5/5 - (1 bình chọn)

Khi bị zona ở mắt bôi thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc được rất nhiều người bệnh đặt ra. Bởi zona thần kinh ở mắt là bệnh lý nguy hiểm, thường gây ra các biến chứng trầm trọng như giảm thị lực, để lại sẹo,… Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của ICondom để có câu trả lời cũng như biết được những giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh zona ở mắt là gì và bắt nguồn từ đâu?

Bệnh zona thần kinh bắt nguồn từ virus varicella-zoster nói chung. Virus varicella-zoster thuộc họ nhà Herpes cũng là loại virus gây ra bệnh thuỷ đậu, cho dù bạn đã khỏi thì virus vẫn tồn tại trong cơ thể và tái phát lại khi có điều kiện thích hợp. Khi tái phát lại, virus sẽ tấn công vào các dây thần kinh gần não, từ đó gây ra bệnh zona. Quá trình này khiến cơ thể, khuôn mặt của người bệnh bị nổi mụn nước hoặc hình thành các phát ban.

Các bộ phận trên cơ thể thường mắc zona thần kinh chủ yếu là mắt, trong mắt. Trong một số trường hợp khác thì xuất hiện ở các bộ phận như: Môi, má, vùng da tai, eo,… và thường đi kèm với những dấu hiệu như sốt, mệt mỏi,…

Theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau, rát ở vùng da đỏ và phát ban. Bên cạnh đó, phát ban cũng sẽ tạo thành đường ở khuôn mặt hoặc một bên cơ thể khi virus zona di chuyển dọc theo dây thần kinh. Trong khoảng từ 1-2 ngày, các mụn nước sẽ vỡ ra và gây đau đớn. Trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 tuần, mụn nước sẽ từ từ đóng vảy và lành lại. 

Zona ở mắt là tình trạng zona phát triển ở khu vực mắt và có thể lây lan sang các bộ phận khác như tai, sau gáy, da đầu,… Virus varicella-zoster có rất nhiều chủng, khi virus này ảnh hưởng đến mắt, nó sẽ có tên gọi là virus herpes zoster ophthalmicus. Zona ở mắt do 2 loại chủng virus gây ra, bao gồm:

  • Thứ nhất, virus Herpes simplex type 1 (gọi tắt là HSV1): Đây là loại virus gây ra các vết loét lạnh ở miệng, môi và liên quan đến các vấn đề về mắt. Quá trình này sẽ khiến một giác mạc bị nhiễm bệnh.
  • Thứ hai, virus Herpes simplex type 2 (gọi tắt là HSV2): HSV2 cũng gây viêm giác mạc giống với HSV1. Đối tượng nhiễm loại virus này đa số là trẻ sơ sinh.

Hai loại virus này sống dọc dây thần kinh và tồn tại trong cơ thể người bệnh một thời gian dài. Đồng thời, nó sẽ di chuyển và lây lan từ khu vực này qua khu vực khác khi virus được kích hoạt. Trong trường hợp cơ thể có hệ thống miễn dịch yếu, virus sẽ tấn công với cường độ mạnh hơn.

Khi bị zona ở mắt thì hậu quả để lại cho cơ quan này là rất lớn. Theo đó, người bệnh có thể bị sẹo, giảm thị lực và liên quan đến các vấn đề về sức khỏe. 

Thời gian bệnh zona tiến triển là trong vòng 1 vài tuần. Người mắc sẽ hoàn toàn khỏi bệnh nếu hệ miễn dịch tốt và có thể ức chế, ngăn chặn hiệu quả hoạt động của virus.

Một số triệu chứng zona ở mắt mà người bệnh cần lưu ý

Mỗi một bệnh lý sẽ đi kèm với những triệu chứng nhất định, bệnh zona thần kinh ở mắt cũng thế. Các triệu chứng của bệnh zona ở mắt mà bạn có thể dễ dàng nhận biết như:

  • Bị chảy nước mắt thường xuyên và kích ứng mắt, có cảm giác ngứa, đau bên trong mắt. Bên cạnh đó, còn có cảm giác nóng lên ở khu vực quanh mắt.
  • Các phát ban phồng rộp xuất hiện rõ trên mí mắt người bệnh và có thể lan ra xung quanh mặt.
  • Người bệnh có cảm giác mỏi mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Bên cạnh đó, còn có cảm giác bị tê liệt khi bệnh chuyển biến nặng.
  • Khu vực da mắt trở nên tấy đỏ. Cùng với đó, ở phần lòng trắng trong con ngươi cũng xuất hiện tia máu đỏ.
  • Ngoài ra, con ngươi cũng trở nên đau rát và nhói.
  • Mí mắt, võng mạc,… bị sưng lên.

Các triệu chứng zona ở mắt thường gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, khiến người bệnh khó chịu. Chính vì thế, khi phát hiện một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mắt.

Bệnh zona ở mắt thường xảy ra ở những đối tượng nào?

Một thực tế cho thấy, đối tượng mắc bệnh zona ở mắt hầu hết là những người có tiền sử bị thuỷ đậu hoặc zona thần kinh. Tuy nhiên, hiện nay, đối tượng mắc căn bệnh zona ở mắt đa phần là những người trên 50 tuổi. 

Một số nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh zona ở mắt như:

  • Vấn đề về tuổi tác, đặc biệt là tuổi cao.
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Thần kinh luôn căng thẳng.
  • Sử dụng các loại thuốc làm suy giảm hệ thống miễn dịch như: xạ trị, hoá trị, thuốc điều trị ung thư,… 

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh zona, một số đối tượng có nguy cơ chuyển biến nặng như:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai và cho con bú.

Những biến chứng của bệnh zona ở mắt

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu và chữa trị kịp thời đóng một vai trò hết sức quan trọng. Khi người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ sớm được cải thiện. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan trong khâu phát hiện và điều trị thì rất có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nguy cơ cao dẫn đến mù lòa. 

Bệnh zona thần kinh ở mắt được chia làm 2 loại, đó là: Bệnh zona ở phía ngoài mắt và bệnh zona ở phía sau mắt. Đồng thời, các biến chứng theo từng loại cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với bệnh zona ở phía ngoài mắt: Gây tác động lớn đến kết mạc, giác mạc cùng với đó là phát ban trên mặt, từ đó gây viêm giác mạc. Điều này dẫn đến những hậu quả như tê giác mạc, sẹo ở mí mắt, tổn thương giác mạc và cuối cùng làm mất thị lực vĩnh viễn.
  • Đối với bệnh zona ở sau mắt: Có tác động rất lớn đến dây thần kinh thị giác hoặc võng mạc, dẫn đến viêm võng mạc. Đối với tình trạng này sẽ ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm gây ra rất lớn, có thể làm người bệnh bị hỏng võng mạc. 

Ngoài những biến chứng nguy hiểm trên, bệnh zona ở mắt cũng dễ dẫn đến tình trạng: viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, viêm thượng củng mạc,… Bên cạnh đó, khi mắc bệnh zona ở mắt, thì nguy cơ dẫn đến mắc viêm màng não, hoặc tai biến mạch máu não,… đối với người già là rất cao. Một số trường hợp nặng hơn thì có thể dẫn đến biến chứng viêm tai-mũi-họng và gây điếc.

Bệnh zona thần kinh không chỉ để lại biến chứng về mắt, mà còn làm liên luỵ đến các bộ phận liên quan. Chính vì sự nguy hiểm đó, nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng xấu có thể xảy ra, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Giải pháp nào giúp điều trị bệnh zona ở mắt hiệu quả?

Việc tìm hiểu kỹ các phương pháp điều trị bệnh zona ở mắt hiệu quả luôn đóng một vai trò quan trọng. Trên thực tế, hiện nay có nhiều phương pháp để chữa trị căn bệnh này, bao gồm: chữa trị bằng tây y và chữa trị bằng đông y. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị bằng tây y luôn được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả nhanh. Vậy bị zona ở mắt nên bôi những loại thuốc nào?

Lotion calamin

Da khô, da thiếu độ ẩm là một trong những nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh zona thần kinh. Đặc biệt, đối với những người mắc zona thần kinh ở mắt. Chính vì thế, việc cấp ẩm cho da là điều thực sự cần thiết đối với người bệnh.

Thuốc bôi lotion calamine được biết đến là thuốc kem bôi ngoài da. Trong đó, thành phần hoạt chất chính là calamin. Công dụng chính của loại thuốc này giúp giảm ngứa, cấp ẩm và giữ độ ẩm cho da. Tuy nhiên, trước khi sử dụng loại thuốc này, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định liều lượng dùng phù hợp.

Thuốc corticoid dạng bôi

Corticoid được biết đến là loại thuốc điều trị các vấn đề trên da, đặc biệt là bệnh zona thần kinh. Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid được bào chế một cách đa dạng như dạng kem, nước thơm, gel, dầu gội. Loại thuốc này có tác dụng sát khuẩn, giúp ngăn chặn tình trạng viêm da, hồi phục nhanh chóng mà không để lại thâm, sẹo.

Đối với người mắc zona ở mắt, do tình trạng xuất hiện đốm mụn nước và tiết dịch nhiều, nên việc bôi thuốc có chứa corticoid sẽ giúp sát khuẩn và bảo vệ da khỏi những tác hại của môi trường.

Thuốc bôi capsaicin

Capsaicin là thuốc giảm đau tại chỗ. Thành phần hoạt chất chính có trong thuốc là capsaicin. Tác dụng của loại thuốc này là giúp giảm đau, ngăn ngừa và chống viêm da bằng cách ức chế canxi di chuyển vào tiền synap, điều này làm cho dây thần kinh không truyền được cảm giác đau tới não bộ.

Người bệnh nên lưu ý, thuốc bôi capsaicin không sử dụng cho những vết thương hở. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ có cảm giác bị châm chích và nóng ran khi dùng thuốc tại chỗ.

Ngoài những loại thuốc bôi ở trên, thuốc dạng uống cũng là một trong những phương pháp thường dùng để chữa zona ở mắt. Thuốc uống dùng để điều trị zona ở mắt được chia làm hai loại, cụ thể:

Nhóm thuốc kháng virus

Acyclovir, valacyclovir, famciclovir là ba loại thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng virus. 3 loại thuốc trên đều có những công dụng như sau:

  • Sự hình thành tổn thương mới được ức chế một cách hiệu quả.
  • Các vết sẹo được làm lành một cách nhanh chóng.
  • Độ nặng của cơn đau cấp được giảm bớt.
  • Thời gian bài xuất virus được rút ngắn một cách đáng kể.

Điểm khác nhau của 3 loại thuốc này ở chỗ: tiền chất của acyclovir chính là valacyclovir, acyclovir. So với acyclovir sẽ cao gấp 5 lần khi được sản xuất trong huyết thanh. Bên cạnh đó, nếu bạn uống với tần suất mỗi 8 giờ uống một lần 1.000 mg valacyclovir sẽ có hiệu quả bằng acyclovir khi cách mỗi 4 giờ uống một lần 800 mg. Valacyclovir và famciclovir là hai loại thuốc được nhiều người yêu thích bởi cách sử dụng đơn giản. Ngoài ra, hai loại thuốc này có cân bằng dược động học tốt.

Khi sử dụng nhóm thuốc kháng virus, người bệnh cần lưu ý:

  • Khi sử dụng acyclovir: mỗi đợt 10 ngày, một lần chỉ dùng đúng 800mg và cách mỗi 4 giờ dùng một lần.
  • Khi sử dụng valacyclovir: mỗi đợt 7 ngày, một lần chỉ dùng đúng 1.000 mg và cách mỗi 8 giờ dùng một lần.
  • Khi sử dụng famciclovir: mỗi đợt 7 ngày, một lần chỉ dùng đúng 500 mg và cách mỗi 8h dùng một lần.

Bên cạnh đó, khi có triệu chứng, người bệnh phải dùng trong vòng từ 24 – 48h và sử dụng với liều cao để phát huy tác dụng triệt để.

Đối với nhóm thuốc này, sẽ không gây ra bất kỳ một tác dụng phụ nào cho người dùng. Tuy nhiên, đối với những người bị suy thận thì cần cân nhắc kỹ trước khi dùng. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang trong quá trình cho con bú.

Nhóm thuốc giảm đau

Bệnh zona ở mắt gây ra cảm giác khó chịu cho người mắc như: Nhức, cảm giác như bị điện giật, rát bỏng,… Cơn đau có thể kéo dài từ tháng này qua năm khác và không ngừng nghỉ. 

Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy dị cảm (tức là cảm giác như kim châm xảy ra một cách tự phát mà không có yếu tố nào tác động), loạn cảm (là cảm giác bất thường khi kích thích lên da) và thậm chí còn bị trầm cảm.

Lidocain, amitriptyline, nortriptyline, methylprednisolon, oxycodone là những loại thuốc nằm trong nhóm thuốc giảm đau hiệu quả.

Người bệnh nên lưu ý liều lượng sử dụng trước khi dùng nhóm thuốc giảm đau này. Cụ thể:

  • Đối với thuốc lidocain: Thuốc được dùng ở dạng thuốc dán 5%, và trong vòng 12h, người bệnh có thể dùng tới 3 miếng dán. Bên cạnh đó, thuốc này gây kích ứng tại chỗ và không gây độc hại cho toàn cơ thể.
  • Đối với thuốc amitriptylin, nortriptyline: Đây là loại thuốc ngăn ngừa trầm cảm 3 vòng. Thuốc chia thành 3 lần uống trong ngày, sử dụng từ liều lượng tăng dần từ thấp đến cao (nghĩa là tăng từ 10mg-300mg trên một ngày đối với amitriptylin, và tăng từ 25mg-150mg trên một ngày đối với nortriptyline).
  • Đối với thuốc methylprednisolon: Khi tiêm vào màng cứng có tác dụng làm giảm đau đến 90% . Tuy nhiên, khi tiêm cần phải đúng kỹ thuật và không nên dùng kéo dài để tránh tác dụng phụ giữ muối nước và giảm sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
  • Đối với thuốc oxycodone: Oxycodone là thuốc giảm đau thuộc họ thuốc phiện (thuốc gây nghiện). Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với liều lượng từ 5mg-20mg đối với loại thuốc này. Vì nếu dùng quá liều có thể dẫn đến táo bón và gây nghiện cho người bệnh.

Trước khi sử dụng các loại thuốc trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định liều lượng sử dụng phù hợp. Người bệnh không nên tự ý sử dụng để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc 

Làm sao để ngăn ngừa nhiễm zona ở mắt?

Hiện nay, biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở mắt đó chính là tiêm vaccine thuỷ đậu. Khi cơ thể người bệnh được tiêm vaccine, nguy cơ mắc bệnh và biến chứng do zona ở mắt sẽ giảm lần lượt là 50% và 60%.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế giao tiếp với những người xung quanh để tránh lây nhiễm, nhất là dịch bọng zona ở mắt. 

Những đối tượng như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già thường dễ mắc bệnh zona ở mắt. Chính vì thế, bạn nên trang bị cho mình những phương pháp đề phòng để ngăn ngừa sự xảy ra của bệnh zona ở mắt nói riêng và zona thần kinh nói chung nhé.

Bài viết trên là lời giải đáp cho câu hỏi bị zona ở mắt bôi thuốc gì, đồng thời cung cấp cho người đọc những điều cần biết để phòng ngừa bệnh zona ở mắt xảy ra. Hy vọng, bạn đọc sẽ có cái nhìn khách quan và phương pháp điều trị phù hợp để đối phó với bệnh zona ở mắt nói riêng và zona thần kinh nói chung.

Xem thêm