Bệnh tiểu đường đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội với nhiều biến chứng nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Trong bài viết dưới đây, ICondom sẽ điểm qua một số cách làm giảm chỉ số insulin cho các bệnh nhân tiểu đường để ngăn ngừa được những hậu quả cũng như biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Một số thông tin tổng quát về căn bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một căn bệnh mà trong đó lượng đường huyết tăng quá mức bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của hormone insulin bị suy giảm hoặc cơ thể đề kháng với loại hormon này. Hiện nay, bệnh tiểu đường được chia ra làm 2 loại chính là: đái tháo đường type 1 (thể phụ thuộc insulin) và đái tháo đường type 2 (đái tháo đường thể béo).
Tiểu đường hiện đang là một trong những căn bệnh phổ biến nhất nước ta và đang có diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê về căn bệnh này của bộ Y tế vào năm 2017, Việt Nam có đến 3.63 triệu người mắc bệnh và số người tử vong mỗi ngày đã đạt đến con số 80. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân cũng như các phương pháp ngăn ngừa đái tháo đường đang là một vấn đề cấp thiết mà chúng ta cần phải quan tâm.
Insulin có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Như đã nói ở trên, rối loạn hormon insulin chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh đái tháo đường. Khi cơ thể không đáp ứng với insulin, tuyến tụy sẽ được kích thích để sản sinh ra nhiều loại hormon này hơn nhằm làm giảm lượng đường trong máu. Chính điều này đã dẫn đến dư thừa hormon insulin, là tiền đề cho các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến thần kinh và tim mạch. Ngoài ra, việc tăng quá mức insulin máu cũng khiến việc đề kháng hormon càng trở nên mạnh mẽ, các cơ quan không thể hấp thụ và sử dụng đường một cách tự nhiên, từ đó bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, các phương pháp để làm giảm chỉ số insulin trong cơ thể ở các bệnh nhân tiểu đường là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chỉ số insulin giữ ở mức bình thường sẽ giúp bệnh tiểu đường trở nên khả quan hơn do các tế bào của cơ thể có khả năng hấp thụ và sử dụng đường một cách hợp lý. Ngoài ra, nồng độ insulin ổn định cũng giúp cơ thể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm gây ra do tiểu đường.
10 cách làm giảm chỉ số insulin dành cho các bệnh nhân tiểu đường
Làm giảm chỉ số insulin như thế nào? Luyện tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường dự trữ trong cơ thể, mà còn có khả năng tăng hoạt động của hormon insulin. Từ đó, các mô và cơ quan trong cơ thể sẽ tăng hấp thu và sử dụng đường một cách tự nhiên. Đồng thời thực hiện những động tác thể dục thể thao cũng sẽ tăng dị hóa đường tạo năng lượng, tránh dư thừa quá nhiều glucose trong máu.
Nếu bạn không thể tập được các động tác quá mạnh, những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe… cũng đã đủ để mang lại hiệu quả lớn. Không cần tập quá mạnh hay quá nhiều nhưng phải rèn luyện đều đặn và thường xuyên để ngăn ngừa cũng như hạn chế các tác hại xấu của tiểu đường.
Làm giảm chỉ số insulin như thế nào? Chia nhỏ khẩu phần ăn
Việc hấp thu quá nhiều thức ăn cùng một lúc sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao bất thường, kéo theo đó là sự tăng đột biến hormon insulin để chuyển hóa lượng glucose này. Vì vậy, nếu muốn hàm lượng hormon luôn giữ ở mức ổn định, bạn cần chia nhỏ bữa ăn thành một bữa chính và nhiều bữa phụ trong ngày. Việc này sẽ giúp lượng glucose máu luôn được duy trì ở mức bình thường, hiện tượng đề kháng insulin cũng sẽ giảm đi vì các cơ quan trong cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn tạo năng lượng.
Việc chia nhỏ khẩu phần ăn này cũng là một phương pháp rất hay để ngăn nguy cơ bị tiểu đường, đặc biệt là đái tháo đường type 2 – căn bệnh phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và cân nặng của người bệnh.
Theo dõi đường huyết thường xuyên
Nếu lượng glucose máu luôn tăng cao, cơ thể sẽ tự động tạo ra một cơ chế thích nghi và làm quen với điều này. Vì vậy, có những lúc chỉ số đường huyết của bạn lên quá cao, đồng thời hormon insulin cũng tăng lên bất thường nhưng lại không gây ra triệu chứng nặng nề nên thường bị bỏ qua. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng tiểu đường nguy hiểm, đồng thời gây ra hiện tượng đề kháng insulin.
Do đó, hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nếu cảm thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường liên quan đến căn bệnh này.
Sử dụng thêm các thực phẩm có chứa Crom và Magie
Một trong những phương pháp làm giảm insulin máu chính là bổ sung các loại thực phẩm có chứa Cr và Mg. Crom là chất hóa học tác động nhiều đến quá trình chuyển hóa đường và chất béo, tạo nên quá trình hấp thu và sử dụng đường của các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu đi chất này, lượng đường huyết sẽ rất dễ tăng cao do các mô và cơ quan không dung nạp được, đồng thời cũng khiến lượng hormon insulin tăng lên đột biến để chuyển hóa lượng glucose dư thừa.
Bạn có thể sử dụng một số loại thức ăn sau đây để bổ sung hàm lượng Crom cần thiết cho cơ thể:
- Các loại trái cây
- Thịt
- Các loại quả hạch như mâm xôi, dâu, việt quất…
- Rau xanh và ngũ cốc
Bên cạnh đó, Magie cũng được nhận định mang lại nhiều tác dụng lớn đối với quá trình chuyển hóa đường, do đây là nguyên liệu cấu tạo nên các enzim của cơ thể. Các bệnh nhân thiếu hụt magie được nhận định có khả năng mắc tiểu đường loại 2 cao hơn đến 47% so với những người bình thường. Vì vậy, hãy bổ sung thêm magie vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của mình bằng các loại thực phẩm như: cá (đặc biệt là cá ngừ), rau có màu xanh đậm, chuối, socola nguyên chất, quả bơ, đậu phộng…
Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh với hàm lượng chất xơ cao sẽ làm giảm thời gian tiêu thụ đường của cơ thể, đồng thời ổn định quá trình chuyển hóa glucose. Đặc biệt, loại chất xơ hòa tan được nhận định mang đến rất nhiều lợi ích cho các bệnh nhân tiểu đường, giúp đường máu sau bữa ăn tăng lên nhẹ nhàng và ổn định chứ không quá đột ngột kéo theo tăng đột biến insulin.
Bên cạnh đó, rau xanh còn hỗ trợ kiểm soát lượng hormon trong cơ thể, điều hòa đường huyết, giúp cải thiện bệnh tiểu đường đặc biệt là type tiểu đường phụ thuộc insulin.
Luôn lạc quan, tránh trạng thái căng thẳng
Stress chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến đổi về hormone trong cơ thể do lượng glucagon và cortisol tiết ra tăng cao đột biến – nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự tăng insulin trong thời gian dài. Vì vậy, để tránh tình huống này, hãy giữ cho cảm xúc của chính mình được lạc quan, vui vẻ, đồng thời kết hợp thêm với việc tập yoga hay rèn luyện thể thao để các loại hormon trong cơ thể được giữ ở mức ổn định. Đây cũng chính là một trong những phương pháp hàng đầu để giảm thiểu lượng insulin tăng thường xuyên trong máu của bệnh nhân tiểu đường mạn tính hoặc biến chứng kéo dài.
Tự xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt
Phương pháp quan trọng nhất trong việc điều hòa hormon cơ thể nói chung và giữ ổn định nồng độ insulin nói riêng chính là có chế độ sinh hoạt hợp lý và một thực đơn ăn uống đầy đủ, phù hợp. Cố gắng ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và ít vận động. Nếu không ngủ đủ giấc, bạn sẽ luôn có cảm giác thèm ăn dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân – tiền đề của tiểu đường thể béo. Ít vận động sẽ làm ứ trệ quá trình chuyển hóa glucose và gia tăng sự tích tụ đường dư thừa trong cơ thể.
Vì vậy, hãy cố gắng lập cho mình một chế độ sinh hoạt và thực đơn ăn uống hợp lý. Nếu đang mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể nhờ các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng cho mình một kế hoạch sinh hoạt phù hợp.
Xem thêm
Be the first to write a comment.