hiệu của đứt nhau thai, một vấn đề nguy hiểm vào những tuần cuối của thai kỳ, khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung, đe dọa tính mạng thai nhi.

Ở tuần thai này mẹ sẽ không lên cân nhiều nữa, thậm chí là ngừng tăng cân. Thai nhi bắt đầu di chuyển xuống dưới, đầu của thai nhi sẽ áp vào bàng quang của mẹ khiến cho mẹ thường xuyên mắc tiểu và hay đau mỏi vùng thắt lưng. Đồng thời, do sự di chuyển của thai nhi mà áp lực ở thành ngực và dạ dày đỡ bị chèn ép, giúp cho việc ăn uống và hít thở dễ dàng hơn.

3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là từ tuần 37 trở đi, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

Những cử động máy đạp của thai nhi chính là dấu hiệu sinh tồn của con. Nhưng nếu thai nhi bỗng nhiên chuyển động ít đi hoặc mạnh lên bất thường thì mẹ cần hết sức lưu ý. Nếu bé đạp ít hơn 10 lần/12 giờ hoặc hơn 40 lần/12 giờ thì có thể bé đang gặp tình trạng bất ổn hoặc thiếu oxy. Mẹ cần tới các cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ để được đánh giá đúng tình trạng sức khỏe thai nhi và xử lí kịp thời.

Nếu huyết áp bất ngờ tăng cao trên 140/90 mmHg kèm theo thấy có nồng độ protein trong xét nghiệm nước tiểu tăng, có hoặc không có hiện tượng phù nề chân hoặc toàn thân thì mẹ rất có nguy cơ bị tiền sản giật – đây là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm.

Nếu triệu chứng ngứa chỉ dừng lại ở mức nhẹ và không lan rộng thì có thể coi là bình thường. Nhưng nếu hiện tượng này lan rộng toàn bộ cơ thể, nhất là vùng bụng và lòng bàn tay hoặc ngón chân, kèm theo vàng da thì có thể đây là triệu chứng của gan bị ứ mật, gây ra suy thai, thai lưu, sinh non, mẹ bị băng huyết sau sinh…

Xem thêm