Rate this post

Viêm loét dạ dày là căn bệnh dễ tái phát nhất sau Tết nguyên nhân là do người bệnh không thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý như ngày bình thường. Dưới đây ICondom sẽ hướng dẫn điều trị viêm loét dạ dày tái phát sau dịp Tết.

Vì sao sau Tết dễ tái phát viêm loét dạ dày?

Do chế độ ăn uống thiếu kiểm soát

Trước và trong Tết là thời điểm chúng ta có rất nhiều bữa tiệc tất niên và tân niên. Với quan niệm “nhậu hết mình” vì thế chúng ta nạp vào cơ thể rất nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn như giò chả, xúc xích, thịt hun khói  và đồ uống có cồn.

Do đó dạ dày phải làm việc quá tải, tiết ra nhiều acid để tiêu hóa thức ăn, tác động xấu đến niêm mạc dạ dày gây ợ chua, đau bụng, thậm chí là xuất huyết dạ dày với biểu hiện là ói ra máu, đại tiện ra máu, máu đỏ hoặc đen, có mùi hôi thối. 

Do chế độ sinh hoạt thất thường

Thứ hai là việc ăn uống không đúng giờ giấc , không điều độ, thức khuya để hoàn thành nốt những công việc cuối năm. Hệ thần kinh căng thẳng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. 

Đồng hồ sinh học làm việc của dạ dày bị thay đổi.  Chính vì 2 yếu tố này làm cho viêm loét dạ dày tái phát trở lại.

Triệu chứng viêm loét dạ dày tái phát

Triệu chứng viêm loét dạ dày tái phát thường là:

  • Đau rát vùng thượng vị
  • Ợ chua, ợ hơi, xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng
  • Đầy bụng thường xuyên
  • Đau xuyên ra sau lưng và đau lan sang phải

Viêm loét dạ dày nặng không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, chóng mặt, đại tiện ra máu, buồn nôn liên tục, đau dữ dội ở vùng thượng vị.

Viêm loét dạ dày ngày Tết không chỉ ảnh hưởng đến niềm vui của bạn mà còn ảnh hưởng đến công việc sau Tết. Viêm loét dạ dày cũng gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày nếu không được điều trị đúng cách.

Làm gì điều trị viêm loét dạ dày tái phát sau Tết?

Để điều trị viêm loét dạ dày thì phải chữa lành những vết loét ở niêm mạc dạ dày. Biện pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm loét.

Dùng thuốc tây

  • Thuốc kháng acid: Maalox, stomafar, magnes hydroxyd…tác dụng là trung hòa acid trong dịch vị dạ dày.
  • Thuốc giảm tiết acid: Cimetidin, nizatidine, famotidine…để làm giảm tiết acid có trong dạ dày
  • Thuốc ức chế bơm proton: gồm có Lanzoprazole, omeprazole, pantoprazole…ngăn chặn bài tiết dịch acid HCL.
  • Thuốc tạo màng bọc: Subcitrate Bismuth, silicate al, silicate mg…để tạo vỏ bọc xung quanh ổ loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày để tránh bị tổn thương.
  • Thuốc diệt H.Polyri (vi khuẩn gây viêm loét dạ dày): Amoxicilline,  imidazole, clarithromycin

Điều trị bằng viêm loét dạ dày tái phát bài thuốc dân gian

Nghệ vàng: Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong được coi là chống viêm loét dạ dày, giảm tiết dịch vị, chống viêm hữu hiệu nhất. Vì tinh bột nghệ có chứa curcumin, mật ong chất chống oxy hóa, diệt khuẩn kháng viêm, làm lành tổn thương. Bạn có thể pha tinh bột nghệ và mật ong, nước ấm uống mỗi buổi sáng. Cách thứ hai là mua mật ong và nghệ viên sẵn uống rất tiện lợi.

Nghệ đen: Bạn cũng có thể pha tinh bột nghệ đen và nước ấm để kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, ngăn ngừa tiết dịch vị.

Điều tiết lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí

Viêm loét dạ dày là bệnh dễ tái phát do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Vì thế sau Tết bạn cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để tránh bị hành hạ bởi những cơn đau do viêm loét dạ dày.

  • Cần ăn uống điều độ, đúng giờ và đúng bữa để dạ dày có thể nghỉ ngơi. Hạn chế ăn thức ăn xào, rán, khó tiêu, nhiều gia vị, thức ăn lên men như dưa, cà, hành muối, đồ ăn chua, chuối tiêu.
  • Tránh ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc ăn quá no. Thức ăn nóng làm cho niêm mạc dạ dày dễ xung huyết, thức ăn lạnh khiến dạ dày co bóp mạnh hơn dễ gây đau, khi chảy máu, quá no khiến dạ dày căng to, co bóp yếu, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
  • Cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt điều độ, tuyệt đối không thức khuya, vui chơi quá độ
  • Ăn nhiều rau quả, ngũ cốc tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày
  • Kiểm soát stress để tránh tình trạng gây áp lực lên thần kinh và dạ dày
  • Không nên dùng chất kích thích, hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá, cà phê.