Đau thần thần kinh tọa là căn bệnh về xương khớp phổ biến, gây ra các cơn đau nhức từ lưng dưới chạy dọc xuống chân. Vậy “đau thần kinh tọa có nguy hiểm không”, những rủi ro mà người bệnh dễ gặp phải là gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được ICondom giải đáp ngay dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Tùy vào vào nguyên dẫn đến đau thần kinh tọa, sẽ có các triệu chứng diễn biến khác nhau. Nhưng đa phần vào thời gian đầu, những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp như:
- Đau là dấu hiệu đặc trưng của đau thần kinh tọa, thường xuyên xuất hiện những cơn đau chạy dọc theo vùng hông, mông và xuống đến chân. Cơn đau sẽ khác nhau tùy vào tình trạng của mỗi người.
- Cơn đau có thể xuất hiện giữa cột sống lưng, đôi khi lệch qua một phía bên lưng.
- Khó khăn trong việc nghiêng hoặc cúi người do xuất hiện triệu chứng cứng cột sống.
- Các ngón chân và mũi chân không được linh hoạt, lòng bàn chân ngứa rát.
- Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau khi được nằm xuống nghỉ ngơi và cơn đau sẽ tăng lên nếu có tác động như ho, hắt hơi hoặc cười, lưng sẽ có cảm giác đau nhói thêm.
- Ngoài ra, có thể xuất hiện những cảm giác như kiến bò, bỏng rát hoặc tê nóng ở khu vực bị đau.
Vậy đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Đây vốn là một căn bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng, có thể tự khỏi nếu chúng ta có quá trình điều trị và nghỉ ngơi đúng cách. Hầu hết các ca bệnh không cần phải phẫu thuật mà các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm. Nhưng không vì thế mà đau thần kinh tọa là một căn bệnh đơn thuần, không nguy hiểm.
Nếu không được điều trị sớm, cơn đau sẽ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Nguy hiểm hơn có thể tiến triển thành những biến chứng khó điều trị và gây ra những tổn thương, vĩnh viễn không thể phục hồi.
4 biến chứng cực kỳ nguy hiểm của đau dây thần kinh tọa
Bại liệt do thần kinh tọa
Bại liệt chính là biến chứng nguy hiểm nhất của đau thần kinh tọa mà người bệnh có thể sẽ gặp phải nếu chủ quan trong việc điều trị. Bại liệt làm toàn bộ vùng chi dưới không còn hoạt động được nữa và khiến người bệnh hoàn toàn mất đi khả năng vận động, đi lại.
Tình trạng này hầu như không có khả năng phục hồi, đây là giai đoạn xấu nhất của đau thần kinh tọa. Vì vậy người bệnh không được xem thường, phải sớm điều trị khi đau thần kinh tọa mới khởi phát.
Rối loạn thần kinh thực vật
Khi mắc phải rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng sau: thường xuyên mệt mỏi, xuống tinh thần, mất tập trung, tâm trạng luôn căng thẳng, lo âu, suy nhược cơ thể,… ngoài ra các cơ quan khác như xương khớp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết,… cũng bị ảnh hưởng.
Tình trạng này tác động trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh và nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, rối loạn thần kinh thực vật được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh đau thần kinh tọa có thể gặp phải.
Hội chứng chùm đuôi ngựa
Chùm đuôi ngựa là hội chứng có hiện tượng rễ thần kinh bị chèn ép hoặc tổn thương ở vị trí phần cuối của tủy sống. Hội chứng gây ra những triệu chứng: đau thắt lưng dữ dội; khả năng phản xạ ở chân bị yếu đi; tê mỏi, ngứa rát hoặc đau nhói; khó chịu ở vùng thắt lưng, mông đùi và chân.
Ngoài ra, biến chứng này cũng vô cùng nguy hiểm tùy vào mức độ chèn ép của các dây thần kinh mà có những triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau.
- Gây bí tiểu, tiểu không tự chủ do rối loạn chức năng bàng quang.
- Đối với bệnh nhân nam gây rối loạn cương dương, chức năng tình dục, thời gian dài có thể dẫn đến liệt dương.
Suy nhược cơ thể
Từ những triệu chứng của đau thần kinh tọa, sau một thời gian dài cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu suy nhược. Nói cách khác, suy nhược cơ thể chính là hệ quả của đau thần kinh tọa. Ám ảnh bởi những triệu chứng, cơn đau, tình trạng sức khỏe của người bệnh suy giảm nghiêm trọng dẫn đến cơ thể bị suy nhược.
Đây là giai đoạn mà sức khỏe của người bệnh xuống dốc trầm trọng; luôn cảm thấy uể oải, kiệt sức mặc dù đã nghỉ ngơi; tinh thần bị ảnh hưởng, không thể hoàn thành được việc gì. Khả năng phục hồi lại như ban đầu là vô cùng khó khăn.
Cách chữa đau thần kinh tọa
Thay đổi lối sinh hoạt
Nếu chẳng may mắc bệnh chúng ta không được xem thường và nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, cùng với đó là phải thay đổi lối sinh hoạt nếu không muốn bệnh tiến triển nặng hơn:
- Tập trung nghỉ ngơi, không làm việc quá sức.
- Khuyến khích nằm trên giường.
- Không vận động mạnh để tránh bệnh tiến triển xấu.
- Bổ sung đủ chất, không bỏ bữa và hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa chất độc hại.
- Tránh làm việc hoặc nghỉ ngơi ở một vị trí quá lâu.
- Giữ tâm trạng thoải mái, không căng thẳng cũng là cách để hạn chế bệnh triển biến nặng.
Những cách điều trị có thể áp dụng
Tùy vào tình trạng và nguyên nhân của căn bệnh mà có những cách điều trị khác nhau. Người bệnh có thể điều trị bằng những cách:
- Điều trị bằng thuốc: Cách điều trị hiệu quả và nhanh chóng, nhưng có thể để lại nhiều tác dụng phụ. Tùy vào tình trạng mà người bệnh sẽ được bác sĩ kê toa khác nhau.
- Điều trị bằng châm cứu – bấm huyệt: Cả hai cách châm cứu và bấm huyệt không chỉ cải thiện tình trạng bệnh, mà còn giúp người bệnh được thư giãn, cải thiện tinh thần, thoải mái, lạc quan hơn.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu: Nếu nghỉ ngơi quá lâu và tình trạng đau thần kinh tọa vẫn tiến triển, bác sĩ có thể đề nghị với bạn cách điều trị bằng vật lý trị liệu. Một số liệu pháp có thể thực hiện như: massage mô sâu, siêu âm, chườm nhiệt,…
- Điều trị bằng cách phẫu thuật: Đối với những tình trạng nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm.
Thời điểm “vàng” để chữa trị đau thần kinh tọa là khi bệnh mới khởi phát. Tuy nhiên, đau thần kinh tọa không có nhiều dấu hiệu cụ thể để người bệnh có thể phát hiện ra tình trạng bệnh của mình chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng và gây ra biến chứng. Đó cũng chính là nguyên nhân mà những chuyên gia, bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe thường xuyên để không cho căn bệnh có cơ hội tiến triển.
Đau thần kinh tọa là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng không được xem thường vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng, qua bài viết trên của ICondom đã có thể giúp bạn giải đáp cho câu hỏi “đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?”.
Xem thêm
Be the first to write a comment.