5/5 - (1 bình chọn)

Rong kinh là chu kỳ kinh nguyệt keó dài thường trên một tuần

Biểu hiện có thể nhận biết về bệnh rong kinh

  • Kinh nguyệt kéo dài lên đến 10 ngày
  • Lượng máu ra nhiều lên đến 80ml/ chu kỳ một tháng, tần suất thay băng vệ sinh tăng
  • Máu kinh đóng cục và đau bụng duới

Nguyên nhân mắc bệnh rong kinh

Rong kinh cơ năng: Hàng tháng, cơ thể phụ nữ sản sinh ra loại hormone sinh dục estrogen và progesterone cùng tác động làm nội mạc tử cung (thành trong tử cung) dày lên. Phần thành nội mạc dày lên này sẽ bong ra và tạo thành kinh nguyệt. Nếu hai hormone này mất cân bằng, nội mạc tử cung được tạo ra quá dày, dẫn đến tình trạng xuất huyết nặng khi có kinh.

Một nguyên do gây mất cân bằng hormone là do rối loạn chức năng tử cung. Khi đó, tử cung không rụng trứng nên hormone progesterone không được sản sinh.

Rong kinh cơ năng thường hay gặp nhất là thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong độ tuổi sinh sản, thường xuất hiện nhất là sau khi sinh, dùng thuốc phá thai và dùng các loại thuốc tránh thai. Đặc biệt, rong kinh tập trung ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, sắp mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn, bệnh tim, thận, bệnh lupus ban đỏ…

Rong kinh nguyên nhân thực thể: Là do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, liên quan đến thai nhi, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)… Ngoài ra một số thuốc tránh thai cũng có thể gây rong kinh, nhất là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.

Phải làm gì khi nghi ngờ bệnh rong kinh

  • Ăn thực phầm giàu sắt;
  • Duy trì chế độ ăn uống ít thịt và chất béo, bổ sung thêm thực phẩm giàu magie, kẽm, sắt, vitamin B1, B6 và vitamin E. Phụ nữ nên kiêng các chất kích thích như cà phê, rượu và một số gia vị cay trong kỳ kinh nguyệt.
  • Gặp bác sĩ chuyên khoa và làm những xét nghiệm theo tư vấn của Bác sĩ