Rate this post

Đau dạ dày khi mang thai là nỗi sợ hãi của cả sản phụ cũng như người thân. Điều này vừa gây ra bất tiện cho người mẹ vừa gây ra nguy hiểm cho em bé trong bụng. Vậy nguyên nhân và cách điều trị đau dạ dày khi mang thai như thế nào. Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho câu hỏi trên.

Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày khi mang thai

Trong thời kỳ thai nghén nếu bạn bị đau dạ dày đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chung sống hòa bình với nó. Vì nếu sử dụng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày khi mang thai, biểu hiện điển hình chính là hiện tượng ốm nghén. Ốm nghén làm cho dạ dày phải co bóp nhiều để đẩy thức ăn ra bên ngoài, dẫn đến thai phụ khó chịu không ăn được. Thai nhi lớn dần lên cũng làm cho dạ dày bị chèn ép gây khó tiêu, chướng bụng. 

Tại thời kỳ mang thai, cơ thể của sản phụ biến đổi rất nhiều điều này cũng làm cho các cơ quan trong cơ thể thay đổi hàng loạt. Đau dạ dày khi mang thai cũng từ những biến đổi đó mà tạo thành. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do:

  • Các hoạt động của hệ tiêu hóa rối loạn do tình trạng ợ chua, ợ nóng, đau râm ran gây nên
  • Vào thời kỳ mang thai các sản phụ hay ăn các đồ ăn chua như xoài, me, cóc, mận,… chứa nhiều axit gây nên các niêm mạc dạ dày
  • Ở các tháng đầu của thai kỳ, tử cung to dần lên làm vị trí dạ dày bị dịch chuyển, gây nên tình trạng ứ đọng thức ăn ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày
  • Do ăn uống sinh hoạt không khoa học

Các lưu ý khi bị đau dạ dày khi mang thai

Bị đau dạ dày khi mang thai sẽ gây cảm giác vô cùng khó chịu cho thai phụ. Trong thời gian này các mẹ bầu cần phải lưu ý một số điều sau đây:

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Trước hết bạn nên đi khám bác sĩ để biết chính xác mức độ bệnh đau dạ dày của mình từ đó cân nhắc xem có nên sử dụng thuốc hay không. Khi sử dụng thuốc sản phụ phải tuân thủ theo liều lượng mà bác sĩ kê cho, không tùy tiện sử dụng thuốc. Đầu tiên là thuốc kháng axit, sau đó là kháng thụ thể H2 nếu sản phụ không đỡ đau dạ dày. 

Các thực phẩm nên ăn 

Chế độ ăn uống cho mẹ bầu bị đau dạ dày có tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Trong thời kỳ này các mẹ bầu nên tham khảo thực đơn từ các chuyên gia hay bác sĩ chuyên khoa để có chế độ ăn uống hợp lý. Không nên ăn quá no, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày. 

Các thực phẩm nên kiêng 

Các thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh trong thời gian này là các thực phẩm có vị chua, giàu axit, đồ ăn có tính kích thích, các thực phẩm gây đầy hơi như đậu đỗ, dưa muối. Một số loại hoa quả có tính axit cao như chuối tiêu, khế, cam,chanh,…Các thực phẩm chế biến sẵn, đồ tươi sống cũng không nên sử dụng trong thời gian mang thai.

Cách điều trị bệnh đau dạ dày khi mang thai

Chế độ ăn uống hợp lý 

Cách đầu tiên và hiệu quả nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày khi mang thai chính là có chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá nhanh và quá no, tốt nhất các mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh bụng quá no hay quá đói. 

Sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ cho việc tiêu hóa, không ăn thức ăn lạnh hay đã bị hỏng. Bổ sung các loại hải sản và các thực phẩm chứa kẽm nhằm hỗ trợ chữa lành chỗ bị viêm loét của dạ dày. Nói không với các thực phẩm chứa chất kích thích như cafe, rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng,… Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, chất xơ hỗ trợ tiêu hóa tốt

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Mẹ bầu cần phải có chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ hợp lý. Ngủ đủ giấc, không thức khuya, một ngày trung bình ngủ từ 8-10 tiếng. Không nổi nóng cáu giận, không làm việc quá sức hay để cơ thể căng thẳng quá độ. Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ tập yoga thư giãn, ngồi thiền,..,

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng đau dạ dày nặng thì có thể cân nhắc sử dụng thuốc. Thăm khám tại các địa chỉ sản khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn sử dụng. Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng do bác sĩ kê, không sử dụng thuốc đau dạ dày thông thường.

Đau dạ dày khi mang thai gây nên bất tiện và khó chịu cho sản phụ. Với bài viết trên đây mong rằng các sản phụ sẽ có cái nhìn cụ thể hơn, cũng như có giải pháp để hạn chế đau dạ dày.