Rate this post

Rất nhiều người thắc mắc tại sao người lớn vẫn bị đái dầm? Thực ra có rất nhiều nguyên nhân gây hiện tượng đái dầm ở người lớn mà chúng ta vẫn chưa biết. T

rong bài viết này, ICondom sẽ cùng bạn đọc giải đáp lý do khiến người lớn đái dầm và cách xử lý nhé.

Nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn

Có 2 nguyên nhân chính gây đái dầm ở người lớn: do bệnh lý và do thói quen sinh hoạt.

Do bệnh lý

  • Rối loạn hormone lợi tiểu: Hormone ADH trong cơ thể có nhiệm vụ thông báo thời gian sản xuất nước tiểu cho thận. Khi ADH bị rối loạn, khiến thận không nhận được thông báo sản xuất nước tiểu đúng. Đó là nguyên nhân vì sao vào ban đêm nước tiểu vẫn được sản xuất như ban ngày và dẫn đến đái dầm.
  • Bàng quang có dung tích chứa nhỏ: Ở những người mắc chứng đái dầm, bàng quang sẽ nhỏ hơn người bình thường. Khi nước tiểu đầy lên, bàng quang sẽ bị phình ra và khi không thể phình ra được nữa sẽ dẫn đến hiện tượng tiểu tiện không kiểm soát. Ngoài ra, các hiện tượng viêm, nhiễm trùng bàng quang cũng dẫn đến hiện tượng đái dầm, trường hợp này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
  • Các chứng rối loạn thần kinh: Những người gặp các vấn đề về thần kinh và phát triển trí tuệ thường không kiểm soát được hành động của bản thân và việc đi tiểu tiện của mình. Bên cạnh đó, mộng du cùng là một rối loạn thần kinh, khi mộng du, người ta nghĩ mình đang ở trong nhà vệ sinh và đái dầm. Theo các nghiên cứu, những người mắc các chứng rối loạn thần kinh có nguy cơ mắc đái dầm cao hơn những người bình thường.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Những người bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt cũng thường xuyên gặp hiện tượng đái dầm, đặc biệt vào ban đêm.
  • Táo bón mãn tính thường gây nên hiện tượng đái dầm thứ cấp. Lý do là khi ruột đầy, nó sẽ tạo nên một áp lực ở bàng quang và kích thích đi tiểu. Đồng thời, táo bón mãn tính còn khiến khối lượng công suất của bàng quang giảm đi, làm người lớn bị đái dầm.
  • Tiểu đường: Bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh đái tháo nhạt thường gây nên hiện tượng đái dầm ở người lớn. Bởi vì bệnh nhân đái tháo nhạt thường sản xuất ra một lượng lớn nước tiểu hơn người bình thường và hậu quả là gây đái dầm.

Sinh hoạt

  • Sử dụng chất kích thích: Uống bia, rượu và một số chất kích thích khác có thể gây ra hiện tượng đái dầm. Hormone Vasopressin có nhiệm vụ kiểm soát quá trình thải nước tiểu sẽ bị giảm đi khi uống rượu, bia. Do vậy, khi mà bàng quang đầy nước, cơ thể không có đủ Vasopressin để giải quyết trong khi người uống rượu chưa kịp đi tiểu  và dẫn đến đái dầm.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc như thioridazine, clozapine, risperidone thường gây tác dụng phụ là đái dầm ở người lớn. Các loại thuốc ngủ, thuốc an thần cũng gây ra hiện tượng tương tự. Thuốc ngủ sẽ làm xáo trộn giấc ngủ tự nhiên, khiến người uống thuốc ngủ lâu và ngủ sâu hơn, làm ngăn chặn quá trình thức giấc tự nhiên khiến và từ đó dẫn đến hiện tượng đi tiểu không ý thức.
  • Căng thẳng: Khi phải chịu những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, hoặc một cú sốc tâm lý cơ thể của người lớn có thể bị rối loạn và gây ra hiện tượng đái dầm.

Xử lý đái dầm ở người lớn

Khi gặp hiện tượng đái dầm thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ để được biết rõ nguyên nhân. Nếu nguyên nhân gây đái dầm là do bệnh lý, các bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị bệnh. Khi bệnh khỏi thì hiện tượng đái dầm cũng sẽ tự biến mất. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để phòng ngừa, ngăn chặn đồng thời giảm hiện tượng đái dầm ở người lớn:

  • Tránh uống các đồ uống chứa các chất kích thích vào buổi tối như: bia, rượu, caffeine, đồ uống có ga.
  • Hạn chế lượng chất lỏng nạp vào cơ thể vào buổi tối. Ban ngày, bạn vẫn cần nạp đủ lượng chất lỏng như bình thường.
  • Đi tiểu trước khi ngủ sẽ giúp bàng quang được thông thoáng hơn và dành diện tích để chứa lượng nước tiểu được sản xuất ra sau đó.
  • Tránh mang vác nặng vì có thể gây đau lưng. Trong khi đó, xương chậu trực tiếp tiếp xúc với các đốt sống lưng và gây ra yếu xương chậu. Xương chậu yếu cũng là một nguyên nhân của hiện tượng đái dầm ở người lớn.
  • Không nên đi giày cao gót quá cao vì giày cao gót sẽ làm mất cân bằng giữa nửa thân trên và nửa thân dưới. Từ đó, cơ bụng sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường và khiến bàng quang bị nén lại, gây đái dầm.