Triệu chứng đau ngực trái thường gợi ý người bệnh đến các vấn đề về tim hay bệnh mạch vành do vị trí đau gần tim nhất.
Tuy nhiên không phải bất cứ cơn đau ngực trái nào cũng có nguyên nhân từ tim, cơn đau có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác mà đôi khi người bệnh bỏ qua.
Vậy đau ngực trái cảnh báo điều gì, có nguy hiểm không,..bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của ICondom.
Nguyên nhân đau ngực trái
Theo ThS.BS Phan Thái Hảo (giảng viên Bộ môn Nội tổng quát, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), các nguyên nhân gây đau ngực trái theo ghi nhận của y văn bao gồm:
- Nguyên nhân do bệnh tiêu hóa (trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp), chiếm tỉ lệ 42%
- Đau ngực trái do bệnh tim (nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định) thiếu máu cục bộ, chiếm 31%
- Nguyên nhân do đau thành ngực, chiếm tỉ lệ 28%
- Nguyên nhân từ các bệnh khác: viêm phổi – màng phổi, chiếm tỉ lệ 2%; Viêm màng ngoài tim, chiếm tỉ lệ 4%; Ung thư phổi, chiếm 1%; Thuyên tắc phổi, chiếm 2%, Phình động mạch chủ ngực, chiếm 1%; Bệnh zona, chiếm 1%; Hẹp van động mạch chủ, chiếm 1%.
Phân loại mức độ đau ngực trái
Nếu phân loại mức độ đau theo thang điểm 10 thì:
- 1/10-3/10: Đau nhẹ
- 4/10-6/10: Đau trung bình
- 7/10-10/10: Đau nặng.
Mức độ có thể không dùng để đánh giá nguyên nhân gây đau ngực trái, tuy nhiên bác sĩ có thể dựa vào đó để đánh giá và theo dõi điều trị cơn đau ngực.
Cơn đau ngực trái trái rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng
- Đau ngực trái hay vùng sau xương ức, có cảm giác tim bị đau do thắt nghẹt, bóp nghẹt, con đau lan lên vai, cằm,…đau khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi, là cảnh báo cho các bệnh lý liên quan đến mạch vành, nguy cơ nhồi máu, thiếu máu cơ tim.
Thông thường, nam >40 tuổi và nữ >50 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành hơn nhóm tuổi còn lại, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ như: người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, người có thói quen hút thuốc lá, người bị rối loạn lipid máu hay có tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm.
- Đau ngực trái do tim mà không xuất phát từ bệnh mạch vành như: phình bóc tách động mạch chủ ngực, viêm màng ngoài tim, hẹp van động mạch chủ.
- Đau do loạn nhịp tim: có khoảng 10% dân số trên 80 tuổi mắc chứng loạn nhịp tim, trong đó phổ biến nhất là rối loạn nhịp dạng rung tâm nhĩ. Tim đập trung bình từ 65 đến 70 lần/phút, khi các xung động dẫn truyền bị rối loạn làm các buồng tim (nhĩ và thất ) co bóp không theo tuần tự là nguyên nhân dẫn đến loạn nhịp tim, đau tim và triệu chứng đau ngực trái xuất hiện.
- Đau tim làm cho một phần tim bị nghẽn, do đó chức năng của tim bị giảm đi đáng kể. Việc cung cấp máu và oxy trong cơ thể cũng theo đó mà bị gián đoạn, nguy cơ của nhồi máu cơ tim, nhồi máu não và hoàn toàn có thể gây tử vong cho bệnh nhân nếu chậm trễ điều.
- Đau ngực trái nguyên nhân ngoài tim như bệnh về phổi như viêm màng phổi: đau ngực trái có thể xuất phát từ tình trạng viêm phổi do virus, tắc mạch phổi, tràn khí màng phổi, bệnh lupus, bệnh ung thư,…Bệnh nhân có cảm giác đau ngực trái giống như bị dao đâm và đè ép, cơn đau tăng lên khi ho hoặc thở. Nguy hiểm là xuất hiện cục máu đông làm tắc mạch phổi làm cơn đau khởi phát đột ngột kèm theo khó thở, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Cơn đau ngực trái gợi ý các bệnh phổ biến nào?
- Đau do bệnh cơ xương: cơn đau ngực trái xảy ra đột ngột và tăng lên khi vận động cơ bắp, cảm giác đau nhói khi ấn tay vào khu vực bị đau. Nguyên nhân có thể do các cơ hoặc sụn ở xương sườn bị viêm ( viêm sụn sườn). Khi cơ ở ngực bị kéo căng ra, cơn đau có thể lan ra đến cánh tay hoặc cổ, và thường bị nhầm lẫn với cơn đau ngực do bệnh tim.
- Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: do vị trí dạ dày thực quản gần vùng tim nên cảm giác đau ngực trái gần giống như một cơn đau tim.
- Thường rất khó phân biệt cơn đau do trào ngược acid và do tim, cơn đau cũng xảy ra đằng sau xương ức, cảm giác như dao đâm và đè ép, tuy nhiên khác với cơn đau ngực trái do tim, cơn đau do trào ngược thường khu trú không lan rộng, cảm giác đau nặng hơn khi ho hoặc thở.
- Ngoài ra, bệnh nhân còn biểu hiện các triệu chứng khác liên quan đến hệ tiêu hóa như ợ chua hoặc nóng rát miệng, rát ở vùng dạ dày, khó nuốt,..
- Cơn đau ngực trái do căng cơ ngực: đây là nguyên nhân phổ biến và ít gây nguy hiểm, thường xuất hiện trên các đối tượng thường xuyên tập tạ hay nâng vật có trọng lượng nặng, dấu hiệu đau ngực trái chỉ đơn giản do căng cơ ngực quá kích và không gây nguy hiểm.
- Cơn đau ngực trái do bệnh zona: Bệnh zona nếu lan rộng có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau ngực trái và thường dễ nhầm tưởng cơn đau tim.
- Triệu chứng đau rất dữ dội, nhức nhối liên tục và khó tả và chỉ xảy ra ở một bên cơ thể, sau 1 – 5 ngày sẽ thấy cơ thể xuất hiện tình trạng phát ban, các nốt đỏ nổi lên phát triển thành các vết loét chứa chất lỏng gây ngứa.
- Cơn đau từ bệnh viêm tụy: Các triệu chứng ban đầu bao gồm đau vùng bụng trên, dưới xương ức, đôi khi còn bị ho khi cử động mạnh và thở sâu, một số ít trường hợp còn thấy cơn đau xảy ra ở vùng bụng dưới.
- Khi lan rộng cơn đau đôi khi lan tỏa trong ngực, làm người bệnh có cảm giác đau ngực trái và nghĩ mình bị đau tim.
- Khác với cơn đau do bệnh mạch vành hay loạn nhịp tim, đau tim, triệu chứng đau ngực lúc này diễn ra âm ỉ, kéo dài hàng giờ, tăng lên khi khi ấn vào vùng bị viêm và vận động thân và tay.
- Cơn đau ngực do rối loạn thần kinh như: rối loạn lo âu, lo sợ, trầm cảm,..Đôi khi một số bệnh nhân bị đau ngực trái không do bệnh lý của cơ quan hay bộ phận nào ở ngực mà lại do vấn đề ở hệ thần kinh cấp cao, cơn đau ngực do nhóm nguyên nhân này thường rất mơ hồ, đau nhẹ, kèm theo khó thở, hồi hộp, mất ngủ.
- Đau ngực trái ở phụ nữ do rối loạn hóc môn: Triệu chứng đau ngực trái khá phổ biến ở phụ nữ và thường tự mất đi.
- Nguyên nhân của cơn đau có thể bắt nguồn từ những thay đổi về hóc môn hay xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Chị em nên đến bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán xem có phải từ nguyên nhân nào khác hay không.
- Ngoài ra, cần giảm sử dụng các chất có thể gây đau tức ngực nặng hơn như caffeine, nên chọn loại áo ngực vừa vặn. Nếu tình trạng trở nên tệ thì có thể uống kèm ibuprophen để giảm triệu chứng.
Be the first to write a comment.