Rate this post

Theo liên đoàn đái tháo đường (IDF), ước tính đến năm 2017, có khoảng 425 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường. Đến năm 2045, số người mắc căn bệnh nguy hiểm này có thể tăng lên khoảng 700 triệu người. 

Tiểu đường là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 thế giới sau ung thư và tim mạch. Hiện nay, tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do đời sống xã hội nâng cao, ít vận động, chế độ ăn quá nhiều năng lượng dẫn đến thừa cân, béo phì, lâu dần sẽ mắc bệnh do chuyển hóa, trong đó có tiểu đường tuýp 2 là phổ biến nhất.

 Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường gồm 2 tuýp chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhược cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Tiểu đường type 2 là căn bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi, từ 40 tuổi trở lên, bệnh xuất hiện ở người trẻ thường là do có yếu tố gia đình hoặc do thừa cân béo phì. Bệnh thường diễn biến âm thầm đến khi xuất hiện triệu chứng hoặc biến chứng người bệnh mới biết mình mắc bệnh.

Dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Nhìn mờ

C:\Users\Thao-PC\Desktop\tieu_duong_3.png

 Mờ mắt là dấu hiện dễ xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không được phát hiện và điều trị. Khi lượng đường trong máu cao, gây ra sự dịch chuyển chất lỏng, làm cho tròng mắt của mắt sưng lên và thay đổi hình dạng. Nếu bện không được điều trị, triệu chứng này có thể tiến triển nặng hơn và dẫn đến chứng mù. Tuy nhiên hiện tượng mờ mắt sẽ tự khỏi khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường.

Đi tiểu thường xuyên

C:\Users\Thao-PC\Desktop\tieieuu nhieu.jpg

Người bình thường đi tiểu 4-10 lần trong ngày, trung bình là 6-7 lần và không thay đổi. Thận thích ứng với tình trạng nồng độ glucose trong máu cao bằng cách đào thải thêm đường trong nước tiểu. Bởi vì đi tiểu quá thường xuyên và mất quá nhiều nước, trẻ sẽ rất khát nước và uống rất nhiều để duy trì lượng nước bình thường trong cơ thể.

Uống nhiều nước

C:\Users\Thao-PC\Desktop\khátnuoc.jpg

Thường xuyên khát nước (tăng khát – polydipsia) là triệu chứng thường gặp nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi đường trong máu tăng lên, kèm theo việc đi tiểu nhiều dẫn đến khát nước, cơ thể bạn lúc đó cần lượng nước để bù lại chỗ đã mất đi. Nhiều người cho rằng cứ uống nước nào cũng có thể được, nhưng rượu bia không bao giờ giải quyết được cơn khát của bệnh. 

Hay cảm thấy đói

C:\Users\Thao-PC\Desktop\đói.jpg

 Luôn cảm thấy thèm ăn hoặc đói là do đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Đường có chức năng nuôi tế bào trong cơ thể, khi các tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin, cơ thể bạn sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào, từ đó sinh ra các cơn đói cồn cào trong ruột. Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn.

Vết thường lâu lành

C:\Users\Thao-PC\Desktop\loét chân.jpg

Khi đường trong máu cao, lượng máu lưu thông kém hơn dẫn đến vết thường khó lành. Bên cạnh tác động đến hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng cả đến hệ miễn dịch, làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng hoặc vết thương. Nếu xuất hiện triệu chứng này hãy nghĩ tới bệnh tiểu đường

Mảng da tối màu

C:\Users\Thao-PC\Desktop\gai đen.jpg

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, trên cơ thể thể xuất hiện những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn…  Những triệu chứng này được gọi là acanthosis nigricans, là một dấu hiệu của kháng insulin. 

Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân

C:\Users\Thao-PC\Desktop\te-chan-1.jpg

Tay và chân, là những bộ phận cơ thể xa nhất từ trái tim nên bị đau đầu tiên. Tê tê, ngứa ran, hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân (hoặc ngón tay, ngón chân) là một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường. Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường, nhẹ có thể tê bì thoáng qua, nhưng khi đã sưng, đau là đã xuất hiện các tổn thương thần kinh nặng. Những triệu chứng này sẽ ngày một trầm trọng nếu người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không được điều trị. 

Các biến chứng thường gặp ở người tiểu đường tuýp 2

Nhiều bệnh nhân không kiên trì hoặc thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm nên dễ dàng bỏ qua điều trị, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không điều trị triệt để, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến các bộ phận bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và cơ thể. Khi người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu, các biến chứng bệnh sẽ được ngăn ngừa tốt hơn.

Tim và bệnh mạch máu: gây ra các bệnh liên quan như bệnh động mạch vành với đau ngực, đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp. Có đến khoảng 75% bệnh nhân tiểu đường chết do bệnh tim hay bệnh mạch máu gây ra.

Biến chứng liên quan đến thần kinh: gây tổn thương đến các mao mạch nhỏ nuôi downxgcasc dây thần kinh, đặc biệt là ở chân.

Nguy cơ liên quan đến thận: có thể gây ảnh hưởng đến viecj lọc chất thải khỏi máu, làm hỏng hệ thống lọc dẫn đến suy thận phải chạy thận hoặc ghép thận.

Mắt: ảnh hưởng đến các mạch  mái của võng mạc dẫn đến mù lòa, đục thủy tinh thẻ hay tăng nhãn áp. 

Loãng xương: gây nên tình trạng mật độ xương thấp hơn so với bình thường, tăng nguy cơ loãng xương.

Bệnh Alzheimer: bệnh làm tăng nguy cơ của bệnh mất trí nhớ Alzheimer và mạch máu.

Vấn đề về tai: Bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến suy giảm thính giác.

Để phòng ngừa mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hãy thực hiện các nguyên tắc dưới đây đề phòng căn bệnh thời đại này.

  • Tập thể dục hàng ngày: việc vận động cơ thể giúp cho hoạt động của insulin nhịp nhàng, hỗ trợ cho quá trình vận chuyển glucose vào máu và biến thành năng lượng cho con người hoạt động.
  • Loại bỏ nguy cơ thừa cân béo phì, do bệnh béo phì là cơ hội để gia tăng mắc các bệnh chuyển hóa, trong đó có tiểu đường.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và hoa quả tươi, ít thực phẩm giàu carbohydrate.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh nguy hiểm này.