Rate this post

Bệnh tim bẩm sinh thường được nhắc để ở trẻ nhỏ, tuy nhiên căn bệnh này vẫn tồn tại ở người trưởng thành. Cho đến nay, số người lớn nhập viện do bệnh tim bẩm sinh ngày càng tăng lên. Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt mà còn gây biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết biểu hiện bệnh tim bẩm sinh ở người lớn thế nào?

Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn là trường hợp mắc bệnh tim từ nhỏ nhưng mức độ bệnh nhẹ, không có biểu hiện ra bên ngoài nên không được phát hiện. Khi lớn lên, bệnh phát triển mạnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sẽ biểu hiện rõ rệt hơn. Hoặc trường hợp phát hiện bệnh từ nhỏ nhưng không được hay đã điều trị nhưng chưa triệt để.

Đối với bệnh tim bẩm sinh ở người lớn thường có các biểu hiện như sau:

  • Khó thở: đây là một trong những biểu hiện thường gặp khi bị tim bẩm sinh. Đặc biệt là những trường hợp bị mắc bệnh tim bẩm sinh do tăng áp lực động mạch phổi.
  • Đổ nhiều mồ hôi: Đổ mồ hôi nhiều cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp khi bị bệnh tim do tăng hoạt hệ giao cảm.
  • Hồi hộp, ngất xỉu: Khi bị tim bẩm sinh cũng thường có biểu hiện như hồi hộp, ngất xỉu. Nguyên nhân là do cơ tim tắc nghẽn, hẹp chủ hoặc hẹp phổi.
  • Đau ngực: Đau ngực cũng là triệu chứng của tim bẩm sinh ở người lớn. Trường hợp đau ngực xảy ra do có sự bất thường của động mạch vành, di chứng của bệnh Kawasaki hoặc bị viêm màng ngoài tim.

Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn có chữa khỏi được không?

Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn có chữa khỏi được không? Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh và có thể chữa khỏi hoàn toàn.Tuy nhiên, có rất nhiều loại tim bẩm sinh trong đó việc điều trị thường phải phối hợp cả điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Vì vậy, việc chữa trị khỏi ở mức độ nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và điều kiện chữa trị của người bệnh. Có rất nhiều trường hợp, bệnh có thể chữa trị được nhưng do điều kiện khó khăn hoặc áp dụng phương pháp chữa trị không triệt để theo chỉ định của bác sĩ nên bệnh vẫn còn dai dẳng không khỏi hoàn toàn.

Chính vì vậy, khi phát hiện bệnh tim bẩm sinh, người bệnh cần được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Trong quá trình điều trị cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để mang lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất.

Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, được phát hiện sớm và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nên có thể chữa trị đơn giản và khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn.

Biến chứng nguy hiểm từ bệnh tim bẩm sinh ở người lớn

Đối với những bệnh nhân tim bẩm sinh ở người lớn, thông thường bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn. Lúc này, bệnh đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống.

Trường hợp nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nguy cơ như suy tim, tăng áp lực trên mạch máu phổi và gây ra những biến chứng không thể khắc phục, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Việc điều trị và phẫu thuật lúc này sẽ gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. 

Các biến chứng điển hình như

  • Chảy máu chiếm tỉ lệ 3-5% do nhiều nguyên nhân, do độ phức tạp của bệnh tim bẩm sinh. Trong một số trường hợp, lượng máu chảy nhiều trong những giờ đầu tiên sau mổ, bắt buộc phải đưa bệnh nhân trở lại phòng mổ để mở ngực cầm máu
  • Vấn đề nhiễm trùng: nhiễm trùng xương ứcnhiễm trùng trung thất, nhiễm trùng qua catheter hoặc qua ống dẫn lưu. Vì mổ tim thường là một cuộc mổ kéo dài từ 3-6 giờ, mặc dù có kháng sinh dự phòng nhưng với thời gian phơi nhiễm lâu.
  • Suy thận: Mặc dù đa số bệnh nhân có chức năng gan, thận là bình thường trước mổ, nhưng ở một số trường hợp do cuộc mổ kéo dài, người bệnh phải chịu một tình trạng thiếu máu tưới thận do máy tuần hoàn ngoài cơ thể hoạt động theo cơ chế không sóng mạch như bình thường, điều đó dẫn đến suy thận cấp, giảm độ lọc của thận ngay sau tuần hoàn ngoài cơ thể.
  • Biến chứng hô hấp: Một số trường hợp suy tim nặng sau mổ tim phải thở máy hỗ trợ kéo dài làm người bệnh phụ thuộc máy thở, khó cai. Một số trường hợp phải khai khí quản ra da để giúp cai máy thở.

Những điều cần lưu ý khi bị tim bẩm sinh

Đối với các trường hợp bị tim bẩm sinh, người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Cần hoạt động nhẹ nhàng, không nên ngồi hoặc nằm quá lâu. Khi bị tim bẩm sinh việc hoạt động quá mạnh, quá mệt sẽ tác động trực tiếp đến tim gây nguy hiểm. Tuy nhiên, không được hoạt động mạnh không có nghĩa là ngồi hoặc nằm quá lâu.
  • Không nên ngủ quá nhiều. Vì khi ngủ, tuần hoàn máu chậm, nguy cơ cao tạo các cục máu đông. Ngủ quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ chứng xơ vữa động mạch.
  • Tránh căng thẳng trong công việc. Khi công việc quá nhiều, quá căng thẳng, làm việc quá sức sẽ tạo nên các biến chứng nặng nề của bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hoặc dạng cơn đau thắt ngực. Do vậy, người mắc bệnh tim bẩm sinh cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không áp lực căng thẳng.
  • Uống nhiều nước, ăn đủ các chất dinh dưỡng. Người mắc bệnh tim bẩm sinh cần uống nhiều nước mỗi ngày và ăn đủ các chất dinh dưỡng, nhất là thức ăn giàu chất sắt. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khỏe mạnh hơn, từ đó sẽ có tác động tốt đến tim của bạn.

Khi thấy những dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh ở người lớn, cần đi khám càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nặng hơn.