Nhiều người dễ dàng bỏ qua triệu chứng đau mỏi vai gáy mà không hề biết rằng cơ thể đang trong tình trạng nguy hiểm. “Đau mỏi vai gáy là bệnh gì” mà có khả năng tái phát cao? Liệu điều trị dứt điểm bệnh đau mỏi vai gáy có phải việc khả thi không? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây từ ICondom để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của đau mỏi vai gáy nhé!
Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?
Đau mỏi vai gáy là các cơn đau có tính chất âm ỉ hoặc dữ dội, kéo dài vài ngày hoặc thậm chí vài tháng. Điều này xuất phát từ chứng rối loạn hệ thống cơ – xương khớp – mạch máu vùng vai gáy, khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Cơn đau không chỉ tập trung ở vùng vai gáy mà còn có thể lan xuống vùng cổ, bả vai và thậm chí toàn bộ chi trên. Nếu không kịp thời điều trị thì khả năng cao sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm kéo dài đến suốt đời.
Triệu chứng đau mỏi vai gáy
Bệnh đau mỏi vai gáy đặc trưng bởi các triệu chứng thường gặp như sau:
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo biểu hiện tê mỏi ở vùng vai gáy, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
- Khó vận động, phải nhờ đến sự trợ giúp từ người thân.
- Khó xoay cổ và không thể nằm/ ngồi một cách thoải mái.
- Toàn bộ chi trên bị nhức mỏi.
- Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sụt cân liên tục không rõ nguyên nhân.
- Bị sốt nhẹ dài ngày hoặc sốt cao đột ngột.
- Buồn nôn, hoa mắt và thường xuyên mất thăng bằng.
- Tay chân yếu dần, tê bì hoặc thậm chí mất cảm giác.
Nguyên nhân chủ yếu
Để lựa chọn được hướng điều trị cơn đau mỏi vai gáy phù hợp thì người bệnh cần xác định cùng bác sĩ về nguyên nhân chính xác gây bệnh là gì. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp, bao gồm:
Sai tư thế ngồi, nằm, đứng
Sinh hoạt sai tư thế trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống, thắt lưng và nhất và vùng vai gáy. Một số yếu tố nguy cơ như:
- Ngồi hoặc đứng không thẳng lưng (gù lưng).
- Ngồi quá lâu ở một tư thế.
- Tư thế nằm ngủ nghiêng người, co quắp, ngủ gục trên bàn, kê gối cao,…
- Vận động cường liên tục không nghỉ giải lao.
- Không làm nóng cơ thể hay giãn cơ trước khi vận động.
- Luyện tập thể dục sai tư thế.
Bệnh lý về xương khớp
Một số bệnh lý về xương khớp là nguyên nhân chủ yếu gây ra các cơn đau mỏi vai gáy kéo dài, bao gồm thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai cột sống cổ, viêm khớp,… Các bệnh lý này có mức độ nguy hiểm cao nên để bảo vệ sức khỏe thì người bệnh cần phát hiện sớm triệu chứng và điều trị kịp thời.
Do chấn thương
Chấn thương vùng vai gáy có thể gây ra đau mỏi vai gáy vì ở vùng này tập trung nhiều nhóm cơ, gân và dây chằng quan trọng. Một số chấn thương vùng vai gáy có thể do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vận động mạnh, bê vác vật nặng sai cách,..
Tuổi tác cao
Lượng máu lưu thông đến từng bộ phận trong cơ thể sẽ dần suy giảm vì tuổi tác cao và quá trình lão hóa cơ thể tăng nhanh, khiến các nhóm cơ và khớp xương không thể hoạt động hiệu quả như trước. Trong đó có vùng vai gáy cũng chịu ảnh hưởng không ít, dẫn đến xuất hiện các cơn đau mỏi vai gáy.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác mà người bệnh không hay để ý đến, bao gồm:
- Thói quen bẻ hoặc vặn cổ để đỡ mỏi.
- Thường xuyên tắm đêm.
- Ngồi quạt/ máy lạnh lâu.
- Dầm mưa dãi nắng lâu.
- Phải ngồi làm việc nhiều (tài xế lái xe, nhân viên văn phòng,…) hoặc phải đứng nhiều trong thời gian dài (lễ tân, PB PG, sales,…).
- Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khi trời lạnh sẽ khiến mạch máu trong cơ thể co lại, vùng vai gáy bị giảm khả năng lưu thông máu huyết.
- Thiếu cân bằng trong chế độ dinh dưỡng.
Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau mỏi vai gáy
Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng cơn đau mỏi vai gáy khiến người bệnh phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người thân trong vận động và sinh hoạt. Do đó, người bệnh xuất hiện tâm lý hoang mang không rõ đau mỏi vai gáy là bệnh gì cũng là điều thường gặp. Biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra chỉ từ cơn đau mỏi vai gáy, có thể kể đến như: tình trạng tê bì kéo dài, lưu thông máu huyết giảm gây thiếu máu não hoặc thậm chí dẫn đến bại liệt.
Trước hết, người bệnh nên xác định nguyên nhân và kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời nghiêm túc hợp tác phác đồ điều trị để sớm cải thiện bệnh,
Giảm cơn đau mỏi vai gáy với 4 cách
Người bệnh đau mỏi vai gáy cần tập trung chăm sóc và nuôi dưỡng vùng vai gáy thật kỹ lưỡng để quá trình điều trị sớm có hiệu quả. Một số phương pháp giúp điều trị đau mỏi vai gáy được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn, bao gồm:
Chỉnh tư thế đúng
Việc điều chỉnh tư thế trong sinh hoạt là điều quan trọng nhất. Người bệnh nên giữ thẳng lưng và cổ trong bất kỳ hoạt động làm việc nào (ngồi bàn máy tính, bê vác vật,…). Và thực hiện các bài tập vận động tại chỗ sau mỗi 30 phút – 1 tiếng làm việc để thư giãn vai gáy.
Khám sức khỏe định kỳ
Người bệnh có xu hướng phớt lờ các cơn đau cho đến khi đau nhức dữ dội không thể chịu đựng được nữa thì mới thăm khám với bác sĩ. Lúc này, tình trạng cơn đau đã phức tạp hơn và dễ đối mặt với nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, thăm khám thường xuyên theo lịch định kỳ là điều cần thiết để người bệnh kịp thời phát hiện và điều trị theo phác đồ chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp đau mỏi vai gáy nhẹ và phát hiện kịp thời thì có thể sử dụng thuốc kê đơn (thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm,…). Nhưng trường hợp đau mỏi vai gáy nghiêm trọng thì cần tiến hành phẫu thuật.
Điều trị không dùng thuốc
Bên cạnh phương pháp điều trị dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh được khuyến khích nên kết hợp cùng phương pháp không dùng thuốc gồm các bài tập dưới đây, nhằm tác động trực tiếp đến cơn đau mỏi vai gáy để cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn. Cụ thể như sau:
- Cần duy trì lối sống tích cực, năng động trong luyện tập thể dục để tăng cường sức bền của cơ thể, nhất là vùng vai gáy.
- Áp dụng phương pháp yoga thiền định để thả lỏng và thư giãn cơ bắp, cải thúc đẩy quá trình lưu thông máu huyết lên vùng vai gáy.
- Massage với cao nóng/ dầu xoa bóp hoặc chườm nóng, chườm lạnh ngay tại nhà để cơn đau mỏi vai gáy thuyên giảm.
- Phương pháp vật lý trị liệu như bài tập vận động và thực hiện nhiệt/ điện trị liệu giúp hệ thống máu huyết hoạt động hiệu quả, lưu thông tốt hơn, đẩy lùi cơn đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên, phương pháp này cần sự hướng dẫn đặc biệt từ bác sĩ về tần suất tập luyện, bài tập phù hợp,…
Thay đổi thói quen có hại cho vai gáy
- Thức khuya hoặc thiếu ngủ sẽ làm gia tăng cơn đau mỏi vai gáy.
- Không kê gối quá cao hoặc quá cứng khi ngủ.
- Không bẻ hoặc vặn cổ. Người bệnh có thể massage nhẹ nhàng vùng vai gáy hoặc chườm nóng/ lạnh để cơn đau mỏi thuyên giảm.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo. Thay vào đó nên tăng cường rau xanh và hoa quả nên bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu hụt vitamin gây đau mỏi vai gáy.
Đau mỏi vai gáy không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng nếu chủ quan thì người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm đến suốt đời. Khả năng quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường như trước là hoàn toàn có thể. Bạn đọc cần nắm rõ “đau mỏi vai gáy là bệnh gì” và thay đổi thói quen có hại cho vùng vai gáy ngay từ bây giờ để phòng ngừa được cơn đau mỏi vai gáy nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.