5/5 - (2 bình chọn)

Rất nhiều người bệnh chủ quan và không để ý đến triệu chứng xuất hiện của bệnh gai cột sống. Vậy “bệnh gai cột sống có chữa được không” và thực chất chúng nguy hiểm đến mức nào? Câu trả lời từ ICondom sẽ có ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về bệnh gai cột sống nhé!

Gai cột sống là bệnh gì?

Cột sống là một trong những bộ phận đóng vai trò nền tảng trụ cột của cơ thể. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan thần kinh trung ương, chịu trách nhiệm chi phối và điều khiển xương khớp thông qua sự phối hợp với cơ bắp, dây chằng. Từ đó tạo nên sự chuyển động linh hoạt và khả năng vận động cho con người. 

Khi cột sống xuất hiện các phần xương nhô ra bất thường dọc theo cột sống thì đó chính là gai xương, dẫn đến bệnh gai cột sống. Vì cột sống đóng vai trò quan trọng nên khi có bất cứ sự tác động nào đến cột sống đều sẽ khiến toàn bộ cơ thể chịu những cơn đau nhức và tổn thương nặng nề.

Nguyên nhân khởi phát

Gai cột sống hình thành chủ yếu do một trong hai nguyên nhân chính như sau: do tình trạng xương khớp thoái hóa hoặc do cơ thể đang dần thích nghi với bệnh lý về xương khớp. Chính vì hệ thống xương khớp của cơ thể có dấu hiệu suy yếu nên thay vì tập trung vào việc phát triển xương, cơ thể lại vô tình khiến các gai xương nhô ra. Bên cạnh đó, một số nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh gai cột sống, có thể kể đến:

  • Người trung niên, cao tuổi có hệ thống xương khớp suy yếu hoặc đang dần lão hóa. 
  • Người đã từng gặp chấn thương về xương khớp (do vận động mạnh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,…).
  • Người có đặc thù công việc đòi hỏi thể lực cao, vận động mạnh hoặc bê vác nặng.
  • Người thừa cân, béo phì có cân nặng vượt mức an toàn khiến cột sống chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể.

Biểu hiện thường gặp

Gai cột sống là bệnh lý có phần lớn triệu chứng xuất hiện bên trong cơ thể, ví dụ như sự hình thành gai xương một cách âm thầm. Do đó, nếu không để ý kỹ sự thay đổi của cơ thể thì rất dễ khiến bệnh tiến triển nặng đến giai đoạn nghiêm trọng và không thể điều trị được nữa. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện thường gặp ở bệnh gai cột sống. Dù rất dễ nhầm lẫn với biểu hiện của các bệnh lý khác nhưng người bệnh nên đi khám ngay khi cảm thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện như sau:

  • Vùng cổ hoặc thắt lưng thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhức không rõ nguyên nhân.
  • Tay chân thường xuyên bị tê bì, thậm chí khó cử động, mất cảm giác.
  • Toàn bộ vùng vai và cánh tay, thậm chí chi dưới có thể bị ảnh hưởng bởi cơn đau.
  • Đường ống dẫn tủy có thể bị chèn ép, làm rối loạn đại tiện và tiểu tiện.

Bệnh gai cột sống có chữa được không?

Nếu không được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, bệnh gai cột sống có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế. Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh đã có lời chia sẻ về mức độ nguy hiểm của bệnh như sau: “Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn nếu người bệnh cố vận động và thậm chí là không thể tiếp tục công việc hiện tại được nữa. Còn đối với gai cột sống vùng cổ thì biểu hiện đau nửa đầu, buồn nôn, mất ngủ và chóng mặt rất thường xuất hiện. Để lâu dài có thể gây biến chứng vẹo cột sống, yếu cơ và teo cơ,…”.

Hiện nay, việc chữa trị dứt điểm hoàn toàn các bệnh lý về xương khớp là không có tính khả thi cao. Tuy nhiên, tình trạng bệnh sẽ được thuyên giảm nếu người bệnh tuân thủ hướng điều trị và chỉ dẫn từ bác sĩ. Từ đó cũng hạn chế được tối đa các biến chứng nguy hiểm và góp phần đẩy lùi tiến triển của bệnh, sớm trở lại với tình trạng sức khỏe như trước. Vậy thì làm thế nào để điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả?

Điều trị bệnh gai cột sống 

Điều trị bệnh gai cột sống không thể đạt kết quả tốt chỉ trong 1 – 2 tuần mà đây là cả một quá trình dài cần sự kiên trì và ý thức của người bệnh. Tùy vào diễn biến của bệnh lý cũng như sức khỏe của người mắc, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường có 3 phương pháp điều trị kết hợp như sau:

Điều trị bằng thuốc tây

Bác sĩ sẽ căn dặn kỹ lưỡng về liều lượng và tần suất sử dụng thuốc tây sao cho phù hợp với thể trạng của từng người bệnh. Điều này giúp tránh được các nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ của thuốc. Do đó, người bệnh cần thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không uống thuốc khác ngoài đơn đã được kê.

Một số loại thuốc điều trị bệnh gai cột sống bao gồm: paracetamol, nhóm các vitamin B, corticoid,… có khả năng làm giảm đau và tiêu viêm, đồng thời hỗ trợ xương khớp.

Điều trị không dùng thuốc

Cụ thể ở phương pháp này, người bệnh áp dụng vật lý trị liệu và một số bài thuốc dân gian để hỗ trợ quá trình điều trị thuốc tây được hiệu quả cao hơn. Một số các liệu pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau tạm thời như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, giác hơi. Hoặc bài tập phục hồi chức năng đơn giản tại nhà cũng giúp mang lại nhiều thay đổi tích cực cho người bệnh.

Kế đến là một số bài thuốc dân gian nổi tiếng có tính nóng ấm, rất tốt cho tình trạng bệnh gai cột sống như chườm lá khế, lá lốt hoặc lá trầu không lên vùng đau nhức. Hoặc người bệnh có thể uống nước cốt pha loãng của các loại lá này, rượu ngải cứu và hỗn hợp nước ngải cứu – mật ong để tác động trực tiếp đến vùng gai xương từ bên trong.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp mà người bệnh gai cột sống cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đồng ý thực hiện. Vì gai xương hoàn toàn có thể mọc trở lại sau phẫu thuật nếu người bệnh cứ tiếp tục duy trì lối sống thiếu khoa học. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng được bác sĩ đề xuất thực hiện phương pháp phẫu thuật. Chỉ trong một số trường hợp nghiêm trọng như gai xương gây chèn ép lên các dây thần kinh, gây rối loạn các chức năng của cơ thể thì mới tiến hành phẫu thuật.

Lưu ý trong quá trình điều trị

Việc kiên trì và nghiêm túc điều trị theo phác đồ từ bác sĩ sẽ giúp người bệnh sớm thu được kết quả điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tuân thủ một số nguyên tắc như sau để ngăn chặn sự tái phát và tình trạng gai xương tiến triển nặng hơn. Cụ thể như sau:

  • Cẩn trọng khi nâng vật nặng và nên nâng vác vật đúng kỹ thuật.
  • Nicotine trong thuốc lá khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh hơn nên người bệnh cần cai thuốc lá.
  • Để cột sống có thời gian được hồi phục, người bệnh nên chú trọng dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Chú ý tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
  • Giữ tư thế ngồi, nằm, đứng đúng (thẳng lưng)
  • Ăn uống điều độ, hạn chế tăng cân quá mức khiến cột sống phải chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể.
  • Tập luyện thể thao tăng cường sức dẻo dai cho cột sống (đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,..). Lưu ý chỉ thực hiện một số bài tập vận động nhẹ.

Các cơn đau sẽ càng dữ dội hơn nếu người bệnh tiếp tục trì hoãn việc điều trị. Do đó, việc tuân thủ theo phác đồ điều trị từ bác sĩ là rất cần thiết, đồng thời người bệnh cũng cần kiên trì để sớm cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Hy vọng rằng bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc “bệnh gai cột sống có chữa được không” của bạn đọc và chúc bạn đọc sẽ sớm đẩy lùi bệnh thuận lợi nhé!

Xem thêm