Rate this post

Đau dạ dày là một bệnh về đường tiêu hóa phổ biến tại nước ta. Bệnh thường gây ra những cơn đau ở vùng thượng vị, vùng giữa bụng với những cơn đau đi từ âm ỉ đến đau dữ dội. Bệnh sẽ nhanh chóng biến mất nếu bệnh nhân được điều trị đúng phương pháp và có lối sống lành mạnh.

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử, thường gây ra các cơn đau tại dạ dày và làm tổn thương dạ dày. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng điển hình, bao gồm: đau ở vùng thượng vị, vùng bụng giữa, nóng rát âm ỉ vùng ngực, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng, mệt mỏi, chán ăn, xuất huyết,..

Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh đau dạ dày. Những người thường xuyên ăn đồ ăn cay, nóng, khô, cứng, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thường xuyên uống đồ uống có cồn, gas (bia, rượu), để bụng quá no/đói rất dễ mắc bệnh đau dạ dày hơn so với những người khác.

Trong khi đó, nấm và vi khuẩn cũng là một trong những thủ phạm chính của bệnh đau dạ dày. Có đến 80% bệnh nhân đau dạ dày và viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Ngoài ra, nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày còn do lạm dụng thuốc giảm đau, căng thẳng,..

Hoặc bệnh nhân bị mắc hội chứng kích thích ruột (IBS) một số bệnh như viêm loét dạ dày, sỏi mật, viêm túi thừa cũng có nguy cơ mắc thêm cả bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày nằm ở vị trí nào?

Đau dạ dày nằm ở vị trí nào? Đau dạ dày thường tạo nên những cơn đau trực tiếp tại vùng thượng vị. Cụ thể:

Đau ở vùng thượng vị

Hầu hết các bệnh nhân đau dạ dày đều xuất hiện những cơn đau ở vùng thượng vị. Thượng vị nằm ở trên rốn và dưới mỏm xương ức. Các cơn đau dạ dày ở vùng thượng vị thường có đặc điểm: đau dữ dội, đau tức, đau bỏng rát hoặc đau âm ỉ. Các cơn đau có thể bắt đầu ở vùng thượng vị sau đó lan ra sau lưng hoặc lan lên ngực.

Đặc biệt, cơn đau sẽ gia tăng mức độ khi người bệnh ăn thức ăn cay, nóng, đồ ăn chiên, cứng, nhiều giàu mỡ, bia, rượu,..và ngay cả khi làm việc căng thẳng. Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, phần bụng trên bị nóng rát.

  • Lưu ý: Đau ở vùng thượng vị còn là dấu hiệu của một số bệnh: Loét dạ dày, ợ nóng/khó tiêu, viêm tụy, sỏi mật, thoát vị thượng vị.

Đau ở vùng giữa bụng

Bệnh đau dạ dày sẽ gây nên những cơn đau xuất hiện nhiều lần ở vùng giữa bụng, mức độ đau sẽ tăng lên khi vừa ăn no xong. Những cơn đau có thể âm ỉ hoặc quặn thắt. Cơn đau còn kèm theo triệu chứng như: khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, ợ chua, nôn, buồn nôn.

  • Lưu ý: Vùng giữa bụng là nơi tập trung rất nhiều cơ quan tiêu hóa nên việc chẩn đoán bệnh đau dạ dày thông qua những dấu hiệu nêu trên sẽ rất khó chính xác 100%. Đau ở vùng giữa bụng có thể là dấu hiệu của các bệnh: viêm tụy, viêm ruột thừa sớm, loét đại tràng, viêm ruột, thoát vị rốn.
  • Chính vì vậy, nếu xuất hiện những cơn đau ở vùng giữa bụng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán bệnh chính xác.

Phương pháp giúp bệnh nhân giảm đau dạ dày tại nhà

Khi những cơn đau dạ dày hoành hành, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi, xuống sức nhanh chóng. Vì thế, nếu bệnh nhân biết cách giảm đau “tự nhiên” trong trường hợp này thì cực kỳ hữu ích.

Giảm đau bằng chườm nóng

Bệnh nhân dùng túi chườm nóng, khăn ấm hoặc một chai nước ấm để chườm vào khu vực bị đau. Nhiệt tỏa ra sẽ giúp các cơ bụng được thư giãn, giúp giảm đau dạ dày. Lưu ý: không nên để nhiệt độ túi chườm nóng cao quá sẽ gây bỏng.

Giảm đau bằng tinh dầu

Phương pháp này không chỉ làm giảm đau dạ dày mà còn giúp đập tan những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau dạ dày như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, hội chứng ruột kích thích và cả đau bụng kinh. Một số loại tinh dầu tốt cho dạ dày và cải thiện tiêu hóa gồm có: bạc hà, gừng, húng quế, thì là, dừa. Cách làm: dùng một vài giọt và xoa lên bụng, cơn đau sẽ giảm đi rõ rệt.

Ngoài ra, khi cơn đau ập đến, một ly nước muối ấm, ăn vài miếng kẹo gừng cũng sẽ giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng.

Bệnh nhân đau dạ dày cần phải làm gì để khỏi bệnh?

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Khi bị đau dạ dày, tốt nhất, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được điều trị chứ không tự ý điều trị bệnh tại nhà. Bởi nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ nặng hơn và gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe như: hẹp môn vị, viêm dạ dày mạn tính, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bỏ thuốc, uống thuốc không đúng bữa. Đồng thời, bệnh nhân nên chủ động hỏi bác sĩ tư vấn thêm về chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày dựa trên tình trạng bệnh của mình. 

Chế độ ăn uống khoa học, điều độ

Ăn uống ra sao và như thế nào là mối quan tâm thường trực của bệnh nhân bị đau dạ dày. Thứ nhất, bệnh nhân cần tránh xa các thức uống có cồn (bia, rượu), không ăn thức ăn sống (các món gỏi), đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, cứng, khó tiêu (cá chiên, gà rán, tôm chiên).

Trong bữa ăn, bệnh nhân không nên ăn quá no và ăn nhanh. Chúng sẽ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, co bóp mạnh hơn, tiết ra dịch nhiều hơn từ đó dẫn đến tổn thương dạ dày, đau dạ dày.

Thứ hai, bệnh nhân nên ăn những thực phẩm mềm, xốp (bánh mì, khoai lang, khoai tay luộc) để giúp tiêu hóa dễ dàng và thấm hút lượng axit dư thừa trong dạ dày (nguyên nhân gây viêm loét ở dạ dày).

Thứ ba, rau xanh, trái cây nhiều vitamin, chất dinh dưỡng rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa nói chung. Vì vậy, bệnh nhân nên bổ xung đa dạng các loại rau xanh, trái cây mỗi ngày.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải bổ sung đạm và protein để cơ thể có đủ dưỡng chất. Cuối cùng, những loại thực phẩm sau đây có tác dụng chữa bệnh dạ dày mà bệnh nhân nhất định phải biết.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Vận động rất hữu ích cho cơ thể và sức khỏe của mỗi người. Bệnh nhân đau dạ dày vận động trước bữa ăn sẽ tốt hơn là sau bữa ăn. Vì trước bữa ăn, bụng khá rỗng, vận động sẽ có tác dụng chuyển hóa chất béo thành nhiệt lượng, sẽ hiệu quả hơn nhiều khi vận động sau bữa ăn.

Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để vận động là từ 5 đến 6 giờ chiều, có thể đi bộ nhanh hoặc chạy chậm tầm 30 đến 45 phút rồi nghỉ ngơi. Khoảng 1 tiếng sau thì bắt đầu ăn tối.

Trước khi đi ngủ, bệnh nhân có thể giúp vùng bụng vận động nhẹ bằng cách mát xa. Bạn xoa tay quanh rốn tầm 64 vòng theo chiều kim đồng hồ và kết thúc ở vùng bụng dưới. Việc làm này giúp dạ dày duy trì trạng thái ổn định và kích thích tiêu hóa dễ dàng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chú ý ngủ sớm (trước 22h tối), ngủ đủ tầm 8 đến 9 tiếng/ngày, ngủ trưa tầm 30 phút để cơ thể đủ năng lượng, đầu óc minh mẫn.

Đặc biệt, bệnh nhân càng giảm thiểu nguyên nhân gây stress bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu (làm việc quá sức, suy nghĩ tiêu cực, nóng giận), thay vào đó hãy để cơ thể thật thư giãn bằng cách: đọc sách, xem phim, thiền, yoga, chăm sóc cây cảnh ở nhà,…