Rate this post

Bệnh thương hàn không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn có thể gây tử vong. Tiêm vắc xin thương hàn là một trong những cách phòng bệnh thương hàn hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu về loại vắc xin này để biết được những ai nên tiêm phòng, lúc nào nên tiêm và có lựa chọn đúng đắn để bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh thương hàn.

Bệnh thương hàn là gì?

Bệnh thương hàn (hay còn gọi là sốt thương hàn) là bệnh do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập qua đường tiêu hóa tới lách và sau đó phát trên nhân lên rồi xâm nhập vào máu và gây ra triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan….

Bệnh nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây tử vong cho người bệnh. Theo thống kê thì hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 17 triệu trường hợp mắc bệnh với khoảng 600 nghìn người tử vong do bệnh thương hàn (chiếm khoảng 30%).

Sử dụng vắc xin thương hàn là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thương hàn và hạn chế tỷ lệ người mắc bệnh.

Vắc xin thương hàn

Vắc xin thương hàn là một loại vắc xin phòng ngừa bệnh thương hàn. Hiện nay có 2 loại vắc xin để phòng ngừa bệnh thương hàn đó là vắc xin bất hoạt (chết) được dùng qua đường tiêm và vắc xin sống được dùng qua đường uống.

Trong đó, vắc xin thương hàn tiêm với tên thương mại là Typhim Vi được áp dụng phổ biến hơn và một trong những loại vắc xin thương hàn Vi được dùng tại một số trung tâm y tế dự phòng và cơ sở tiêm chủng là vắc-xin thương hàn vi-polysacaride hay vắc-xin typhim vi của pháp….

Những trường hợp nên dùng và không nên dùng vắc-xin thương hàn

Những trường hợp nên dùng vắc-xin thương hàn là:

  • Những người đang sống trong vùng dịch bệnh thương hàn có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Trẻ em trên 5 tuổi nên được tiêm phòng.
  • Những người đang có ý định du lịch đến những nơi xảy ra dịch thương hàn.
  • Những nhân viên phòng thí nghiệm hoặc nhân viên y tế thường xuyên làm việc và tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh thương hàn….

Những trường hợp không nên dùng vắc-xin thương hàn hoặc nên chờ:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Những người có phản ứng nặng với liều trước đó của loại vắc-xin thương hàn thì không nên dùng thêm liều kế tiếp.
  • Những người bị dị ứng với thành phần có trong loại vắc-xin này.
  • Những người đang nhiễm bệnh thương hàn thì nên chờ đến khi hồi phục rồi mới dùng vắc-xin.
  • Những người bị suy giảm miễn dịch, người đang dùng thuốc điều trị ức chế miễn dịch và kháng sinh
  • Những người đang bị sốt cấp tính, nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính…

Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng vắc xin thương hàn

  • Bị đau và sưng đỏ ở chỗ tiêm
  • Sốt, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau khớp, đau cơ, buồn nôn và đau bụng (hiếm gặp).
  • Dị ứng, phát ban, nổi mẩn , ngứa, mề đay… là rất hiếm gặp.

Chi phí vacxin thương hàn giá bao nhiêu tiền

Chi phí tiêm vắc xin thương hàn cũng được khá nhiều người quan tâm. Không ít người thắc mắc rằng tiêm vắc xin mũi thương hàn bao nhiêu tiền? 

Vắc xin thương hàn là một trong những loại vắc xin nằm trong chương trình tiêm chủng dịch vụ. Vì thế, khi sử dụng vắc xin này mọi người sẽ mất một khoản phí nhất định và giá vacxin thương hàn nằm trong khoảng từ 160.000 – 300.000 đồng tùy vào từng loại vacxin thương hàn, thương hiệu của cơ sản sản xuất vacxin và dịch vụ của cơ sở tiêm chủng. 

Tuy nhiên, khi có ý định tiêm phòng loại vắc xin này thì mọi người nên chuẩn bị một số tiền lớn hơn khoản tiền được nêu ở trên để chủ động hơn nếu có chi phí phát sinh.

Nếu có ý định tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn thì mọi người nên đến các Trung tâm Y tế dự phòng, các cơ sở tiêm chủng uy tín để được tư vấn và thực hiện tiêm phòng với các loại vắc xin tốt nhất và chi phí được niêm yết công khai minh bạch.

Một số địa chỉ tiêm phòng vắc xin thương hàn tại Hà Nội

1. Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật và Y tế dự phòng 

Địa chỉ: số 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0243.9717.964

2. Trung tâm Y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0243.9035.688

3. Phòng tiêm chủng SAFPO

Địa chỉ: số 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0988.777.700

4. Trung tâm vắc xin của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội)

Địa chỉ: 458 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Điện thoại:  024.3974.3556

5. Trung tâm tiêm chủng vắc xin VNVC

Địa chỉ: 180 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0243.8824.666

Cách phòng bệnh thương hàn hiệu quả

Ngoài việc tiêm vắc xin thì để phòng bệnh thương hàn, mọi người cần thực hiện một số việc sau:

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước và xử lý rác thải sạch sẽ
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Phòng chống ruồi muỗi
  • Không chỉ thực hiện tiêm phòng vắc xin thương hàn cho người mà cần phải thực hiện tiêm phòng vắc xin thương hàn cho gà, chó, mèo, lợn và các vật nuôi trong gia đình… đặc biệt là ở những vùng nuôi công nghiệp, nuôi kinh tế.

Trên đây là những thông tin về vắc xin thương hàn, nếu có thêm thắc mắc gì về loại vắc xin này thì mọi người hãy liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất hoặc các trung tâm y tế dự phòng và các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn cụ thể.